meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cty Cp Tập Đoàn Kido: Thông Tin Kido Group

Thứ năm, 21/04/2022-11:04
Tập đoàn KIDO với tiền thân là tập đoàn Kinh Đô, thành lập từ năm 1993 và từ đó đến nay đã vươn mình trở thành một trong những công ty thực phẩm hàng đầu Việt Nam.

Giới thiệu về Tập đoàn KIDO

Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (mã chứng khoán KDC), có địa chỉ trụ sở chính tại 138-142 Hai Bà Trưng, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM. tiền thân trước đây của tập đoàn là Tập đoàn Kinh Đô, được thành lập vào năm 1993.  

Suốt 22 năm đầu trong chặng đường phát triển, KIDO đã xây dựng và giữ vững vị thế dẫn đầu dưới thương hiệu Kinh Đô đối với một loạt các sản phẩm như bánh kẹo, bánh mì, bánh trung thu, bánh quy và kem.


KIDO luôn giữ vững vị thế là Tập đoàn thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam
KIDO luôn giữ vững vị thế là Tập đoàn thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam

Đến năm 2015, phát huy các nền tảng sẵn có, Tập đoàn KIDO tiếp tục duy trì và phát triển vị thế dẫn đầu ở các sản phẩm Kem, Sữa và các sản phẩm từ Sữa. Ngoài ra, để hướng tới chăm sóc gian bếp gia đình Việt và phục vụ nhu cầu người tiêu dùng suốt cả ngày, tập đoàn còn mở rộng danh mục sản phẩm sang ngành hàng thiết yếu với thực phẩm đông lạnh, mì ăn liền, dầu ăn, hạt nêm, nước chấm, thực phẩm đóng gói tiện lợi…

Chặng đường xây dựng và phát triển của Tập đoàn KIDO

Năm 1993: Kinh Đô chính thức được thành lập

Năm 1998: Tung sản phẩm Bánh trung thu

Năm 2000: Thành lập Công ty Kinh Đô miền Bắc

Năm 2003: Mua lại nhà máy Kem Wall's của Unilever và thành lập Công ty TNHH MTV KIDO'S


Các sản phẩm kem thuộc KIDO
Các sản phẩm kem thuộc KIDO

Năm 2004: Kinh Đô Miền Bắc (NKD) lần đầu phát hành cổ phiếu

Năm 2005: Tập đoàn Kinh Đô phát hành cổ phiếu lần đầu

Năm 2008: Mua lại phần lớn cổ phần Vinabico

Năm 2010: KDC, NKD, KIDO'S sáp nhập thành Tập đoàn Kinh Đô

Năm 2011: Liên kết với Ezaki Glico Co.ltd (Công ty bánh kẹo đến từ Nhật Bản)

Năm 2013: Đánh dấu mốc 20 năm phát triển của Kinh Đô

Năm 2014: Tham gia vào ngành hàng thiết yếu với sản phẩm đầu tiên là mì ăn liền Đại Gia Đình

Năm 2016: Mua lại 65% cổ phần Công ty CP Dầu thực vật Tường An và sở hữu 24% cổ phần Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Vocarimex

Năm 2017: Nắm giữ 51% cổ phần của Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Vocarimex và đầu tư 50% vào Công ty TNHH Chế biến thực phẩm DABACO

Năm 2018: Mua lại 51% cổ phần tại Golden Hope Nhà Bè và thành lập Công ty TNHH KIDO Nhà Bè

Năm 2019: Đa dạng hóa thị trường thông qua tự sản xuất, thương mại, OEM và liên doanh

Năm 2020: Thâm nhập vào ngành hàng bánh kẹo, nước uống và mở rộng thị phần trong ngành hàng Dầu ăn, Kem. Bên cạnh đó, sáp nhập KIDO Foods vào KDC

Năm 2021: Ra mắt thương hiệu Chuk Chuk

Ban lãnh đạo của Tập đoàn KIDO

Chủ tịch Hội đồng quản trị và là thành viên sáng lập: Ông Trần Kim Thành

Tổng Giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT và là đồng sáng lập: Ông Trần Lệ Nguyên


Hai anh em Trần Lệ Nguyên và Trần Kim Thành
Hai anh em Trần Lệ Nguyên và Trần Kim Thành

Phó Tổng Giám đốc, Thành viên HĐQT và đồng sáng lập: Bà Vương Bửu Linh, bà Vương Ngọc Xiềm, ông Wang Ching Hua

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn: Bà Nguyễn Thị Xuân Liễu, ông Bùi Thanh Tùng, ông Mã Thanh Danh, ông Trần Tiến Hoàng

Các công ty con của Tập đoàn KIDO: Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An, Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - CTCP và Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh KIDO,Công ty TNHH Kido - Nhà Bè, Công ty TNHH MTV Thực phẩm Kido, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kido, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại TTV.

