Thị trường chứng khoán có dấu hiệu tại đáy thành công, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư trong thời gian tới
BÀI LIÊN QUAN
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC): Sản xuất của nhiều nhóm ngành công nghiệp tăng trưởng dương trở lại sau 10 tháng đầu nămThị trường chứng khoán Việt Nam thường biến động ra sao trong tháng 11?Chuyên gia chứng khoán: Xu hướng điều chỉnh đã xác lập rõ ràng, nhà đầu tư cần tính đến kịch bản VN-Index “thủng” 1.000 điểmXuất hiện một số dấu hiệu tạo đáy thành công
Sau khoảng thời gian “tăm tối”, chỉ số VN-Index đã bắt đầu ghi nhận sự phục hồi trong những phiên gần đây, thanh khoản cũng tăng vượt lên mức trung bình 20 phiên. Độ rộng thị trường được cải thiện tích cực, số lượng cổ phiếu tăng giá chiếm áp đảo lượng cổ phiếu giảm. Đặc biệt, dòng tiền không chỉ tập trung vào nhóm cổ phiếu bất động sản mà đã lan tỏa ra hầu hết các nhóm cổ phiếu.
Cú bứt phá bất ngờ của VN-Index trong phiên ngày 8/11 với thanh khoản tăng mạnh 62% so với phiên trước đó, giá trị khớp lệnh chạm ngưỡng 17.200 tỷ đồng đã giúp chỉ số vượt mốc 1.100 điểm. Đồng thời, phiên bứt phá hơn 3% này còn đưa VN-Index lọt vào top các chỉ số tăng mạnh nhất thế giới trong ngày 8/11.
Đà tăng tích cực tiếp tục được duy trì sang phiên giao dịch ngày 9/11 vừa qua với thanh khoản HoSE ghi nhận 1.05 tỷ đơn vị, tương đương giá trị gần 22.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 10,29% và 18,3% so với phiên trước. Đây cũng là mức thanh khoản cao nhất trong 10 phiên trở lại đây của HoSE.
Mới chỉ tuần trước đó, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn chìm trong nỗi sợ hãi về việc thủng mốc 1.100 điểm, thế nhưng sự thay đổi chóng mặt cùng các phiên bứt phá đã củng cố thêm niềm tin mới cho nhà đầu tư.
Trên khắp các diễn đàn về đầu tư chứng khoán, người người khoe lãi, nhà nhà ăn mừng “bắt đáy” thành công. Có thể thấy, tâm lý nhà đầu tư dường như đã tích cực hơn nên dòng tiền chủ động “bắt đáy” khi thị trường chứng khoán chiết khấu sâu từ đỉnh.
Theo chuyên gia, đáy ngắn hạn đã được thiết lập vào đầu tháng 11 và đang trong giai đoạn phục hồi |
Nhận định về điều này, ông Huỳnh Hoàng Phương, Giám đốc Phân tích FIDT cho rằng, các tin tức tiêu cực trước đó đã phản ánh mạnh và dư nợ margin hay các nguồn vay khác cũng đã giảm đáng kể. Khi hấp thụ hết các thông tin trên, thị trường đã hồi phục như dự phóng trước đó. Ngoài ra, yếu tố quốc tế cũng góp phần củng cố đà tăng của chỉ số khi các rủi ro liên quan xung đột địa chính trị đã “dịu xuống”, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát tín hiệu lãi suất đã đạt đỉnh.
“Đáy ngắn hạn đã được thiết lập vào đầu tháng 11 và đang trong giai đoạn phục hồi”, chuyên gia FIDT đánh giá.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng xu hướng tăng đã được xác nhận, hay nói cách khác là vùng đáy ngắn hạn đã xác lập.
Theo vị chuyên gia, rủi ro ngắn hạn đến từ lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ các kỳ hạn ngắn và dài đều giảm mạnh, kéo theo đồng USD cũng hạ nhiệt. Vì vậy, trong thời gian ngắn, áp lực tỷ giá không còn đáng lo ngại như trước và những lo lắng về chi phối khủng hoảng đã mất đi. Thêm vào đó, chỉ số của thị trường chứng khoán Israel đang ghi nhận những diễn biến phục hồi khá tốt, qua đó thể hiện kỳ vọng của nhà đầu tư rằng căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông sẽ sớm hạ nhiệt. Điều này gián tiếp tạo tâm lý “hưng phấn” tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng nhận định rằng, thị trường chứng khoán đã “tiêu hóa” phần nào những thông tin tiêu cực sau khi đã chiết khấu mạnh 18% từ đỉnh hồi tháng 9.
Cẩn trọng không bao giờ thừa trong chiến lược đầu tư của các “chứng sĩ”
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện cũng đã bước qua mùa báo cáo tài chính quý III với tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ước tính giảm ở mức một chữ số. Sự sụt giảm cũng đã phần nào được phản ánh lên diễn biến trong nhịp điều chỉnh vừa qua.
Dưới góc độ tích cực, giới phân tích cho rằng đà suy giảm lợi nhuận đã chậm lại, mang đến kỳ vọng tạo ra cơ sở cho sự phân hóa và dần hồi phục từ quý IV và năm 2024.
