meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh phục hồi thế nào?

Thứ sáu, 01/12/2023-12:12
Tại thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh được đánh giá đang có dấu hiệu phục hồi dần nhưng chưa rõ ràng và vẫn tồn tại một số khó khăn nhất định, do đó, nhà đầu tư vẫn hết sức cẩn trọng trong quá trình mua bán, giao dịch.

Theo Vietnambiz, vừa qua trong buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, ông Vũ Anh Dũng - Phó Trưởng Phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng thành phố đã có những đánh giá cụ thể về  hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn thành phố. Theo ông, đến thời điểm hiện tại thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đang dần phục hồi và tăng cả về tỷ lệ tăng trưởng cũng như doanh thu, nguồn cung nhà ở thương mại đã cao hơn so với cùng kì năm trước.

Tuy nhiên, nguồn vốn trong và ngoài nước để rót vào đầu tư hoạt động kinh doanh bất động sản đã giảm mạnh, ở phân khúc nhà ở bình dân không có sản phẩm mới được tung ra thị trường. Điều này đã khiến cho nhiều người có nhu cầu ở thực không đủ khả năng để chi trả và mua một ngôi nhà của mình.

Cụ thể, theo số liệu thống kê cho thấy trong 9 tháng đầu năm hoạt động kinh doanh bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng âm 8,71% so với cùng kỳ. Trước đó, trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng âm 11,58% và quý I/2023 tăng trưởng âm đến 16,2%. Như vậy mức tăng trưởng vẫn âm nhưng đã cải thiện hơn so với thời điểm đầu năm.

Trong 10 tháng đầu năm, doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản ước tính đạt 186.662 tỷ đồng, giảm 4,3% so với cùng kỳ. Trước đó, 6 tháng đầu năm giảm 8,3% và 4 tháng đầu năm giảm đến 14,6%.

Trong 10 tháng đầu năm nay, trên địa bàn thành phố có thêm 1.252 doanh nghiệp hoạt động bất động sản được cấp phép thành lập, giảm 43,7% so với cùng kỳ và vốn đăng ký đạt 46.792 tỷ đồng, giảm 58,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đối với hoạt động kinh doanh bất động sản trong 9 tháng đầu năm là 72,2 triệu USD, giảm 66,3% so với cùng kỳ.


Trong 10 tháng đầu năm nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có thêm 1.252 doanh nghiệp hoạt động bất động sản được cấp phép thành lập
Trong 10 tháng đầu năm nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có thêm 1.252 doanh nghiệp hoạt động bất động sản được cấp phép thành lập

Đối với nguồn cung nhà ở tính riêng trong 11 tháng đầu năm 2023 đã có 16 dự án nhà ở thương mại được thông báo đủ điều kiện để bán, cho thuê, mua sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai với 16.063 căn được đưa ra thị trường (gồm 14.810 căn hộ chung cư và 1.253 căn nhà thấp tầng). Trong đó, tính riêng phân khúc cao cấp chiếm lĩnh với 11.012 căn và phân khúc trung cấp 5.051 căn, phân khúc bình dân không có sản phẩm mới. Như vậy, nguồn cung nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh trong 11 tháng đầu năm đã tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Phạm Đăng Hồ - Trưởng Phòng phát triển Nhà và Thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TP HCM cho biết, trong suốt thời gian qua Tổ công tác đã thường xuyên họp với mục đích tháo gỡ những khó khăn cho các dự án, tập trung vào những vấn đề có tính chất liên ngành, một đơn vị không thể quyết định được vấn đề này mà cần sự bàn bạc, thống nhất của các cơ quan liên ngành.

Tuy nhiên, để tháo gỡ những vướng mắc này không hề đơn giản mà cần phải thực hiện theo đúng trình tự, chỗ nào còn vướng thì sẽ tham mưu các cơ quan cao hơn nhưng chính vì vậy không tạo ra được sự thông suốt tổng thể, giải quyết đồng bộ. Điều này đã dẫn đến việc cứ gỡ được chỗ này thì lại vướng chỗ khác khiến cho thời gian tháo gỡ vướng mắc rất lâu.

Ông này cũng đánh giá hiện nay có hai yếu tố chính vướng mắc đến yếu tố pháp luật cần phải tháo gỡ. Trước hết là những dự án bất động sản đã trải qua nhiều thời kỳ, pháp luật đan xen, những quy định pháp luật mới ban hành lại chưa thống nhất với những quy định chuyển tiếp. Do đó, khi thực hiện cái cũ chưa xong thì lại có quy định mới khiến các dự án trở nên rắc rối.

Bên cạnh đó việc tham mưu, đề xuất của các Bộ, ban, ngành cũng khác nhau không có sự thống nhất. Do đó, yếu tố chuyển tiếp đã phát sinh rất nhiều vấn đề cần phải thống nhất và xin ý kiến của bộ, ngành, Tổ công tác chính phủ để áp dụng cho thống nhất.

Yếu tố thứ hai là những vướng mắc liên quan đến việc xác định giá đất, tiền sử dụng đất cũng như nghĩa vụ tài chính bổ sung cần thiết. Trong đó, những việc điều chỉnh quy hoạch kiến trúc cũng sẽ phát sinh nghĩa vụ tài chính bổ sung.


Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh đang dần phục hồi nhưng phân chia ra từng phân khúc với tốc độ khác nhau
Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh đang dần phục hồi nhưng phân chia ra từng phân khúc với tốc độ khác nhau

Ông Hồ nhấn mạnh trong bất cứ dự án nào cũng phải xác định được nhiệm vụ và nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư, thúc đẩy họ thực hiện nghĩa vụ tài chính thì thủ tục sau mới thông suốt. Nếu việc thực hiện nghĩa vụ này chưa được thực hiện thì việc triển khai bán nhà hình thành trong tương lai và huy động vốn đều khó. Thậm chí, nếu không hoàn thành nghĩa vụ tài chính thì các thủ tục và các bước tiếp theo gần như không thể thực hiện tiếp và bị dừng lại.

Theo ông Phạm Đăng Hồ, tính đến đầu tháng 11 những dự án được giải quyết vướng mắc khoảng 30% trong số 148 dự án với 189 kiến nghị. Tốc độ này vẫn còn khá chậm, tuy nhiên, các dự án có quá nhiều vướng mắc từ lúc bắt đầu nộp hồ sơ xin giải quyết nên sẽ mất nhiều thời gian để xem xét hơn.

Thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh đang dần phục hồi nhưng phân chia ra từng phân khúc, có những loại hình vẫn gặp nhiều khó khăn nên cần phải giải quyết để tháo gỡ vướng mắc một cách đồng bộ, nhất quán thì mới có thể khiến thị trường tăng bật trở lại.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

7 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

7 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

7 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

7 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

7 giờ trước