meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tại sao Trung Quốc, Ấn Độ không muốn mua nhiều dầu Nga dù nó đang có giá hời?

Thứ ba, 19/04/2022-14:04
Trung Quốc và Ấn Độ muốn nhưng chưa thể mua nhiều dầu của Nga vì nhiều lý do.

Theo Trí thức trẻ, dấu hiệu sụt giảm lớn dường như chưa xuất hiện trên các lô dầu thô xuất khẩu của Nga như các nhà phân tích lo ngại vào tháng trước. Theo cơ quan theo dõi dầu thô rời các cảng của Bloomberg News cho biết ngày 11/4, thực tế mặt hàng này của Nga đã hồi phục trong tuần đầu tiên tháng 4, đạt mức cao nhất tính đến hiện tại trong năm nay.

Thế nhưng, dầu Nga phải thực hiện chuyến đi dài hơn, thử thách hơn để tiếp cận những bên mua có thiện chí tại khu vực châu Á, do nhiều đối tác phương Tây đã dừng nhập khẩu. 


 
 

Dù dầu Nga được bán với giá chiết khấu cao để hút khách hàng nhưng cả Ấn Độ và Trung Quốc đều không thể mua với số lượng lớn. Nguyên nhân được cho là do vướng mắc dịch vụ hậu cần vận chuyển từ Biển Đen và các cảng Baltic của Nga đến châu Á hay bảo lãnh ngân hàng - bảo hiểm cho người Nga và nguồn cung tàu chở dầu cạn kiệt.

Trang thông tin oilprice.com cho biết các nhà phân tích cho rằng lượng dầu mà châu Á nhập khẩu từ Nga sẽ bị hạn chế do quy trình vận chuyển.

Giám đốc Toàn cầu về chiến lược lãi suất ngắn hạn tại Credit Suisse (Mỹ), chuyên gia Zoltan Pozsar cho biết sẽ mất khoảng 2 tháng cho một chuyến vận chuyển từ Nga tới châu Á, vậy khứ hồi là 4 tháng. Đây là tàu cỡ lớn nhưng tàu này lại không có sẵn trên thị trường tàu chở dầu toàn cầu hiện nay.

Trước khi chiến tranh Ukraine nổ ra, có 1,3 triệu thùng dầu của Nga hàng ngày đã được chuyển tới từ các cảng Ust Luga ở Baltic và Primorsk đến châu Âu trên tàu chở hàng Aframax cỡ lớn. Trong khi đó, những chuyến vận chuyển đến Rotterdam hay Hamburg chỉ mất 1-2 tuần là hoàn tất.

Chuyên gia Mỹ nói: “Nếu Nga cần chuyển cùng một lượng dầu đến Trung Quốc mà không phải châu Âu thì họ phải đối mặt với vấn đề hậu cần đầu tiên. Đó là không thể chở dầu Urals trên các tàu cỡ lớn ở Ust Luga hay Primorsk vì các cảng đó không đủ sâu để những tàu đó cập cảng. Do đó, Nga phải điều các tàu Aframax đến 1 cảng trung chuyển để chuyển dầu lên”.

Sẽ mất vài tuần để trung chuyển dầu thô, rồi mất hai tháng để tàu cỡ lớn cập bến châu Á, và thêm 2 tháng nữa để giao hàng và trở lại Baltic.

Như vậy, thời gian vận chuyển lâu gây bất ổn cho thị trường. Đồng thời, tình trạng thiếu tàu sẽ xảy ra và giá cước vận chuyển tăng lên.

Trong Báo cáo thị trường dầu hàng tháng mới nhất được công bố trong tuần qua, OPEC đã phân tích rằng: “Những bất ổn quanh xung đột Nga Ukraine đã tác động đến thị trường tàu chở dầu. Và dự kiến, mô hình thương mại cũng bị ảnh hưởng”.

Theo OPEC, “So với mức tháng 1, giá cước Aframax giao ngay quanh Địa Trung Hải tăng hơn 70% vào tháng 3. Trong khi đó, giá cước Suezmax giao ngay tại lưu vực Đại Tây Dương tăng hơn khoảng 50% so với cùng giai đoạn”.

Theo Wood Mackenzie, “Với những bên mua như Ấn Độ hay Trung Quốc, mức chiết khấu lớn với dầu thô Nga là rất hấp dẫn. Dẫu vậy, các nhà máy lọc dầu tại những nước này đang gặp khó khăn về việc nhập quá nhiều dầu thô Nga trong ngắn hạn cùng các hợp đồng sẵn có với các hãng Trung Đông”.

Bên cạnh đó, vì một số yếu tố, Trung Quốc vẫn chưa quá ham muốn dầu Nga. Đó là do chi phí vận chuyển đắt đỏ do lệnh trừng phạt nhằm vào hàng hóa Nga, bảo hiểm tàu, hay thách thức thanh toán. Thêm nữa là thời gian mất gấp đôi đối với tàu chở dầu Urals so với các chuyến từ Trung Đông tới Trung Quốc. 

Theo: Trí thức trẻ
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

4 giờ trước

Chuyên gia: Bảng giá đất có thể khiến giá nhà tăng tới 50%

4 giờ trước

Meey Group nhận “cú đúp” giải thưởng tại Top công nghiệp 4.0 Việt Nam

1 ngày trước

Người dân lại gặp khó với vàng

2 ngày trước

Tiên phong chuyển đổi số bất động sản, Meey Group ghi danh ấn tượng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

2 ngày trước