Thị trường chứng khoán hôm nay 11/3: Áp lực bán gia tăng, VN Index "bốc hơi" gần 13 điểm
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 10/3: Nhóm dầu khí hạ nhiệt, VN-Index mất mốc 1.480 điểm trong những phút cuối phiênThị trường chứng khoán hôm nay 9/3: Cổ phiếu hàng hóa tiếp tục "thăng hoa"Thị trường chứng khoán hôm nay 8/3: Cổ phiếu trụ lao dốc, VN-Index giảm sâu hơn 25 điểmVN-Index bị bán mạnh về cuối phiên
Các thông tin từ thị trường quốc tế đang dần tác động tới hoạt động kinh tế trong nước, đầu tiên là giá dầu tăng cao đã khiến giá xăng trong nước lập kỷ lục. Điều này dẫn tới những lo ngại lớn về việc nhiều loại hàng hóa dịch vụ khác bị đẩy giá theo từ vận chuyển, đánh bắt hải sản, du lịch...
Tiếp theo là giá cả nhiều loại hàng hóa khác là nguyên liệu đầu vào của sản xuất đã và có thể bị tác động vì xung đột như phân đạm, gỗ, than, các loại khoáng sản cũng sẽ tác động tới lạm phát trong thời gian tới.
Những mối lo ngại trên bắt đầu phản ánh khá rõ vào thị trường chứng khoán khi VN-Index chính thức có trọn 1 tuần giảm điểm, điều khá lâu chưa diễn ra.
VN-Index có thời điểm đã mất gần 20 điểm trước khi kịp hồi phục trong phiên ATC. Chỉ số đóng cửa còn giảm 12,54 điểm (-0,85%) về 1.466,54 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 878,15 triệu đơn vị, giá trị hơn 27.651 tỷ đồng, tăng 35% về khối lượng và 30,6% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 22,5 triệu đơn vị, giá trị 803,22 tỷ đồng.
Đóng cửa, sàn HNX có 94 mã tăng và 157 mã giảm, HNX-Index giảm 5,44 điểm (-1,22%) xuống 442,2 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 168,78 triệu đơn vị, giá trị 4.042,46 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,32 triệu đơn vị, giá trị 418,44 tỷ đồng.
UPCoM-Index tăng 0,07 điểm (+0,07%), lên 115,37 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 157,56 triệu đơn vị, giá trị 2.502,8 tỷ đồng.
Mặc dù chốt phiên VN30-Index chỉ giảm 0,88% nhưng tính cho cả tuần, chỉ số này bốc hơi tới 3,2% giá trị, về sát mức đáy hồi tháng 1/2022 và cũng là đáy thấp nhất trong vòng 5 tháng qua.
Toàn thị trường ngập trong sắc đỏ khi lực bán dâng cao. Tổng số mã giảm giá trong phiên cuối tuần là 704, trong khi chỉ có 429 mã tăng giá.
Cổ phiếu thép và dầu khí giảm mạnh
Mặc dù chốt phiên VN30-Index chỉ giảm 0,88% nhưng tính cho cả tuần, chỉ số này bốc hơi tới 3,2% giá trị, về sát mức đáy hồi tháng 1/2022 và cũng là đáy thấp nhất trong vòng 5 tháng qua.
Diễn biến này cho thấy nhóm blue-chips lại chính là những mã kém nhất thị trường. Nhóm cổ phiếu dầu khí có diễn biến xấu nhất trước áp lực chốt lời sau giai đoạn bứt phá. Hôm nay, GAS mất 4,7% về 112.900 đồng là mã gây tiêu cực nhất lên chỉ số. PLX cũng giảm tới 5,38%, mức giảm kỷ lục trong một ngày kể từ phiên 22/11/2021.
Đại đa số cổ phiếu nhóm dầu khí đều giảm mạnh hôm nay trừ vài mã thanh khoản kém và không niêm yết như PEQ, PND, PPY. Ngược lại, PVC, PVB giảm chạm sàn, PVD giảm 4,38%, BSR giảm 2,13%, PVS giảm 3,4%...
Cổ phiếu dầu khí giảm hôm nay ngay cả khi giá dầu đã có diễn biến phục hồi trở lại sau hai phiên giảm mạnh vừa qua. Nguyên nhân có lẽ là nhà đầu tư lo ngại giá dầu đã đạt đỉnh, đồng thời lợi nhuận tăng giá ở nhóm này rất tốt vừa qua. Cổ phiếu dầu khí thật sự bị bán tháo khi thanh khoản tăng vọt ở rất nhiều mã đi kèm với mức giảm giá sâu.
Bên cạnh đó, cổ phiếu hàng hóa cũng bị chốt lời mạnh mẽ. Nhóm cổ phiếu than như TC6, TDN, NBC, HLC đều đã nằm sàn và các mã MDC mất 8,7%, THT giảm 9%...
Cổ phiếu ngành thép bị bán tương đối mạnh chẳng hạn HPG và HSG giảm 3,2%, NKG và TLH mất 2,4%. Cổ phiếu nhóm là NSH và TKU giảm 3,4%. Cổ phiếu liên quan đến kim loại nickel là PC1 cũng mất 4,7% giá trị.
Nhóm ngân hàng phân hóa. Trong khi BID tăng 2,2%, MBB tăng 1,29%, STB tăng 1,58%, HDB tăng 1,3%, EIB tăng 3,21%, VCB, CTG và OCB cũng ghi nhận sắc xanh thì TCB, VPB, ACB, VIB, TPB, MSB, LPB lại ghi nhận sắc đỏ.
Cổ phiếu chứng khoán giao dịch khá tiêu cực khi SSI giảm 3,43%, HCM giảm 2,95%, VCI giảm 1,74%, FTS giảm 4,55%, VIX giảm 2,18%...
Với cổ phiếu bất động sản, VHM, VIC, VRE, BCM đều giảm điểm. Nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ hơn giảm khá mạnh như DIG mất 3,3% giá trị, CII giảm 3,57%, TCD giảm 3,88%, SZC giảm 3,8%, SJS giảm 4,02%, PC1 giảm 4,73%, NBB giảm 4,87%... Sắc xanh hiện lên ở số ít cổ phiếu như NVL, DXG, CRE, LGC, KOS.
Ở chiều ngược lại đáng chú ý là cổ phiếu phân bón vẫn tiếp tục bứt phá khi nguồn cung thế giới vẫn bị thắt chặt. DPM tăng 3,9%, DCM tăng 3,7% hay thậm chí BFC còn tăng 6,6%.
Nhiều cổ phiếu ngành gỗ vẫn bật tăng hết biên độ như PTB, GDT, GTA, TTF. Trong đó TTF dẫn đầu về thanh khoản với gần 16,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh và còn hàng trăm đơn vị dư mua trần. Nhóm này dự kiến được hưởng lợi khi nguồn cung từ Nga bị thắt chặt.
Ngoài ra nhóm cổ phiếu liên quan đến đầu tư công cũng giao dịch khởi sắc với HT1 tăng kịch trần, KSB (+1,8%), PLC (+2,6%), BCC (+5,3%)...
Khối ngoại nối dài chuỗi bán ròng 545 tỷ đồng trên HoSE
Khối ngoại buổi chiều cũng tăng bán ra đáng kể. Riêng HoSE bị xả thêm gần 852 tỷ đồng nữa, cao gấp rưỡi phiên sáng (tăng 56%). Tổng giá trị bán ra đạt 1.396,7 tỷ đồng tương đương 5% tổng giao dịch ở HoSE trong khi phiên sáng chỉ chiếm khoảng 3,8%. Giá trị bán ròng tương ứng 545,4 tỷ đồng cả phiên. Các mã bị xả lớn nhất vẫn là các cái tên quen thuộc như MSN (-150 tỷ), VND (-124 tỷ), DXG (-70 tỷ) và HPG (-45 tỷ).
Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 10/3 giảm điểm khi các cuộc đàm phán hòa bình Nga - Ukraine thất bại và số liệu lạm phát tháng 2 lập đỉnh 40 năm.
Dow Jones hôm qua giảm 112 điểm (-0,34%). S&P 500 mất 0,43% xuống 4.260 điểm và Nasdaq giảm 0,95% còn 13.130 điểm.
Trước phiên giao dịch, Chứng khoán Rồng Việt nhận định thị trường khả năng tiếp tục suy yếu trong thời gian tới. Nhà đầu tư vẫn nên thận trọng trước rủi ro tiềm ẩn của thị trường và giữ tỷ trọng danh mục ở mức an toàn.
Yuata Việt Nam cũng nhận thấy dòng tiền vẫn suy yếu tại các nhịp tăng của thị trường cho thấy các nhà đầu tư chưa sẵn sàng quay trở lại.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn duy trì ở mức trung tính. Do đó nhà đầu tư ngắn hạn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục với tỷ trọng 55-60% danh mục.