Cú trượt năm 2018

Sau 2 thập niên phát triển lĩnh vực bánh kẹo, nhận thấy ngành này đã đi vào bão hòa, tốc độ tăng trưởng không còn được như kỳ vọng, năm 2014, ban lãnh đạo Tập đoàn KIDO đã quyết định chuyển nhượng mảng bánh kẹo cho Tập đoàn Mondelez International để tập trung phát triển lĩnh vực kinh doanh mới với quy mô và không gian thị trường rộng lớn hơn là thực phẩm thiết yếu (FMCG).

Với nguồn vốn từ việc thoái vốn mảng bánh kẹo, KIDO bắt đầu tập trung vào ngành kem, sữa chua thông qua công ty con Công ty TNHH Kido (sau này đổi tên thành Công ty Thực phẩm Đông lạnh Kido – Kido Foods - KDF) cùng với sản phẩm mì gói Đại Gia Đình. Sau đó, doanh nghiệp đã thâu tóm 3 thương hiệu dầu ăn thuộc top đầu tại Việt Nam là Tường An ( TAC ), Vocarimex ( VOC ) và Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè (Kido Nhà Bè). Không dừng tại đó, KIDO còn có tham vọng hiện diện ở phân khúc thực phẩm tươi sống, đông lạnh và đồ hộp thông qua việc mua lại 50% cổ phần của Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Dabaco.

Tuy nhiên, sau 5 năm, lĩnh vực kinh doanh chính của KIDO vẫn chưa đạt được mức lợi nhuận mà mảng bánh kẹo đã đem lại trước đó, cộng thêm các kế hoạch kinh doanh liên tục không hoàn thành. Cứu cánh cho lợi nhuận của tập đoàn trong giai đoạn 2015-2017 chính là hoạt động tài chính, nguồn thu từ lãi tiền gửi và mua, bán công ty con. Sang năm 2018 và 2019, doanh thu từ hoạt động tài chính cũng giảm đã khiến công ty không thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh.

Cty Cp Tập Đoàn Kido: Thông Tin Kido Group - ảnh 4

Đặc biệt, 2018 là một năm mà ban lãnh đạo KIDO đặt rất nhiều kỳ vọng khi vừa hoàn tất hợp nhất Vocarimex và Tường An, giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh cũng như tạo điều kiện lợi nhuận để mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực FMCG. Song, trên thực tế KIDO đã phải ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất kể từ 2008 với 177 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với 800 tỷ đồng kế hoạch đặt ra.

Ban lãnh đạo tập đoàn cho biết, do dự báo ngành FMCG tăng trưởng tốt nên KIDO đã triển khai các hoạt động nhằm chuẩn bị cho chiến lược mở rộng trong năm 2018 để đa dạng hóa giỏ hàng. Tuy nhiên, việc thị trường FMCG không như dự báo, cạnh tranh gay gắt đã khiến KIDO phải liên tục đầu tư cho hệ thống phân phối nhằm giữ thị phần, chi phí tăng cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận. 

Chính cú sốc này đã khiến công ty phải nhìn nhận lại, giảm bớt hoạt động đầu tư, cắt giảm chi phí sản xuất cũng như thu hẹp các đợt ra mắt sản phẩm mới. Bên cạnh đó, KIDO cũng nhanh chóng tiến hành tập hợp và quy hoạch lại tất cả từ nguồn lực tài chính đến con người, tổ chức lại bộ máy bán hàng, cải tổ và thắt chặt mạng lưới phân phối nhằm phản ứng linh hoạt và nhanh chóng trước những thay đổi của thị trường.

Năm 2021 Tập đoàn Kido lãi trước thuế 680 tỷ đồng

Điểm lại năm 2021, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạo trên toàn cầu đã cản trở đà phục hồi của nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Theo báo cáo của GSO, năm 2021, GDP của Việt Nam chỉ tăng 2,58%, mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua, với mức thu nhập bình quân đầu người 2,815 USD, CPI đạt mức thấp nhất 1,84%. Tổng Doanh thu bán lẻ và tiêu dùng đạt 4.790 nghìn tỷ đồng giảm 3,8% so với năm trước.

Về phía Tập đoàn KIDO, doanh thu năm 2021 của tập đoàn đạt 10.497 tỷ đồng, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đó đạt 688 tỷ đồng, mới chỉ đạt 86% kế hoạch năm, song vẫn tăng trưởng 65,3% so với năm 2020. Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của KIDO ghi nhận ở mức 14.073 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu 6.895 tỷ đồng.


Năm 2021, KIDO đánh dấu sự quay trở lại của mảng bánh kẹo với việc ra mắt thương hiệu bánh tươi KIDO’s Bakery
Năm 2021, KIDO đánh dấu sự quay trở lại của mảng bánh kẹo với việc ra mắt thương hiệu bánh tươi KIDO’s Bakery

Vào tháng 11/2021, Công ty đã chính thức đấu giá thành công trọn lô 44 triệu cổ phiếu công ty Vocarimex (VOC), nâng tỷ lệ sở hữu lên 87,3%. Qua đó KIDO Nhà Bè tiếp tục giữ vai trò là hai thành viên nòng cốt.

Cũng trong năm 2021, KIDO đánh dấu sự quay trở lại của mảng bánh kẹo với việc ra mắt thương hiệu bánh tươi KIDO’s Bakery. Đồng thời, công ty cũng đưa vào hoạt động chuỗi F&B Chuk Chuk. Tính đến hết tháng 12/2021, chuỗi Chuk Chuk của KIDO đã thành công mở rộng hơn 30 cửa hàng đặt tại TP. Hồ Chí Minh.

Song song với đó, KIDO đã có ký kết hợp tác chiến lược với Sơn Kim Group để đưa Chuk Chuk có mặt tại chuỗi GS25 trên toàn quốc và xa hơn là tại thị trường Hàn Quốc, ký kết hợp tác cùng Centrail Retail Group để đưa Chuk Chuk có mặt tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại GO!, Big C and Tops Market, đồng thời phát triển sang thị trường Thái Lan và các nước khác trong khu vực trong tương lai gần. Hay liên danh Vibev (giữa Vinamilk và KDC) cũng cho ra mắt 2 sản phẩm đầu tiên thuộc Thương hiệu Oh Fresh…

 Tập đoàn KIDO đặt mục tiêu lãi trước thuế 900 tỷ đồng năm 2022

Dự đoán, kinh tế thế giới năm 2022 sẽ bắt đầu hồi phục, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 bởi sự xuất hiện của những biến chủng mới. Khả năng phục hồi tăng trưởng kinh tế của các quốc gia còn tùy thuộc vào chính sách kiểm soát dịch bệnh cũng như quy mô các gói phục hồi kinh tế. mặt khác, chiến sự giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt cùng với chính sách Zero Covid áp dụng tại một số quốc gia được dự đoán sẽ đẩy giá nguyên liệu và nhiên liệu giữ ở mức cao. Từ đó, chính sách giao thương và vận chuyển hàng hóa cũng gặp nhiều khó khăn.

Tại Việt Nam, từ sau Tết Nguyên đán, dịch Covid-19 đã bùng phát trở lại với hàng chục nghìn, trăm nghìn ca nhiễm mỗi ngày. Dù vậy, tăng trưởng GDP năm 2022 vẫn được dự báo cao hơn năm 2021, CPI năm 2022 kiểm soát dưới 4%. Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam có khả năng phục hồi trở lại cao trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát, tỷ lệ tiêm chủng bao phủ rộng và biến chủng mới Omicron không gây ra nhiều thiệt hại đối với nền kinh tế.

Theo đó, năm 2022 này, KIDO dự kiến trình đại hội thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với doanh thu thuần 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 900 tỷ đồng, tăng lần lượt 33% và 32,4% so với thực hiện năm 2021.


KIDO đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục 900 tỷ trong năm 2022, chuẩn bị đem cửa hàng Chuk Chuk tiến ra phía Bắc
KIDO đặt mục tiêu lợi nhuận kỷ lục 900 tỷ trong năm 2022, chuẩn bị đem cửa hàng Chuk Chuk tiến ra phía Bắc

Về kế hoạch phát triển trong thời gian tới, đối với ngành dầu ăn, tập đoàn sẽ tiếp tục tăng cường kinh doanh các sản phẩm chủ lực vốn đã làm nên tên tuổi của KIDO trên thị trường dầu ăn trong suốt nhiều năm qua, mở rộng thêm một số ngành hàng dựa trên nền tảng cốt lõi, đồng thời thâm nhập sâu rộng vào thị trường Campuchia được đánh giá là khá tiềm năng,...

Đối với ngành kem, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng thị trường, kênh phân phối, tiếp cận đối tượng khách hàng mới, gia tăng khoảng cách thị phần với các đối thủ. Đặc biệt, KIDO cho biết sẽ đầu tư xây dựng thị trường Take-Home và To-Go trong năm nay.

Với ngành Snacking, công ty nhấn mạnh kế hoạch nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm cà phê rang xay đóng túi và cà phê đóng chai,...

Đáng chú ý, bên cạnh các ngành hàng chủ chốt vốn đã được xem là thế mạnh cốt lõi, năm 2022, KIDO sẽ tiếp tục phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực thực phẩm thiết yếu như nước chấm, gia vị,...

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

47 phút trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

47 phút trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

47 phút trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

47 phút trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước