Sự hạ nhiệt của giá ure có phải là nguyên nhân khiến cổ phiếu phân bón giảm mạnh?
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 27/6: Cổ phiếu blue-chips kéo VN-Index lấy lại mốc 1.200 điểmĐiểm danh TOP 20 người giàu nhất sàn chứng khoán: 4 người sở hữu tài sản chục nghìn tỷ đồng, nhiều doanh nhân ngược dòng thăng hạngChuyên gia VinaCapital: Chứng khoán Việt Nam sẽ hồi phục mạnh mẽ khi Fed nới lỏng việc tăng lãi suấtNgay đầu tuần, thị trường chứng khoán đã có dấu hiệu tích cực khi sắc xanh phủ khắp. Tuy nhiên, cổ phiếu phân bón lại có xu hướng ngược chiều bằng sự giảm mạnh xuất phát từ sự hạ nhiệt của giá ure. So với trung tuần trong tháng 4, trên thới giới nói chung giá ure đã giảm khoảng hơn 30%, còn tại thị trường Việt Nam nói riêng, giá ure cũng đã giảm so với hồi đầu năm.
Phiên giao dịch đầu tuần của thị trường chứng khoán vừa khép lại với sắc xanh phủ rộng trên hàng loạt nhóm cổ phiếu. VN-Index đã lấy lại mốc 1.200 vừa đánh mất vào tuần trước khi tăng hơn 17 điểm. Tuy nhiên, trái ngược với đó là nhóm cổ phiếu phân bón như BFC, LAS, PSW vẫn chìm trong sắc đỏ, thậm chí DPM và DCM còn ở mức "trắng bên mua".
Nguyên nhân của sự trái ngược này được đánh giá là do sự hạ nhiệt của giá phân bón. Cụ thể, theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, giá ure vào giữa tháng 6/2022 ở nước ta đã giảm khoảng 2 triệu đồng/tấn so với đầu năm. Giá ure Phú Mỹ và ure Cà Mau với mức bán buôn hồi đầu năm là 17 triệu đồng/tấn thì nay chỉ còn 15 triệu đồng/tấn. Giá bán lẻ phân bón như Ure, DAP, NPK, Kali... cũng đã giảm từ 20.000-50.000 đồng/bao (trọng lượng 50kg) so với cùng kỳ năm ngoái.
Một báo cáo về ngành phân bón vào cuối quý 1/2022, SSI Research cũng đã dự đoán về giá ure có thể giảm mạnh từ tháng 6 trở đi sau khi đạt đỉnh vào tháng 3. Nguyên nhân là do Trung Quốc dần nới lỏng chính sách xuất khẩu và vấn đề thiếu than dần được khắc phục. Ngoài ra do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine, việc nối lại giao thương giữa Nga và các nước Châu u sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Chứng khoán KIS Việt Nam cũng có cùng quan điểm đó khi cho rằng, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp phân bón có thể sẽ bị chậm lại. Trong 3 tháng đầu năm nay, tỷ suất lợi nhuận gộp toàn ngành đã đạt đỉnh mới ở mức 31,7%. Tuy nhiên, thời gian tới giá nhiên liệu tăng cao, trong khi giá phân bón có xu hướng giảm sẽ dẫn tới tỷ suất lợi nhuận gộp của ngành phân bón trong các quý tiếp theo sẽ giảm sau khi đạt đỉnh vào quý 1.
Ngoài ra, một thông tin được cho là sẽ tác động đến các doanh nghiệp Phân bón đó là Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Trên thực tế, việc xuất khẩu trong quý I vừa qua đã giúp các doanh nghiệp phân bón được hưởng một nguồn lợi lớn. Cụ thể, DCM có doanh thu hoạt động xuất khẩu trong quý 1/2022 đạt 2.195 tỷ đồng, gấp 5,5 lần so với cùng kỳ. DAP - Vinachem cũng ghi nhận doanh thu xuất khẩu tăng gấp đôi cùng kỳ, đạt 559 tỷ đồng. Trong khi đó, DPM cũng đã trúng thầu xuất khẩu hàng trăm ngàn tấn ure với giá bán cao.
Tuy nhiên, KIS cũng chỉ ra rằng, với mức thuế 5%, đây là con số không đáng kể đối với các đơn vị xuất khẩu. Bởi so với giá bán trong nước thì giá xuất khẩu cao hơn rất nhiều, do đó các công ty này có thể đạt được một khoảng "hậu hĩnh".