meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Lỗ hổng cho ngân hàng kinh doanh bất động sản

Thứ bảy, 11/11/2023-21:11
Trong dự thảo luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi), nhiều quy định được cho là đang “bật đèn xanh” để ngân hàng, tổ chức tín dụng được quyền kinh doanh bất động sản.

Ngân hàng kinh doanh bất động sản: Đâu là lỗ hổng?

Theo Báo Thanh niên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM nhận định, khoản 2 điều 98 dự thảo luật Các TCTD và khoản 2 điều 90 luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) 2010 đều có nêu rõ quy định rằng tổ chức tín dụng được được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài hoạt động ngân hàng, và cũng có chỉ ra hoạt động kinh doanh khác trong giấy phép được cấp bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Tuy nhiên, quy định tại điều 138 dự thảo luật Các TCTD về kinh doanh BĐS lại cho thấy tổ chức tín dụng không được kinh doanh bất động sản, trừ những trường hợp như mua, đầu tư, có bất động sản làm trụ sở kinh doanh, cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ, địa điểm làm việc, nắm giữ bất động sản vì xử lý nợ vay hay cho thuê một phần trụ sở kinh doanh nằm trong sở hữu của TCTD chưa sử dụng hết. Kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là BĐS đến khi được 5 năm, TCTD phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại BĐS này để có thể đảm bảo tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định quy định tại luật này.


Các tổ chức tín dụng đã được “tạo điều kiện” thông qua những quy định cho phép mua, đầu tư, sở hữu BĐS để sử dụng làm trụ sở kinh doanh
Các tổ chức tín dụng đã được “tạo điều kiện” thông qua những quy định cho phép mua, đầu tư, sở hữu BĐS để sử dụng làm trụ sở kinh doanh

Ông Châu cho biết nhờ các tổ chức tín dụng đã được “tạo điều kiện” thông qua những quy định cho phép mua, đầu tư, sở hữu BĐS để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc và được phép cho thuê một phần trụ sở kinh doanh thuộc sở hữu của TCTD chưa sử dụng hết.

Chính điều này đã khiến tình trạng mở rộng mạng lưới chi nhánh, cơ sở kho tàng, địa điểm làm việc của các TCTD, đặt biệt là xây dựng nên các tòa cao ốc văn phòng hoành tráng để làm trụ sở cũng như một phần không nhỏ để kinh doanh bất động sản cho thuê.

Hiện nay, quy định cho phép "nắm giữ BĐS do việc xử lý nợ vay" trong vòng 3 năm kể từ khi quyết định xử lý tài sản đảm bảo đã tạo cơ hội để các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh bất động sản giống như một doanh nghiệp kinh doanh chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.

Theo ông Châu, việc thời hạn nắm giữ BĐS do việc xử lý nợ vay được tăng lên 5 năm theo dự thảo luật các tổ chức tín dụng sẽ càng làm rộng đường thực hiện hoạt động kinh doanh BĐS. Do đó, cần giữ lại quy định chỉ cho phép giữ trong 3 năm như thời gian trước sẽ phù hợp hơn.


Chuyên gia nhận định quy định “bật đèn xanh” để TCTD được phép kinh doanh bất động sản là không phù hợp
Chuyên gia nhận định quy định “bật đèn xanh” để TCTD được phép kinh doanh bất động sản là không phù hợp

Theo nhận định của ông Châu, quy định “bật đèn xanh” để TCTD được phép kinh doanh bất động sản là không phù hợp đối với ý nghĩa của quy định rằng TCTD không được thực hiện bất kỳ hoạt động nào ngoài hoạt động ngân hàng và cũng không được kinh doanh bất động sản.

Theo kiến nghị của ông, nên quy định TCTD không được tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào ngoài hoạt động ngân hàng, trừ hoạt động được cấp bởi NHNN. Ngoài ra, NHNN cũng cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng triển khai hoạt động kinh doanh khác có ghi trong giấy phép được cấp cho TCTD, đặc biệt là hoạt động kinh doanh bất động sản cho thuê văn phòng.

Hạn chế rủi ro cho tổ chức tín dụng

LS Phạm Liền, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam cho rằng pháp luật hiện hành quy định ngân hàng thương mại không được phép kinh doanh bất động sản vì sở dĩ bản chất của tài sản này là cố định và thanh khoản không cao như tiền mặt, dù ngân hàng này cũng là doanh nghiệp và mục tiêu tìm lợi nhuận. 

Khi sử dụng vốn huy động để đầu tư vào một dự án bất động sản thì ngân hàng thương mại sẽ rất khó lấy lại số vốn trong một thời gian ngắn.

Do đó, khả năng gây nên mất thanh toán là rất lớn khiến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, khách hàng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, việc này còn khiến hệ thống ngân hàng gặp rủi ro. Bởi những lý do này mà pháp luật quy định cấm các ngân hàng thương mại được phép đầu tư kinh doanh bất động sản (trừ những trường hợp đầu tư vào trụ sở kinh doanh phục vụ cho hoạt động của NH; xử lý nợ; cho thuê lại mặt bằng…) để có thể đảm bảo được lợi ích của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngoài ra đảm bảo trật tự quản lý của ngân hàng nhà nước.


Bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro
Bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro

Theo ông Huỳnh Phước Nghĩa, Phó viện trưởng Viện Đổi mới sáng tạo (Trường ĐH Kinh tế TP.HCM), thời điểm này chưa nên đặt vấn đề cho phép TCTD được kinh doanh bất động sản. Do đó, cần giữ quy định như trước vì TCTD có chức năng chính là kinh doanh, huy động tiền để bơm tiền cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Nếu tạo lỗ hổng để TCTD kinh doanh lĩnh vực này thì sẽ làm ảnh hưởng tới vai trò kinh doanh tín dụng. Khi đó, nhiều ngân hàng lại thi nhau kinh doanh bất động sản sẽ khiến an ninh tiền tệ gặp nguy hiểm.

Bởi lẽ bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro khi liên tục có các khủng hoảng. Tiền sẽ ngâm trong bất động sản trong trường hợp không bán được khi lấy tiền huy động để đầu tư bất động sản, dự án. Khi đó, quyền lợi của người gửi tiền bị ảnh hưởng và các TCTD cũng chịu rủi ro.

Ông Nghĩa cho biết TCTD có nhiệm vụ chính là ưu tiên để cấp vốn cho nền kinh tế. Đơn cử như vụ việc ngân hàng SCB cho thấy việc chôn vốn vào bất động sản gây ra hiệu quả sử dụng vốn giảm. Nhà nước lại phải tham gia tái cơ cấu khi ngân hàng có vấn đề. Ông cho biết các quốc gia cũng không khuyến khích TCTD kinh doanh bất động sản.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho hay, cần sửa đổi và bổ sung để quy định nghiêm ngặt những trường hợp TCTD được phép hoạt động kinh doanh bất động sản và kinh doanh khác cũng như xem xét về tỉ lệ mức trần doanh thu kinh doanh bất động sản so với doanh thu của tổ chức tín dụng.

Theo dõi Meeyland để cập nhật tin tức mới nhất về thị trường bất động sản!

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

19 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

19 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

19 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

19 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước