Thị trường bất động sản “khó thêm khó”, ông lớn ngành xây dựng “lo sốt vó”
BÀI LIÊN QUAN
“Lửa” chưa bao giờ “tắt’ tại thị trường bất động sản Tp.Dĩ An (Bình Dương), sóng tăng giá “dồn dập”Dòng tiền nào đang chảy vào thị trường bất động sản?Đất nền giữ vững ngôi “vương” trên thị trường bất động sản miền Nam, bất chấp các phân khúc khác giao dịch “èo uột”Các nhà thầu lớn lo lắng trăm điều
Siết chặt tín dụng vào lĩnh vực bất động sản không chỉ là vấn đề “nóng” nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp địa ốc, người có nhu cầu mua nhà mà còn khiến cho không ít doanh nghiệp các ngành khác cũng lo lắng. Các doanh nghiệp lo ngại rằng khi tín dụng bất động sản bị siết chặt sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với ngành của mình.
Lãnh đạo của một số doanh nghiệp xây dựng nhận định rằng, năm 2022 sẽ là một năm rất khó khăn đối với ngành này khi mà chi phí xây dựng, nguyên vật liệu đều leo thang. Quy định siết chặt tín dụng sẽ càng khiến cho nguồn cung mới về dự án bất động sản bị thu hẹp thì cơ hội tìm kiếm dự án để ở hoặc đầu tư dài hạn cũng sẽ càng thêm khó khăn.
Dòng tiền nào đang chảy vào thị trường bất động sản?
Có nhiều dòng tiền từ nguồn vốn FDI, tín dụng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang chảy vào thị trường bất động sản. Tuy vậy, Bộ Xây dựng kiến nghị Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhằm kịp thời kiểm soát, điều chỉnh chính sách giúp thị trường bất động sản phát triển một cách ổn định và lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cho cả nền kinh tế Việt Nam.Đất nền giữ vững ngôi “vương” trên thị trường bất động sản miền Nam, bất chấp các phân khúc khác giao dịch “èo uột”
Các tháng đầu năm 2022, thị trường bất động sản miền Nam ghi nhận sự sụt giảm thanh khoản đối với nhiều phân khúc. Trong khi đó đất nền vẫn là “điểm sáng” của thị trường khi thu hút mạnh dòng vốn đầu tư.“Lửa” chưa bao giờ “tắt’ tại thị trường bất động sản Tp.Dĩ An (Bình Dương), sóng tăng giá “dồn dập”
Giới chuyên gia nhận định, Tp.Dĩ An (Bình Dương) sẽ tiếp tục đón nhiều đợt sóng tăng giá nhờ vào việc các công trình hạ tầng giao thông liên tiếp được triển khai và nâng cấp. Đây là lực đẩy quan trọng giúp giá trị bất động tại khu vực này thăng hạng không ngừng.Loạt dự án “nóng bỏng tay” xuất hiện tại Long An, thị trường bất động sản nơi đây hứa hẹn bứt tốc thần kỳ
Những ưu thế từ sự gia tăng nguồn cung mới chất lượng cao cùng việc đầu tư hạ tầng dịch vụ được đẩy mạnh phát triển, thị trường bất động sản Long An dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ trong quý 2/2022. Trong đó loại hình nhà liền thổ nhiều khả năng sẽ bứt tốc nhanh nhất.Giá cao, sốt đất liên tục và những điểm nhấn không thể bỏ qua của thị trường bất động sản phía Nam
Những điểm nhấn chính của thị trường bất động sản miền Nam trong năm 2022 sẽ là giá cả tiếp tục tăng nóng, bất động sản nghỉ dưỡng hồi phục, “sốt” đất có dấu hiệu quay trở lại và kỳ vọng nguồn cung các phân khúc căn hộ tăng trở lại sau thời dài “khát” dự án. Bên cạnh đó không thể không kể tới sự phát triển mạnh mẽ của bất động sản công nghiệp.Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu nhận định rằng quyết định siết vốn tín dụng không chỉ tác động rất lớn đến thị trường bất động sản mà còn ảnh hưởng đến cả ngành xây dựng khi nguồn cung bất động sản bị giảm sút. Ngoài ra việc siết tín dụng còn tác động đến các ngành khác như sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp, du lịch…
Cụ thể, theo nhận định của ông Hiệp, bất động sản là ngành rất quan trọng của nền kinh tế, chiếm 14% tổng GDP và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến 40 lĩnh vực khác. Nếu có những hành động “thái quá” đối với thị trường này thì tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến các ngành, lĩnh vực khác.
Ví dụ như bất động sản nghỉ dưỡng có liên quan mật thiết đến ngành du lịch hoặc bất động sản công nghiệp thì liên quan đến đầu vào sản xuất cho nhiều ngành khác. Ông Hiệp lo ngại sẽ có nhiều ngành kinh tế cùng chịu tác động, tê liệt theo.
