Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đứng trước rủi ro dù giá dầu tăng vọt
BÀI LIÊN QUAN
Giá xăng dầu tăng “phi mã”, dự án cao tốc Bắc - Nam có nguy cơ chậm tiến độGiá xăng dầu tăng “chóng mặt” doanh nghiệp lao đaoGần 300 cửa hàng kinh doanh xăng dầu ngừng hoạt động, lý do vì sao?Cuộc chiến tranh căng thẳng giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, trong khi đó đây lại là hai quốc gia sở hữu lượng lớn dầu mỏ thế giới. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng leo thang giá xăng dầu trên khắp thế giới những ngày qua, đối với các công ty dầu khí đây là cơ hội lớn để họ gia tăng doanh thu nhưng đây có thật sự là dấu hiệu tích cực hay không?
Mới đây, ông Lê Mạnh Hùng - Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam – PVN) cùng với ban lãnh đạo và nhân viên của công ty đã chủ trì buổi giao ban điều hành sản xuất, kinh doanh thường kỳ tháng 3/2022, tổng kết lại kết quả kinh doanh của tháng 2, định hướng phát triển trong tháng 3. Đồng thời, Tập đoàn cũng đánh giá về tình hình thị trường xăng dầu thế giới trong và ngoài nước.
Vào tháng 2, tình hình dịch bệnh trong nước đã dần được kiểm soát, tỷ lệ tiêm cũng phủ rộng nên kinh tế - xã hội thế giới và trong nước đã có dấu hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể thì bức tranh vẫn còn nhiều khó khăn, rủi ro khi dịch Covid-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn và triệt để. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã dẫn đến sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước, gián đoạn quy trình sản xuất đẩy nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu lên cao. Song, điều đáng lo ngại hơn nữa là tình trạng lạm gia tăng có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng.
Cuộc chiến tranh này khiến cho giá xăng dầu tăng cao đã một phần hỗ trợ cho hoạt động dầu khí, song, cũng đem lại rủi ro do thị trường vì nếu sau khi tình hình ổn định trở lại sẽ xảy ra hàng loạt biến động như: chi phí sản xuất, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khó dự báo, ảnh hưởng đến tiêu thụ, giá thành sản phẩm tăng, lĩnh vực dịch vụ tiếp tục khó khăn về việc làm. Mặc dù khả năng tiêu thụ điện, khí đang có dấu hiệu phục hồi so với thời điểm trước đó nhưng vẫn thấp hơn dự báo tăng trưởng.
Theo báo cáo tại cuộc họp, Petrovietnam nhận thấy xu hướng giá dầu trên thị trường tăng cao nên các giải pháp kỹ thuật, gia tăng sản lượng đang được Petrovietnam thúc đẩy trong điều kiện cho phép. Trong tháng 2, khai thác dầu đạt 0,84 triệu tấn, vượt 24% kế hoạch đặt ra, lũy kế 2 tháng đạt 1,78 triệu tấn, vượt 24% kế hoạch. Đối với các hoạt động sản xuất xăng dầu, đạm và các sản phẩm khác không những đạt mà còn vượt kế hoạch đề ra. Ngay cả hoạt động sản xuất điện, khí cũng có sự tăng mạnh so với tháng trước.
Trong tháng 2, Tập đoàn ước tính tổng doanh thu đạt được 54,98 nghìn tỷ đồng, vượt 26% kế hoạch đã đặt ra trước đó. Đồng thời, lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 118,73 nghìn tỷ đồng đã tăng 46% so với cùng kỳ 2021. Tháng 2/2022, Tập đoàn ước đạt toàn ngân sách khoảng 9,1 nghìn tỷ đồng, vượt 51% kế hoạch đề ra hồi đầu tháng. Bên cạnh đó, lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 18,05 nghìn tỷ đồng vượt tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng giám đốc Tập đoàn đã đánh giá về những ảnh hưởng của cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, nhằm nhận định những sự tiêu cực và tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Petrovietnam. Đồng thời, ban lãnh đạo cũng ban hành những quyết định để ứng phó với khủng hoảng chính trị và giá dầu như việc tăng cường công tác dự báo, xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp gấp rút trước mắt.
Trong đó nhận định, ngành năng lượng của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thiết bị của Nga nên việc giao thương bị gián đoạn sẽ gây ảnh hưởng đến việc vận chuyển và khó khăn rào cản trong tương lai, nếu chưa kịp tìm được nguồn cung ứng thay thế. Đồng thời một số hoạt động phát triển mỏ và khoan phát triển cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng, hàng loạt chuỗi cung ứng năng lượng, hoạt động kinh tế xã hội có khả năng bị đảo lộn. Điều này sẽ dẫn đến những rủi ro tiềm khi thị trường có sự thay đổi nhanh chóng.
Ông Trần Hồng Nam - Tổng giám đốc Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) nhấn mạnh, việc giá dầu tăng chỉ là thuận lợi trong ngắn hạn còn chúng ta sẽ phải đối mặt rủi ro sắp tới là rất lớn khi cuộc chiến tranh này kết thúc. Để thích ứng kịp thời với thị trường, PVEP đã vạch ra những kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phát triển phù hợp nếu giá xăng dầu tiếp tục biến đổi.
Ông Nguyễn Quỳnh Lâm - Tổng giám đốc Vietsovpetro cũng chia sẻ, Vietsovpetro đang đề ra các phương án ứng phó trước tác động của xung đột chính trị và vạch ra những kế hoạch nhằm thích ứng với tình hình tương lai.
Ông Lê Mạnh Hùng đã kết luận lại buổi làm việc bằng những chỉ đạo cụ thể trong thời gian tới. Các tập đoàn dầu khí cần tiếp tục quan sát để đánh giá tình hình chính trị nhằm có những điều hành kịp thời với thực tiễn. Bên cạnh đó, cần cập nhật và đưa ra những dự báo về giá cả, cung – cầu, tồn kho,… với mỗi lĩnh vực hoạt động và sản phẩm bán ra để tập đoàn cũng như phía người mua sẽ kịp thời điều chỉnh.
Tình hình chiến tranh giữa Nga và Ukraine chưa biết khi nào mới đến hồi kết nhưng việc giá xăng dầu leo thang chỉ là trong phút chốc và không thể kéo dài mãi. Cái lợi trước mắt không phải là điều các tập đoàn dầu khí mong muốn vì như vậy đồng nghĩa với việc rủi ro phải nhận lại khi tình hình ổn định là rất lớn.