meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tài sản trị giá 11 tỷ USD của Nga nằm im dưới đáy đại dương, tương lai không mấy sáng sủa

Thứ tư, 06/04/2022-16:04
Từng là biểu tượng cho quan hệ hợp tác Đức - Nga, nhưng nay đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2 trị giá 11 tỷ USD đang chìm dưới đáy biển Baltic. Điều này cho thấy một tương lai đen tối như đang chờ phía trước.

Cuộc khủng hoảng địa chính trị tại Ukraine đã gây nên rất nhiều thiệt hại. Đường ống năng lượng khổng lồ có tên Nordstream 2 là một trong những nạn nhân đầu tiên.

Nord Stream 2  có chiều dài 1234 km, là đường ống dẫn khí đốt ngoài khơi, với thiết kế nâng gấp đôi dòng chảy khí đốt giữa Nga và Đức. Vào thời điểm trước khi chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine nổ ra, đường ống này cũng đã gặp những khó khăn nhất định.

Nord Stream 2 được xây dựng từ đầu năm 2018, và hoàn thành vào tháng 9/2021. Thế nhưng, các nhà quản lý của Đức đã hoãn việc cấp chứng chỉ hoạt động cho đường ống này vào tháng 11/2021.


 
 

Vào tháng 2/2022, Nga đã công nhận độc lập của hai vùng ly khai thuộc miền Đông nước Ukraine. Cùng với đó, Nga đã đưa quân đội qua biên giới. Động thái này nhằm mục đích buộc Đức chấm dứt vô thời hạn quá trình cấp chứng chỉ cho đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.

Chia sẻ với CNBC, bà Kristine Berzina, trưởng nhóm địa chính trị tại Quỹ Marshall Đức cho biết: “Chiến tranh tại Ukraine đã làm chấm dứt mọi hy vọng với dự án Nordstream 2. Về cơ bản, sau hành động của Nga, khó có thể thấy Đức hay bất kỳ quốc gia nào thuộc châu Âu sẽ nhắm mắt cho qua, tiếp tục cho đường ống hoạt động”.

EU đã chuyển hướng khỏi năng lượng của Nga vì chiến dịch quân sự tại Ukraine. EU tuyên bố giảm ⅔ khí đốt của Nga vào cuối năm nay và họ lên kế hoạch chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga vào năm 2030.

Đáp trả với lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã đe dọa việc không bán khí đốt cho các quốc gia “không thân thiện” nếu họ không được nhận đồng rúp khi giao dịch. G7 - nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển đã không đồng thuận với yêu cầu này của Nga.

Theo các nhà phân tích năng lượng, Nordstream 2 đối mặt với tương lai không mấy sáng sủa khi bối cảnh địa chính trị vẫn gay gắt như hiện nay. Đường ống trị giá 11 tỷ USD dù đã hoàn thành nhưng chưa hề vận chuyển m3 khí đốt nào. Hiện đường ống vẫn chìm nghỉm một cách vô dụng dưới đáy đại dương.

"Chết từ trong trứng nước"

Công  ty con Nordstream 2 AG có trụ sở tại Thụy Sĩ của tập đoàn Gazprom là đại diện xây dựng và vận hành đường ống này. Tuy nhiên, dự án Nordstream 2 cũng được một số công ty châu Âu khác như công ty hóa chất Wintershall Dea của công ty hóa chất BASF, Engie, OMV và Shell hay Uniper của Đức tài trợ.

Trước tình hình các công ty phương Tây đồng loạt rời bỏ Nga, các doanh nghiệp năng lượng có liên quan tới Nordstream 2 cũng phải đắng lòng chấp nhận thiệt hại nặng nề. Đầu tháng 3, Wintershall Dea đã đưa ra thông báo rằng họ sẽ xóa sổ khoản tài trợ 1 tỷ EUR (1,1 tỷ USD) trong đường ống. Theo đó, Uniper, Shell và OMV cũng đã rút tài trợ khỏi dự án.