Ông Hiệp đưa ra quan điểm: “Nếu siết chặt tín dụng thì nên thực hiện theo hướng có chọn lọc, nghĩa là dự án có hiệu quả thì vẫn tiếp tục phải làm chứ không nên dừng hoặc có phản ứng quá cực đoan. Tuy nhiên, cần phải tập trung siết chặt các dự án không hiệu quả, không có đủ khả năng để trả nợ. Cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra cảnh báo là điều hết sức cần thiết nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng cần đưa ra hướng dẫn cụ thể giúp cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh hơn. Tỷ lệ 15-20% vốn tín dụng cho bất động sản trên tổng dư nợ vẫn đảm bảo an toàn. Đối với các dự án có hiệu quả cao, doanh nghiệp uy tín thực hiện thì vẫn nên cho làm.
Công ty cổ phần xây dựng Coteccon nhận định rằng việc siết chặt tín dụng sẽ là vấn đề trở ngại, thách thức lớn trong năm nay đối với doanh nghiệp. Ban lãnh đạo của Coteccons tin rằng, thị trường bất động sản Việt Nam đang được thúc đẩy mạnh mẽ để phục hồi. Tuy nhiên, những vướng mắc về thủ tục pháp lý và chính sách thắt chặt cho vay đối với lĩnh vực bất động sản có thể sẽ khiến cho nhiều dự án rơi vào cảnh khó khăn hoặc bế tắc. Những vấn đề nói trên sẽ tác động dây chuyền đến cơ hội tăng trưởng và phát triển của các công ty xây dựng.
Theo đại diện của nhà thầu Coteccon, sự cạnh tranh trong ngành xây dựng ở thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt hơn và có nguy cơ thiếu kiểm soát, đặc biệt sự cạnh tranh về giá. Thêm vào đó, cuộc xung đột về địa chính trị trên thế giới cũng đã tác động trực tiếp đến nguồn cung về nguyên, vật liệu xây dựng khiến cho các doanh nghiệp vốn đã khó khăn lại càng thêm khó.
Kết quả kinh doanh của nhiều đơn vị nhà đầu có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề
Mới đây trong cuộc họp báo cáo thường niên, lãnh đạo Tổng công ty CP Vinaconex cho hay, chủ trương về kiểm soát tăng trưởng tín dụng đối với các dự án bất động sản kết hợp với xu hướng tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng cũng sẽ tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty Vinaconex.
Trong khi đó, mức độ rủi ro về sự cạnh tranh của ngành bất động sản vốn đã rất cao. Đối với hoạt động thi công xây dựng, Tổng công ty Vinaconex phải nghiên cứu, lựa chọn các chủ đầu tư có nguồn vốn dồi dào, các nhà thầu và các nhà cung cấp sở hữu đủ năng lực nhằm đảm bảo tiến độ thi công công trình. Chỉ khi thực hiện được điều này thì doanh nghiệp mới hoạt động hiệu quả.
Trong thời gian qua, việc siết chặt tín dụng đổ vào thị trường bất động sản cũng nhận được nhiều ý kiến và tranh luận trái chiều từ giới chuyên gia. Nhiều chuyên gia đồng thuận với việc siết chặt tín dụng nhưng thực hiện siết như thế nào, đối với doanh nghiệp và dự án nào thì cần phải nghiên cứu, xác minh và làm rõ.
Theo Giám đốc Savills Việt Nam, ông Sử Ngọc Khương đánh giá, hiện nay, thị trường bất động sản đang phải chịu nhiều áp lực bởi hàng loạt các yếu tố như nguồn vốn (tín dụng, trái phiếu) bị siết chặt, chi phí đầu vào tăng khiến cho hoạt động của thị trường chững lại trong thời gian ngắn.
Câu hỏi được đặt ra là khi nào thị trường bất động sản sẽ hoạt động bình thường trở lại? Ông Khương nhận định, điều này sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó vấn đề nguồn vốn để đầu tư sẽ là vấn đề rất được quan tâm trong bối cảnh các ngân hàng thắt chặt nguồn vốn tín dụng đổ vào lĩnh vực bất động sản. Việc siết chặt tín dụng bất động sản sẽ khiến thị trường rơi vào tình cảnh khó khăn trong thời gian ngắn và khiến cho tính thanh khoản tài sản bị giảm.
Việc cùng lúc siết chặt các nguồn vốn đầu tư đổ vào lĩnh vực bất động sản nên được cân nhắc kỹ càng bởi điều này không chỉ tác động trực tiếp tới doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến cả với người mua bất động sản với mục đích mua ở thực, không phải đầu cơ.
Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng, tình trạng sốt đất trong thời gian vừa qua phần lớn do nguồn vốn nhàn rỗi của một bộ phận người dân khi trải qua đợt dịch bệnh khó khăn, kinh doanh không hiệu quả. Do vậy, giải pháp siết tín dụng ngân hàng vào bất động sản nếu thực hiện không cẩn trọng, không những không thể chặn được các cơn sốt giá bất động sản mà còn gây ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến những người có nhu cầu mua nhà ở thật, chứ không phải mua để đầu cơ, đầu tư.