meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tháo gỡ vướng mắc pháp lý bất động sản: Tập trung chưa đúng chỗ?

Chủ nhật, 31/12/2023-13:12
Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản ở Đồng Nai đang đối mặt nguy cơ phá sản đang “cầu cứu” vì tắc nghẽn pháp lý bất động sản, tiến độ dự án chậm mất nhiều năm. Trong khi, những ông lớn thuộc “top” ngành vẫn liên tục đón tin vui nhờ được tháo gỡ dự án.

Theo VnBusiness, vừa qua, một nhóm công ty đầu tư dự án bất động sản tại Đồng Nai đã có đơn đề nghị cứu xét khẩn cấp gửi đến Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh nhanh chóng xem xét, quyết định cho các doanh nghiệp tiếp tục triển khai dự án và có biện pháp hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án đang triển khai.

Khó khăn vẫn còn đó

Đơn “kêu cứu” cho thấy tập thể nhà đầu tư thông tin doanh nghiệp đã tuân thủ quy định về thủ tục pháp lý bất động sản trong quá trình triển khai dự án trên địa bàn tỉnh và thực hiện nghĩa vụ về tài chính, để nhanh chóng hoàn thành dự án đưa vào hoạt động như đã cam kết với tỉnh và các cổ đông góp vốn.

Thế nhưng, trong khi thực hiện các thủ tục pháp lý bất động sản liên quan từ cuối năm 2020 tới nay, các dự án đều bị thông báo tạm dừng vì lý do chờ đợi giải trình một số vấn đề liên quan tới kết luận của Kiểm toán Nhà nước. Kết quả cho thấy, nhiều dự án bị chậm tiến độ, tác động lớn tới sức khỏe của doanh nghiệp.


Thị trường địa ốc trong 3 năm qua chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh
Thị trường địa ốc trong 3 năm qua chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh

Ngoài ra, thị trường địa ốc trong 3 năm qua chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh. Các doanh nghiệp đến nay đã và đang nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành dự án, song vẫn bị tạm dừng triển khai để chờ kết quả xem xét và quyết định của các sở, ngành.

Những nút thắt trên khiến doanh nghiệp đã khó khăn lại càng thêm khó khăn, buộc phải cắt giảm 95% nhân sự, tình hình hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng, rơi vào nợ xấu.

Bởi vậy, các doanh nghiệp đề nghị các cơ quan cân nhắc và nhanh chóng có kết quả thống nhất với Kiểm toán Nhà Nước, và có các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về thủ tục đất đai cho các dự án đang thực hiện, tạo điều kiện chủ đầu tư hoàn thành dự án đúng theo quy định, tránh được nguy cơ phá sản đang cận kề.

Chỉ chú ý tới các “ông lớn”?

Những khó khăn bủa vây nhóm doanh nghiệp tại Đồng Nai đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu có phải các chính sách tháo gỡ vướng mắc chỉ đang nhắm đến các đại gia đầu ngành mà quên đi những doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn dĩ cũng đang đối mặt với vô vàn khó khăn?

Câu hỏi này là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, thời gian qua, Tổ công tác của Thủ tướng cũng đã thường xuyên làm việc để giải đáp và chỉ dẫn trực tiếp và bằng văn bản với hàng chục dự án bất động sản lớn, trong đó có các dự án của Hưng Thịnh, Novaland.

Chẳng hạn như trường hợp của Novaland với dự án Aqua City. Đồng Nai đã tiếp tục đưa 2 quyết định giao đất cho Novaland và công ty con tiếp tục làm dự án tại Aqua City sau khi chính thức cho phép NVL bán nhà tại đại dự án này. Việc được tháo gỡ đã giúp đại gia bất động sản hàng đầu khu vực phía Nam thu được những khoản tiền lớn, thoát khỏi mốc nguy hiểm.