Bên cạnh đó, việc định giá thị trường đã “mềm hơn” sau nhịp điều chỉnh mạnh trước đó cũng là yếu tố hỗ trợ tích cực trong thời gian tới. P/E của VN-Index hiện ở quanh mức 13,x - thấp hơn nhiều so với mức gần 15 tại vùng đỉnh 1 năm. Nhiều cổ phiếu đã được chiết khấu sâu hàng chục phần trăm, thậm chí có mã bluechip còn rơi về vùng đáy dài hạn có thể sẽ kích hoạt dòng tiền bắt đáy nhập cuộc.
Sự sụt giảm cũng đã phần nào được phản ánh lên diễn biến trong nhịp điều chỉnh vừa qua |
Không chỉ vậy, sau giai đoạn rút ròng mạnh nhiều tháng qua, dòng vốn đầu tư ngắn hạn có thể sẽ tích cực hơn với các thị trường mới nổi và cận biên như Việt Nam. Chưa kể, thị trường còn đang chờ đợi một số thông tin tích cực như việc hệ thống KRX chính thức vận hành dự kiến vào cuối năm nay. Đây là một bước quan trọng trong tiến trình hoàn thiện các chỉ tiêu nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi trong tương lai. Điều này được kỳ vọng sẽ sớm thu hút dòng vốn ngoại trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam.
SGI nhận định, khi khối ngoại giảm áp lực bán ròng, dòng tiền sẽ quay lại tìm kiếm cơ hội trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhờ tâm lý nhà đầu tư được giải tỏa lo lắng về lãi suất và tỷ giá, định giá bước vào vùng rẻ so với lịch sử và kỳ vọng kinh tế phục hồi hơn khi lãi suất thấp dần tác động tích cực lên tổng cầu.
Ông Huỳnh Hoàng Phương cho rằng, nếu không có các diễn tiêu cực bất ngờ, thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục phục hồi về mốc 1.150 điểm, sau đó tích lũy và tiến đến vùng 1.200 - 1.250 điểm vào cuối năm theo dự phóng trước đó của FIDT. Trong đó, các yếu tố chính dẫn dắt cho thị trường trong thời gian tới dựa vào sức hấp dẫn của chứng khoán sau đợt điều chỉnh mạnh và định giá rẻ là yếu tố hút dòng tiền trong thời gian tới.
Còn theo ông Nguyễn Thế Minh nhận định, từ nay đến cuối năm, chỉ số VN-Index sẽ dao động trong khoảng 1.000 - 1.200 điểm, nhưng đến cuối năm 2023 sẽ biến động quanh mức 1.100 điểm. Ngoài ra, vị chuyên gia đến từ Yuanta cũng chỉ ra rằng, trong tháng 11 này, thị trường có thể ghi nhận đợt tăng trong ngắn hạn. Bởi trong lịch sử thị trường chứng khoán, những năm chỉ số giảm trong tháng 10 thì sang đến tháng 11 thường là tháng tăng điểm với xác suất cao.
Dù vậy, sang tháng 12, áp lực thị trường giảm có thể quay trở lại, bởi trong tháng này có khả năng Fed sẽ tăng lãi suất nếu lạm phát còn ở mức cao.
Trên thực tế, rất khó để khẳng định chắc chắn về bất kỳ một xu hướng nào, bởi thị trường chứng khoán luôn tiềm ẩn những biến số khó lường, đặc biệt với một thị trường cận biên như Việt Nam. Dù các yếu tố ảnh hưởng từ biên ngoài đang có dấu hiệu lắng xuống nhưng chưa có gì là chắc chắn sẽ tiếp tục thuận lợi, đặc biệt là những động thái của Fed trong chính sách tiền tệ. Vì vậy, cẩn trọng không bao giờ là thừa trong chiến lược đầu tư chứng khoán của các “chứng sĩ”.
Vẫn khó để khẳng định chắn chắn về xu hướng |
Nhóm ngành nào đáng chú ý?
Vậy với việc VN-Index tiếp tục vượt ngưỡng 1.100 điểm trong lần này, nhóm ngành nào đáng chú ý sau nhịp phục hồi của thị trường?
Sau đà phục hồi ban đầu, chiến lược mà nhà đầu tư nên tập trung vào các nhóm cổ phiếu có tăng trưởng trong năm 2024 hoặc có câu chuyện thay đổi yếu tố nội tại của ngành trong thời gian tới. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng có thể tiếp tục nâng tỷ trọng cũng như nắm bắt cơ hội phục hồi với các cổ phiếu có biến động lớn (beta cao). Theo đó, chuyên gia FIDT đưa ra một số câu chuyện mà nhà đầu tư có thể quan tâm hiện tại như:
Thứ nhất, Chính phủ đang tập trung tháo gỡ các vướng mắc của các dự án, quy hoạch trọng điểm như Dầu khí thượng nguồn hay Kế hoạch Quy hoạch điện VIII đã được thông qua sẽ tác động tích cực lên nhóm dầu khí thượng nguồn và xây lắp, tư vấn điện.
Thứ hai, các luật quan trọng liên quan đến thị trường bất động sản được thông qua sẽ trở thành động lực cho nhóm cổ phiếu bất động sản phục hồi.
thứ ba, sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ mới Mỹ, dòng vốn FDI đang đổ mạnh vào nước ra. Cụ thể, tháng 10 đã chứng kiến dòng vốn FDI đăng ký đạt 5.6 tỷ USD là mức cao nhất kể từ tháng 12/2019, đây sẽ là động lực cho nhóm cổ phiếu Bất động sản Khu công nghiệp trong ngắn và trung hạn.