Thêm nhiều dự án bất động sản được tháo gỡ
BÀI LIÊN QUAN
Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng vẫn “tắc”Những dự án bất động sản được khơi thông
Theo báo Người lao động, mới đây, tỉnh Đồng Nai đã có quyết định cho phép Tập đoàn Đất Xanh chuyển nhượng 2.305 thửa đất tại dự án Gem Sky World. Dự án này được Công ty Hà An (thành viên của Tập đoàn Đất Xanh) trúng đấu giá năm 2019 có diện tích hơn 90 ha với giá hơn 3.000 tỉ đồng.
Ngay khi trúng đấu giá, chủ đầu tư đã thực hiện việc xây dựng hạ tầng và ký hợp đồng để bán cho khách hàng. Tuy nhiên sau đó dự án đã bị Sở Xây dựng đình chỉ do huy động vốn sai luật. Quyết định này đã khiến cho chủ đầu tư và khách hàng đều lao đao do ngân hàng cũng không tiếp tục cho vay vốn.
Cũng theo Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, trước sự khó khăn của các doanh nghiệp thì hiện tỉnh đã và đang tháo gỡ vướng mắc về quy hoạch phân khu C4 cho một số doanh nghiệp như Novaland, Nam Long và một số đơn vị khác.
Từ năm 2022 đến nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét, đánh giá và tháo gỡ những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt. Từ đầu năm 2023, UBND tỉnh đã thành lập 3 tổ công tác chuyên giải quyết các vấn đề vướng mắc đối với những dự án chậm triển khai, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để khơi thông các dự án, thực hiện xây dựng.
Những tổ công tác chuyên môn này đều do lãnh đạo tỉnh làm tổ trưởng. Trước tiên, tháo gỡ và giải quyết những dự án đang xây dở để tiếp tục thực hiện xây dựng, hoàn thiện sản phẩm nhà ở trong tương lai. Đối với những vấn đề liên quan đến cấp cao hơn thì các doanh nghiệp phải đăng lý làm việc trực tiếp để các bộ ngành để giải quyết cho doanh nghiệp.
Tại TP. Hồ Chí Minh trong một báo cáo mới đây đã có số liệu thống kê cho thấy 30% trong số 148 dự án bị vướng pháp lý đã được tháo gỡ khó khăn. Thời gian qua, tổ công tác chuyên tháo gỡ vướng mắc và khó khăn cho những dự án bất động sản của TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều cuộc họp, tập trung vào những vấn đề có tính chất liên ngành, để các bên cùng phối hợp tham gia thay. Bởi lẽ, đây là những vấn đề mà không một đơn vị riêng lẻ nào có thể giải quyết được.
Tuy nhiên, việc tháo gỡ vướng mắc vẫn tốn khá nhiều thời gian vì phải giải trình theo trình tự, vướng chỗ nào tham mưu chỗ đó chứ không thông suốt toàn bộ, liên tục nên việc giải quyết vẫn còn đứt đoạn. Điều này dẫn đến việc tháo chỗ này xong thì lại vướng chỗ khác nên vẫn khá chậm và không phải lúc nào cũng có thể đẩy nhanh tiến độ.
Sở dĩ việc tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp chậm do hiện nay có 2 nội dung liên quan đến yếu tố pháp luật. Thứ nhất các dự án bất động sản sẽ trải qua nhiều thời kì nên sẽ có sự đan xen của mỗi bộ luật mới. Những quy định mới ban hành sau chưa thống nhất với các quy định từ trước gây ra sự mâu thuẫn và khó khăn trong quá trình áp dụng thực hiện.
Chưa kể, việc tham mưu, đề xuất của các bộ, ngành khi chuyển tiếp cũng khác nhau, từ đó khiến cho quá trình chuyển tiếp, thống nhất để xin ý kiến của bộ, ngành, Tổ công tác Chính phủ chưa thể đồng bộ mỗi lúc một kiểu nên việc kiểm duyệt gặp rất nhiều khó khăn. Đây là vấn đề đã xảy ra từ lâu không phải một sớm một chiều nên cần được giải quyết triệt để.
Thứ hai, là vướng mắc liên quan đến giá cả của khối bất động sản cũng như tiền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính bổ sung. Trong đó, từ việc điều chỉnh quy hoạch kiến trúc cũng phát sinh nghĩa vụ tài chính bổ sung. Do đó, phải xác định rõ ràng, đầy đủ nghĩa vụ tài chính của các chủ đầu tư thì mới thực hiện thông suốt được các thủ tục sau này.
Hiện thị trường bất động sản đã có những dấu hiệu phục hồi nhưng trên cả nước vẫn tồn đọng 1.200 dự án bất động sản trị giá đến 30 tỉ USD đang chờ gỡ vướng, trong đó vấn đề pháp lý chiếm đến 80% những khó khăn. Nếu như không thể tháo gỡ được thì chắc chắn các dự án sẽ vẫn tiếp tục ách tắc.
Trong chia sẻ mới đây của ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, cho biết từ đầu năm đến nay trên thị trường có gần 6.000 sản phẩm bất động sản được giao dịch thành công. Tuy nhiên so với thời gian trước đây thì con số này mới chỉ chiếm 10% nên về tổng thể thì vẫn là khá ít.
Trong đó những dự án gặp vướng mắc về pháp lý chiếm tới 80% khó khăn của doanh nghiệp, từ đó dẫn đến các hệ lụy xấu trên thị trường. Vì thế, những doanh nghiệp bất động sản đã có kiến nghị gửi Ngân hàng Nhà nước xem xét gia hạn thời gian thực hiện thông tư 02 về giãn nợ nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hồi phục.
Đồng thời, một số doanh nghiệp kiến nghị ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện việc chỉ đạo sát sao, để các ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay trong lĩnh vực bất động sản, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thị trường phục hồi trở lại. Đồng thời, các nhà đầu tư sẽ có thêm cơ hội để giao dịch trên thị trường.
Cùng tham khảo thêm các thông tin mới nhất về bất động sản trên trang web Meeyland.com để trang bị những tin tức chính xác nhất khi thực hiện các giao dịch bất động sản trên thị trường.