Liệu có phải các chính sách tháo gỡ vướng mắc chỉ đang nhắm đến các đại gia đầu ngành?
Liệu có phải các chính sách tháo gỡ vướng mắc chỉ đang nhắm đến các đại gia đầu ngành?

Đặc biệt, diễn biến thực tế chỉ ra rằng ngoài Đồng Nai, việc các chính sách tháo gỡ đang tập trung nhiều vào các đại gia đầu ngành. Trong khi, một phần nào đó lại bỏ quên các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang xảy ra ở nhiều tỉnh thành.

Đại diện một doanh nghiệp đang phát triển nhiều dự án bất động sản tại Đông Nam Bộ cho biết “nước chảy chỗ trũng” khi nói về thực tế đang xảy ra. Khó khăn và vướng mắc hiện nay chủ yếu là ở các doanh nghiệp kinh doanh đất nền, các dự án có quy mô nhỏ và vừa. Trong khi với các dự án quy mô của các doanh nghiệp lớn cũng đang chuyển biến khả quan và đa số đã được tháo gỡ hết.

Một điều nữa là, sự tham gia của Chính phủ đang thúc đẩy quá trình tháo gỡ vướng mắc pháp lý bất động sản cho hàng trăm dự án. Tuy nhiên, các quy định pháp lý lệch pha mà chưa có hướng giải quyết gọn gàng thì vẫn gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu phát biểu tại phiên họp tổ của Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội cách đây không lâu, dù có những nỗ lực của chính phủ, nhưng chính sách và cơ chế trong lĩnh vực bất động sản vẫn đang rất vướng, có những việc mà địa phương hỏi nhưng không nhận được lời hồi đáp.


Chính phủ đang thúc đẩy quá trình tháo gỡ vướng mắc pháp lý bất động sản cho hàng trăm dự án
Chính phủ đang thúc đẩy quá trình tháo gỡ vướng mắc pháp lý bất động sản cho hàng trăm dự án

Sự chuyển biến rõ nét là có, tuy nhiên giới phân tích nhận định, cần thúc đẩy tốc độ gỡ vướng nhanh hơn nữa vì các doanh nghiệp bất động sản, nhất là quy mô nhỏ và vừa, vẫn đang trong tình trạng đuối sức. Đà hồi phục có thể bị đứt khi các chính sách ngừng “thẩm thấu”. Một minh chứng cụ thể và rõ ràng nhất chính là số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong 3 quý đầu năm 2023 chỉ bằng phân nửa doanh nghiệp giải thể, hoặc tạm dừng hoạt động.

Theo ông Phạm Lâm, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn DKRA, hiện tại, ách tắc lớn nhất là pháp lý bất động sản, trong đó đền bù, tiền sử dụng đất, chấp thuận chủ trương đầu tư, đất công xen kẹt là đứng đầu bảng…

Riêng tại TP HCM, ông Lâm cho rằng, đã liên tục hô hào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kể từ năm 2022 tới nay, song thực tế vẫn chưa ghi nhận một kết quả nào rõ ràng. Theo đại diện DKRA, những khó khăn của doanh nghiệp đang rất nghiêm trọng, do đó việc thúc đẩy tốc độ tháo gỡ khó khăn về chính sách và cơ chế là giải pháp cần thiết thời điểm này nếu không thể khơi thông về dòng tiền.

Theo dõi thêm các bài viết trên trang Meeyland để cập nhật tin tức mới nhất về thị trường bất động sản!

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

Chung cư tiếp tục dẫn đầu giao dịch trên thị trường bất động sản

Ồ ạt bỏ cọc sau khi trúng giá cao: Chuyên gia đề xuất "thuốc đặc trị"

Đưa tình trạng ngập úng vào tiêu chí định giá đất: Một số “khu nhà giàu” có trở nên bớt "nóng"?

“Tắc” hồ sơ đất đai: Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

Đất RSX là gì? Điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất RSX

Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chạm đáy trong tháng 8

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

4 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

4 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

4 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

4 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

4 giờ trước