meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường ảm đạm ngân hàng vẫn giải ngân 180.000 tỷ đồng cho kinh doanh bất động sản

Thứ sáu, 24/11/2023-11:11
Trong bối cảnh thị trường phục hồi chậm các doanh nghiệp đẩy mạnh tái cấu trúc hoạt động và nguồn vốn thì tín dụng cho hoạt động kinh doanh bất động sản tăng mạnh.

Theo CafeF, số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố đến cuối tháng 9/2023, tổng dư nợ tín dụng của lĩnh vực bất động sản đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với cuối năm 2022, chiếm 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Trong đó, tín dụng chủ yếu tập trung vào mục đích tiêu dùng sử dụng chiếm 64%, dư nợ của hoạt động kinh doanh bất động sản đã chiếm 36%.

Theo tỷ lệ này, tính đến cuối tháng 9 tín dụng cho hoạt động kinh doanh bất động sản, khoản cấp tín dụng cho chủ đầu tư dự án vào khoảng 986.400 tỷ đồng. So với thời điểm cuối năm 2022 tỷ trọng và quy mô của hoạt động kinh doanh bất động sản đều tăng nhanh. Trong khi cuối năm trước, quy mô cho vay kinh doanh bất động sản chỉ đạt mức 803.000 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tín dụng cho lĩnh vực bất động sản khoảng 31%. Như vậy, dựa trên số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước trong 9 tháng đầu năm nay, tín dụng cấp cho hoạt động kinh doanh bất động sản đã tăng thêm khoảng 183.000 tỷ đồng.

Trong báo cáo tài chính quý 3 của các ngân hàng cho thấy xu hướng tương tự khi dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản đã tăng rất mạnh. Những nhà băng này cũng có tốc độ tăng trưởng cho vay cao nhất trong hệ thống ngân hàng từ đầu năm đến tháng 9.

Ví dụ tại ngân hàng T. trong 9 tháng đầu năm mức tăng trưởng tín dụng đạt 13,5%, với khách hàng chủ yếu đến từ doanh nghiệp lớn (trong đó 71% danh mục là các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng với dư nợ 223.650 tỷ đồng). Riêng hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản đã ghi nhận đạt mức 160.238 tỷ đồng (chiếm 34,63% tổng dư nợ), tăng nhẹ so với cuối quý II nhưng so với thời điểm đầu năm tăng 47% (tương đương tăng thêm hơn 51.000 tỷ).

Tương tự, tại ngân hàng V. dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản vào cuối quý 3 ghi nhận lên hơn 98.192 tỷ đồng tăng 45% so với cuối năm 2022 và chiếm tỷ trọng 18,83% tổng dư nợ. Tại ngân hàng S. trong 9 tháng đầu năm dư nợ kinh doanh bất động sản đạt hơn 67.620 tỷ đồng (chiếm 16,08% trong tổng dư nợ), tăng 115% so với đầu năm (31.493 tỷ đồng, chiếm 6,75%). Cũng như vậy tại ngân hàng H. tín dụng kinh doanh bất động sản tăng lên 35.668 tỷ đồng tương ứng với việc tăng hơn 70%, chiếm tỷ trọng 12,22% trong tổng dư nợ.

Một trường hợp khác ở ngân hàng M. tín dụng kinh doanh bất động sản cũng ghi nhận  lên 34.507 tỷ đồng, so với tốc độ tăng trưởng dư nợ chung cao gấp gần 4 lần. Qua đó, kéo tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ tăng từ mức 4,64% vào cuối năm ngoái lên 6,44% vào năm nay.


Trong báo cáo tài chính quý 3 của các ngân hàng cho thấy xu hướng tương tự khi dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản đã tăng rất mạnh
Trong báo cáo tài chính quý 3 của các ngân hàng cho thấy xu hướng tương tự khi dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản đã tăng rất mạnh

Ngân hàng vẫn rót vốn cho dự án bất động sản tiềm năng

Trong bối cảnh thị trường phục hồi hoạt động tín dụng trong kinh doanh bất động sản tăng mạnh, các doanh nghiệp đang tìm cách để tái cơ cấu hoạt động và quản lý đưa doanh nghiệp thoát ra khỏi sự khó khăn trước mắt.Theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng kinh doanh bất động sản tăng cao là sự quan tâm, nỗ lực tháo gỡ khó khăn, giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cho thấy các giải pháp này đã có tác dụng và phát huy hiệu quả. Đồng thời, những tổ chức tín dụng, ngân hàng tích cực triển khai cho vay theo các chương trình của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhà ở.

Về phía ngân hàng, ông Phùng Quang Hưng -Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp Techcombank cho biết, hiện nay bối cảnh chung của nền kinh tế và tín dụng vẫn còn khá yếu, nhu cầu của khách hàng đối với việc giải ngân cho vay rất tốt.

Các dự án Techcombank cho vay đều là những dự án có tiềm năng phát triển trong tương lai và có khả năng tăng trưởng mạnh mẽ. Vì thế, các khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức vẫn sẵn sàng rút vốn để triển khai dự án, chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh trong những kỳ tiếp theo.

Ông Hưng nhận định: “Nợ xấu bất động sản của khối khách hàng doanh nghiệp (chủ đầu tư) tại Techcombank hiện nay không có. Khi nhìn vào hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, chuỗi giá trị bất động sản vẫn có khả năng sinh lời cao nhất. Chúng tôi không nhìn vào khả năng sinh lời của một chủ đầu tư bất động sản mà nhìn vào cả chuỗi giá trị”.

Cũng theo lãnh đạo ngân hàng này ở khía cạnh vĩ mô thì nhu cầu của thị trường bất động sản vẫn cao, nhất là phân khúc nhà ở được người dân săn đón. Hiện tại, tỷ lệ người dân Việt Nam sở hữu nhà ở của riêng mình vẫn còn thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Do đó, dư địa và tiềm năng để phát triển của thị trường bất động sản vẫn rất lớn.

Tại hội nghị bất động sản do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng Giám đốc VPBank cho biết, thời điểm cuối năm nay VPBank sẽ tiếp tục giải ngân cho các dự án bất động sản có tiềm năng phát triển mạnh, bất động sản công nghiệp và bất động sản nhà ở. Việc rót vốn cho những dự án này cũng là một cách để ngân hàng giải ngân nhưng sẽ chọn những dự án có tiềm năng phát triển mạnh.

Ngoài ra, ông Vinh cho biết: “Những dự án đang cầm hoặc trót cầm thì đã "đâm lao phải theo lao". Do đó, với những dự án đang gặp phải vướng mắc như Novaland thì phải giải quyết xong những vấn đề pháp lý thì VPBank mới giải ngân được.

Ông Nguyễn Hưng - Tổng Giám đốc TPBank cũng cam kết ngân hàng này luôn đồng hành với khách hàng trong mọi hoàn cảnh. Mặc dù thời điểm hiện tại thị trường bất động sản và số lượng bán ra vẫn còn khá thấp nhưng ngân hàng luôn trong trạng thái hỗ trợ để doanh nghiệp có thể hoàn thành những dự án dang dở, đảm bảo thực hiện cam kết với người mua nhà từ trước.


Các ngân hàng đang hỗ trợ hết sức cho doanh nghiệp bất động sản vượt qua giai đoạn khó khăn
Các ngân hàng đang hỗ trợ hết sức cho doanh nghiệp bất động sản vượt qua giai đoạn khó khăn

Bên phía các doanh nghiệp địa ốc, đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) cũng đã chia sẻ những dự án của doanh nghiệp phát triển tại các vị trí trung tâm của TP. Hồ Chí Minh như dự án Aqua City, dự án NovaWorld Ho Tram và dự án NovaWorld Phan Thiet vẫn đang nhận được sự hỗ trợ tích cực của các ngân hàng TPBank, MB, VPBank, PVcomBank. Tuy nhiên, các dự án này vẫn đang phải đối mặt với những vướng mắc pháp lý và chờ đợi để được khơi thông.

"Đối với Novaland, pháp lý là yếu tố then chốt vì công ty còn các khoản phải thu từ các sản phẩm đã bán rất lớn. nếu không xử lý được pháp lý thì ngân hàng không giải tỏa tiền tạm khoá, đồng thời cũng là rào cản để các ngân hàng giải ngân vốn mới cũng như tiếp tục tài trợ cho người mua nhà", đại diện doanh nghiệp chia sẻ.

Đại diện của tập đoàn Hưng Thịnh cũng chia sẻ thời gian vừa qua đã nhận được sự hỗ trợ của ngân hàng LP Bank khi cấp hạn mức cho vay 5.000 tỷ đồng, nhờ vậy sẽ tháo gỡ phần nào những nút thắt cho doanh nghiệp và hàng trăm nhà thầu tại các dự án đang dang dở. Tính đến thời điểm hiện tại Hưng Thịnh đã được phê duyệt chi tiết khoảng 2000 tỷ đồng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà vườn là gì? Lý do nhà vườn được ưa chuộng hiện nay

Đất DTT là gì? Nguyên tắc quy hoạch, quản lý và sử dụng đất DTT

Chung cư mini là gì? Điều kiện xây dựng chung cư mini cần biết

Đất BCS là gì? Quy định chung về việc sử dụng đất BCS?

Shophouse là gì? Đánh giá shophouse có nên đầu tư không?

Dual key là gì? Các đặc điểm nổi bật của căn hộ dual key

Tháo gỡ tình trạng "vừa thiếu, vừa ế" NOXH: Đề xuất sử dụng mặt bằng quy hoạch đất ở làm dự án để giải quyết nguồn cung

Thị trường nhà đất đã xuất hiện trở lại căn hộ giá rẻ

Tin mới cập nhật

TP. HCM: Đã có phương án “giải cứu” gần 9.000 hồ sơ đất đai “ách tắc”

17 giờ trước

ChatGPT sắp có bản nâng cấp mới, AI biết “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”

17 giờ trước

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

17 giờ trước

Làn sóng trả mặt cho thuê: Không hoàn toàn đến từ xu hướng mua sắm online

17 giờ trước

Tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập: Hết cảnh một dự án cả chục năm chưa xong?

17 giờ trước