Giám đốc điều hành tại JBC Energy Asia, ông Richard Gorry đã mô tả về dự án khi nói với CNBC: “Dự án chưa bao giờ “sống” thật sự vì nó luôn chịu tác động từ những vấn đề liên quan đến quan liêu hay chính trị”.


Bản đồ thể hiện tuyến đường của Nord Stream 1 và Nord Stream 2
Bản đồ thể hiện tuyến đường của Nord Stream 1 và Nord Stream 2

Mặt khác, Bundesnetzagentur - cơ quan quản lý năng lượng của Đức tuyên bố rằng sẽ còn rất lâu đường ống mới được chứng nhận.

“Đánh giá tích cực từ Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu Liên bang rằng không có mối đe dọa với an ninh nguồn cung năng lượng là điều kiện tiên quyết để Nord Stream 2 được chứng nhận”. Cơ quan quản lý của Đức cho biết thời điểm này, họ không thể chứng nhận cho doanh nghiệp nào. Và sẽ là bất hợp pháp nếu đường ống hoạt động mà không có chứng nhận.

Người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại ING, ông Warren Patterson cho biết Nord Stream 2 đang có trục trặc với chính sách năng lượng của EU. Điều này xuất phát từ việc Đức quay lưng với khí đốt của Nga.

Theo ông: “Kế hoạch chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga trước năm 2030 của EU sẽ đồng nghĩa với việc chúng ta khó có thể thấy đường ống vận hành hay khí đốt sẽ chảy qua Nord Stream 2”.

Số phận phụ thuộc vào chiến tranh tại Ukraine

Kết quả của cuộc xung đột tại Ukraine sẽ quyết định một phần đến số phận của đường ống Nord Stream 2.

Nhiều lo ngại dấy lên rằng chiến tranh tại Ukraine gây tổn thất song không có ai giành chiến thắng. Cuộc đàm phán song phương để có thỏa thuận ngừng bắn và chấm dứt chiến tranh vẫn còn nhiều trở ngại.

Giám đốc năng lượng, khí hậu và tài nguyên tại Eurasia Group, ông Henning Gloystein cho biết: “Nord Stream 2 có thể được khởi động lại hoặc thông qua nếu cuộc xung đột tại Ukraine kết thúc, đảm bảo hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine. Bên cạnh đó, các hành động gây hấn của Nga cũng không xảy ra trong tương lai”.

Dấu hiệu cảnh báo sớm

Tình huống của Nord Stream 2 luôn gây tranh luận từ khi Gazprom và một số công ty năng lượng châu Âu chấp thuận việc xây dựng nó năm 2015.


Bản đồ tuyến đường Nord Stream 2 tại một trạm tiếp nhận ở Đức (Nguồn: Bloomberg)
Bản đồ tuyến đường Nord Stream 2 tại một trạm tiếp nhận ở Đức (Nguồn: Bloomberg)

Ở thời cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, Đức và Nga khẳng định Nord Stream 2 là một liên doanh thương mại thuần túy và nó sẽ làm giảm mức giá khí đốt tiêu dùng tại châu Âu. Thế nhưng, dự án được vận hành chỉ 1 năm sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea khiến Berlin hứng chịu chỉ trích.

Chủ tịch Hội đồng Tổ chức Hội nghị An ninh Munich, nhà cựu ngoại giao Wolfgang Ischinger cho hay: “Nếu tất cả chúng ta thấu đáo và thông minh, thì đã không ký kết Nord Stream 2”.

Theo ông Ischinger, Berlin đã bỏ ra nhiều công sức để từ bỏ mối quan hệ kinh tế giữa Đức và Nga. Theo đó, mối quan hệ đã tạo nên dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 và Đức hiện đang thức tỉnh rằng “Nga là đối thủ của chúng tôi”.

Nhiều bên, đặc biệt là Mỹ và Đông Âu gồm Ba Lan và Ukraine đã cảnh báo dự án đường ống là một sáng kiến tồi tệ. Các nước này cho rằng sự xuất hiện của đường ống chỉ làm tăng thêm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga và giảm an ninh năng lượng của khu vực.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

20 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

20 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

20 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

20 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước