meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tác động của việc chính phủ Nga vỡ nợ sẽ lớn đến đâu?

Thứ ba, 28/06/2022-00:06
Vì không thể thực hiện thanh toán đúng hạn chót khi đến ngày 26/6 cho khoản lãi 100 triệu USD của lô trái phiếu ngày 27/5, Nga bị coi là vỡ nợ.

Kết thúc ngày 26/6 cũng là thời điểm Nga có thể thanh toán lãi 100 triệu USD của lô trái phiếu đến hạn vào ngày 27/5 hết hạn. Moscow đã bị coi là vỡ nợ nước ngoài lần đầu tiên kể từ năm 1918 vì không thể thanh toán đúng hạn chót.

Bộ Tài chính Mỹ đã rút lại một miễn trừ đặc biệt giúp Nga trả hàng tỷ USD tiền nợ trái phiếu cho giới đầu tư quốc tế qua hệ thống ngân hàng nước này vào tháng trước. Bộ Tài Chính Nga cũng đáp trả động thái này bằng cách thông báo sẽ thanh toán tiền lãi trái phiếu ngoại tệ bằng đồng Rúp.

Bên cạnh đó, Nga cũng đổ lỗi cho phương Tây vì đẩy Nga vào tình cảnh vỡ nợ này. Bởi lẽ, thực chất họ vẫn có đủ điều kiện để thanh toán nhưng dự trữ ngoại hối của Nga ở nước ngoài đã bị đóng băng vì lệnh trừng phạt.

“Chúng tôi có tiền và sẵn sàng thanh toán. Việc quốc gia rơi vào tình cảnh này là do sự cố ý dàn xếp của những nước không thân thiện. Điều đó làm ảnh hưởng phần nào đến chất lượng cuộc sống của người Nga”, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga Anton Siluanov.


Nga vỡ nợ nước ngoài vì lệnh trừng phạt của phương Tây
Nga vỡ nợ nước ngoài vì lệnh trừng phạt của phương Tây

Ông Tim Ash - nhà phân tích cấp cao tại hãng tài chính Bluebay Asset Management đã chia sẻ trên Twitter rằng rõ ràng Nga có thể kiểm soát khả năng vỡ nợ nhưng lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến họ rơi vào tình cảnh như bây giờ.
Khoản nợ của Nga là bao nhiêu?

Hiện tại, Moscow có khoảng một nửa trong số 40 tỷ USD trái phiếu quốc tế thuộc về trái chủ nước ngoài. Nga có khoảng 640 tỷ USD dự trữ ngoại tệ và vàng từ trước khi xung đột tại Ukraine xảy ra. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đang bị đóng băng.

Thời điểm sau cuộc cách mạng Bolshevik từ 1 thế kỷ trước là lần gần nhất Nga vỡ nợ nước ngoài. Đó là khi Đế chế Nga sụp đổ và Liên bang Xô viết được thành lập. Bên cạnh đó, Nga cũng từng vỡ nợ trái phiếu nội địa năm 1998, tuy nhiên nhờ viện trợ quốc tế nên nước này đã thoát tình thế.

Các nhà đầu tư đã dự đoán về khả năng Nga bị vỡ nợ trong nhiều tháng qua. Theo đánh giá của các cơ quan xếp hạng tín nhiệm, giá trái phiếu của Nga giống như trái phiếu bỏ đi.

Dựa vào đâu để biết quốc gia nào đã vỡ nợ?

Theo hãng tin AP, tòa án hoặc các cơ quan xếp hạng tín nhiệm có thể đưa ra tuyên bố về một nước đã vỡ nợ.

Ở một mặt khác, các trái chủ có hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (credit default swap) có thể đưa ra yêu cầu cho một ủy ban gồm đại diện của các công ty tài chính lớn để xem việc quốc gia không thể thanh toán nợ có phải trả tiền ngay lập tức không. Tuy vậy, đây không phải là lời tuyên bố chính thức rằng quốc gia đó đã vỡ nợ.

Uỷ ban Xác định Vỡ nợ Tín dụng - một nhóm gồm các ngân hàng và quỹ đầu tư hàng đầu thế giới ngày 7/6 đã xác định rằng sau khi thanh toán cho một lô trái phiếu đến hạn ngày 4/4, Nga đã không trả thêm lãi suất bắt buộc.

Tác động của việc chính phủ Nga vỡ nợ sẽ lớn đến đâu? - ảnh 2

Tuy vậy, vẫn khó phán đoán được ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt đối với thanh toán nợ của Nga vì cơ quan trên hiện chưa thực hiện thêm bất kỳ đồng thái mới nào.

Giới đầu tư có thể làm gì?

Một nước được phán quyết là đã chính thức vẫn nợ nếu có từ 25% trái chủ khẳng định họ chưa nhận được tiền thanh toán. Nếu tình huống này xảy ra, tất cả các lô trái phiếu của Nga cũng bị vỡ nợ và sau đó trái chủ có thể yêu cầu tòa án can thiệp nhằm ép buộc Moscow thanh toán, theo điều khoản từ hợp đồng.

Thông thường, chính phủ bị tuyên bố vỡ nợ và chủ đầu tư có thể trao đổi và thương lượng với nhau. Các trái chủ có thể đền bù phần nào tổn thất và có thể nhận thêm được các trái phiếu mới có giá trị thấp hơn.

Thế nhưng, các nhà đầu tư không thể dàn xếp với Bộ Tài Chính Nga do những ảnh hưởng của lệnh cấm vận từ phương Tây. Ngoài ra, chiến sự tại Ukraine vẫn chưa rõ hồi kết và cũng không biết trái phiếu bị vỡ nợ có tổng giá trị bao nhiêu.

Theo ông Jay S. Auslander, luật sư chuyên về nợ chính phủ tại hãng luật Wilk Auslander, nếu ở tình huống trên, tuyên bố Nga vỡ nợ và khởi kiện có thể không phải là lựa chọn thông minh nhất.

Vị luật sư này cho hay nếu làm điều đó, các nhà đầu tư sẽ đối mặt với rất nhiều biến số chưa biết đến và cũng không thể thương lượng với Nga. Bởi vậy, các chủ nợ nên quan sát tình hình và chờ thêm thời gian.

Một quốc gia khi bị vỡ nợ có thể bị cô lập khỏi thị trường trái phiếu quốc tế đến khi hoàn thành thanh toán và có được niềm tin của nhà đầu tư. Thế nhưng, ở trường hợp của Nga, việc quay lại vay nợ có vẻ rất gian nan vì Nga hiện đang bị cắt đứt khỏi thị trường vốn của phương Tây.

Vụ việc Nga bị vỡ nợ ảnh hưởng lớn thế nào?

Bị ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt, các công ty quốc tế phải rời bỏ Nga và khiến mối quan hệ thương mại tài chính nước này bị gián đoạn đối với phần còn lại của thế giới. Nga đang phải chịu một căn bệnh cô lập và được thể hiện rõ qua triệu chứng “vỡ nợ”.

Tác động của việc chính phủ Nga vỡ nợ sẽ lớn đến đâu? - ảnh 3

Theo các nhà phân tích, nếu chính phủ Nga thực sự vỡ nợ ở lần này thì ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu sẽ không tồi tệ như năm 1998.

Trước đây, chính phủ Mỹ phải vào cuộc và kêu gọi các ngân hàng giải cứu quỹ phòng hộ Long-Term Capital Management khi Nga không thể thanh toán trái phiếu đồng Rúp. Mỹ lo ngại sự sụp đổ của quỹ này sẽ làm hệ thống thống tài chính và ngân hàng rung chuyển.

Tuy nhiên, các trái chủ có thể bị thua lỗ nghiêm trọng, ví dụ như các quỹ đầu tư vào trái phiếu thị trường mới nổi. Dẫu vậy, trong chỉ số trái phiếu thị trường mới nổi, Nga chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Do đó, mức độ thiệt hại của các quỹ đầu tư sẽ phần nào được giảm đi.

Theo Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, việc vỡ nợ trái phiếu của chính phủ sẽ không gây thiệt hại mang tính hệ thống, bất chấp cuộc chiến đang gây nên những hậu quả nghiêm trọng về con người hay đẩy giá năng lượng và lương thực lên cao.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

34 phút trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

34 phút trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

34 phút trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

35 phút trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước