Tesla tăng giá bán liên tiếp trong chưa đầy một tuần
BÀI LIÊN QUAN
Fed chính thức tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau 3 năm bùng phát đại dịch Covid-19 Lạm phát gia tăng, có nên mua nhà, đầu tư bất động sản thời điểm này?Giá vàng hôm nay 16/3: Vàng SJC giữ ở mức 68 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư còng lưng gánh lỗGiá nguyên liệu thô tăng cao
Quyết định tăng giá diễn ra khi chi phí nguyên liệu thô hiện đang tăng cao và ngày càng trở nên trầm trọn hơn bởi cuộc chiến tranh xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine. Tỷ phú Elon Musk cho biết rằng hai công ty của mình là Tesla và SpaceX hiện đang phải đối mặt với áp lực trong những lĩnh vực như nguyên liệu thô và logistic.
Được biết, Tesla đã tăng giá tất cả các mẫu xe ô tô điện của mình tại Mỹ. Còn ở Trung Quốc, Tesla đã tăng giá mẫu xe Model 3 và Model Y do nước này sản xuất lên thêm khoảng 5%, sau khi giá tăng vọt vào ngày 10/3 vừa qua.
Cách đây 5 ngày, Tesla đã tăng giá các mẫu ô tô điện SUV và sedan phổ biến của mình tại Trung Quốc và Mỹ lên thêm 1.000 USD.
Ngay sau khi tăng giá bán tại Trung Quốc, ô tô điện Model Y Long Range đã có giá 375.900 nhân dân tệ (58.952,68 USD), mức giá này được biết đã tăng 18.000 nhân dân tệ so với ngày 10/3. Model Y Performance hiện có giá thành 417.000 nhân dận tệ, tăng nhẹ so với mức 397.000 nhân dân tệ trước đó.
Giá ô tô điện Model 3 là 367.000 nhân dân tệ do tăng 18.000 nhân dân tệ hôm 15/3, sau mức tăng lên 10.000 nhân dân tệ chỉ mới 5 ngày trước.
Nối gót Tesla, nhà sản xuất xe điện EV của Trung Quốc BYD vào hôm 15/3 cho biết họ sẽ có động thái tăng giá thành xe ô tô của mình lên thêm 3.000 - 6.000 nhân dân tệ (471 - 942 USD) vớil ý do chi phí nguyên liệu thô tăng cao.
Việc tăng giá này được biết sẽ có hiệu lực từ thứ Tư (16/3). Riêng những khác hàng đã đặt cọc mua xe trước đó đều sẽ không bị ảnh hưởng.
Hãng xe Trung Quốc BYD đã đề cập tới những kênh bán hàng của mình trên tài khoản Weibo (mạng xã hội của Trung Quốc) rằng do tác động của giá nguyên liệu thô đang ngày một tăng cao, BYD đã chính thức có động thái điều chỉnh giá trên các mẫu xe điện có liên quan.
Không những vậy, trước tình hình Trung Quốc vẫn sử dụng chiến dịch "Zero Covid" hiện vẫn đang khiến nhiều hãng sản xuất xe lao đao. Các nhà máy trên khắp cả nước hiện đang phải tạm dừng sản xuất, bao gồm cả những liên doanh của Toyota và Volswagen với FAW Group được đặt tại Trường Xuân.
Foxconn - công ty hợp tác cùng với Stellantis và Apple hiện đã phải dừng mọi hoạt động của các công ty con tại Thâm Quyến trong nửa đầu tuần này.
Trong bối cảnh giá nhiên liệu như xăng và dầu liên tục tăng cao như hiện nay, xe điện đã trở thành giải pháp cho việc tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hiện xe điện cũng đang phải đối mặt với hàng loạt những thách thức khó khăn khác từ thị trường trên khắp thế giới.
Việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt lên Ukraine đã khiến giá kim loại được sử dụng trong ô tô có dấu hiệu tăng vọt, từ nhôm trong thân xe, palladium ở bộ chuyển đổi xúc tác cho đến niken cao cấp trong pin của ô tô điện. Trong khi đó, khách hàng lại ít có khả năng chấp nhận chi trả những khoản đó.
Hiện giá niken đã có dấu hiệu tăng lên cao nhất trong 11 năm qua do lo ngại xuất khẩu từ nhà sản xuất hàng đầu là Nga có thể sẽ bị đứt đoạn. Giá lithium hiện cũng đã tăng cao hơn gấp đôi kể từ cuối năm 2021, do nguồn cung giảm mạnh so với nhu cầu đang tăng cao. Nga sản xuất khoảng 7% lượng niken được khai thác trên toàn thế giới, đồng thời là nhà cung cấp nhôm và paladium lớn nhất.
Trong khi kim loại hiện vẫn chưa phải là mục tiêu mà những lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây nhắm vào, một số nhà giao hàng và hãng cung cấp phụ tùng ô tô hiện đã có động thái loại bỏ hàng hoá của Nga, gây thêm những áp lực lên các nhà san xuất ô tô vốn đang quay cuồng vì thiếu chip và giá năng lượng cao hơn.
Giá nguyên liệu thô hiện tăng cao lên đã làm dấy lên lo ngại về nền kinh tế ô tô điện, khi các nhà sản xuất ô tô cũ và các công ty khởi nghiệp hiện đang chuẩn bị tung ra những mẫu mới trong năm nay ngay sau khi khắc phục được những vấn đề liên quan tới tình trạng thiếu chip.
Nạn lạm phát
Hiện tại, các công ty công nghệ của Elon Musk cũng đang phải chịu một áp lực khác đó là nạn lạm phát do giá của các bộ phận kim loại để chế tạo ô tô tăng cao, từ vật liệu nhôm cho tới palladium và nikel làm pin xe điện.
Vào 13/3 vừa qua, Giám đốc điều hành của công ty chế tạo ô tô điện của Tesla - Elon Musk đã cho biết rằng cả hai công ty của ông hiện đang phải đối mặt với vấn nạn lạm phát nghiêm trọng do chi phí nguyên liệu thô cũng như logistic tăng mạnh.
Trên Twitter - Elon Musk đã đề cập tới tình hình lạm phát trong những năm tới cho rằng doanh nghiệp khác cũng đang đối mặt với thách thức này. CEO của Tesla đã trích dẫn một bài viết của tờ Financial Times cho rằng xung đột chính trị Nga - Ukraine đã đẩy giá cả hàng hoá chung lên mức cao nhất kể từ năm 2008.
Được biết, nạn lạm phát tại Mỹ đã chạm mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm qua. Giá nhà ở, thực phẩm, khí đốt đều đang tăng cao. Theo đó, trong tháng 2/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng lên mức 7,9% - mức cao nhất được ghi nhận kể từ năm 1982.
Thậm chí ngay mới đây, nhiều nhà cung cấp tại Ukraine như Ingas, Cryoin - chuyên cung cấp đèn neon hàng đầu cũng đã bị đình chỉ sản xuất vô thời hạn. Một số ước tính gần đây đã chỉ ra rằng khoảng một nửa nguồn cung cấp đèn neon trên toàn cầu tới từ Ukraine, trong khi số còn lại được sản xuất tại Trung Quốc và một số các quốc gia nhỏ bé khác.
Ingas có nhà máy sản xuất được đặt tại Mariupol, một trong những thành phố bị Nga tấn công nặng nề, cho biết sản lượng của họ đã lên tới mức 20.000 mét khối neon mỗi tháng trước xung đột. Khách hàng của công ty này tới từ nhiều quốc gia khác nhau như bao gồm cả Trung Quốc, Đức và Mỹ.
Còn Cryon đã sản xuất 15.000 mét khối neon mỗi tháng, nhưng hiện tại đã tạm ngừng hoạt động ngay sau khi cuộc tấn công của Nga bắt đầu. Các cớ sở của công ty có trụ sở tại Odesa - một thành phố khác của Ukraine đã bị quân đội Nga bao vây.
Tại thời điểm này, Đài Loan tuyên bố các nhà sản xuất chip có lườn neon cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất. Nhưng tất nhiên, nếu cuộc chiến không kết thúc sớm, các công ty này sẽ phải tìm nguồn khác để cung cấp.
Tại Trung Quốc, các nhà sản xuất đèn neon trong nước về cơ bản đã tăng fias, trong một số trường hợp gần 4 lần, từ 400 NDT/m khối vào tháng 10 năm ngoái lên 1.600 NDT/m khối vào cuối tháng 2 vừa qua.
Theo Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ, giá neon đã từng tăng tới 600% trước khi Nga sát nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào năm 2014.
Richard Barnett - Giám đốc marketing của Supplyframe, công ty chuyên cung cấp thông tin thị trường cho những công ty trong lĩnh vực điện tử toàn cầu cho biết rằng những công ty ở các khu vực khác có thể bắt đầu sản xuất neon nhưng sẽ mất từ 9 tháng đến 2 năm. Nếu như vậy, nguồn cung sẽ khan hiếm và đẩy giá thành lên cao hơn.
Vào đầu tuần trước, Tesla đã tăng giá các mẫu xe SUV Model Y và sedan Model 3 của Mỹ và cả mổ số mẫu xe do Trung Quốc sản xuất.
Theo dữ liệu của hãng Reuters theo dõi, năm ngoái Tesla đã tăng giá bán các phiên bản giá mềm nhất của Model 3 và Model Y tại Mỹ khoảng 10 lần. Giá mẫu Model Y Long Range của Tesla tại Mỹ đã tăng 20% so với tháng 1/2021, trong khi mẫu xe Model 3 Long Range đã tăng 10,6% trong cùng thời gian.
Không chỉ có duy nhất Tesla gặp khó khăn mà nhà sản xuất xe điện của Mỹ Rivian Automotive cho biết rằng các vấn đề về chuỗi cung ứng có thể sẽ bị cắt giảm một nửa sản lượng theo kế hoạch, do giá nguyên liệu thô đã tăng cao và những hạn chế trong chuỗi cung ứng.
Tập đoàn ô tô Toyota của Nhật bản cũng đã thông báo rằng họ sẽ giảm quy mô sản xuất trong nước lên tới 20% từ tháng 4 đến tháng 6 để giảm bớt căng thẳng cho những nhà cung cấp hiện đang phải vật lộn với tình trạng thiếu chip và các bộ phận khác.
Giá dầu thô và xăng thành phẩm trên toàn cầu đã tăng mạnh, giải pháp tiết kiệm kinh tế và giúp chủ xe không phụ thuốc vào giá xăng dầu, tuy nhiên, một số nhà phân tích thị trường lo ngại rằng các hãng xe điện cũng sẽ bắt đầu tăng giá bán những mẫu xe của mình và có vẻ như Tesla, hãng xe điện lớn nhất thế giới hiện nay, sẽ là cái tên đầu tiên mở đầu xu hướng này.