Startup xe điện: Không có lãi dù doanh số cao, khả năng hòa vốn gần như bằng 0
Giá pin điện cho EV đang trên đà tăng cao cùng tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong năm 2022 khiến chi phí để sản xuất một chiếc xe điện lớn đang là bài toán khó giải cho các hãng sản xuất xe điện. Thực tế, các startups phải bỏ vào một số tiền mặt lớn để có thể ra mắt thị trường một mẫu xe điện mới, thông minh cùng nhiều tiện ích để tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường ô tô điện lớn nhất thế giới.
Thời gian qua, cái tên nổi bật có thể nhắc đến là 3 công ty startup của Trung Quốc đã niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, gồm Nio - Hãng sản xuất đứng đầu phân khúc xe cao cấp; Xpeng - Thương hiệu chứa phần mềm tự động giải mã khiến Tesla phải kiêng dè; Li Auto - một “tay đua” trẻ tuổi mới nổi.
Điều gì đang khiến Mỹ không thể khai thác “mỏ vàng” ngành xe điện của mình?
Những nguyên liệu thô cần thiết để sản xuất xe điện, tuabin gió hay các tấm pin mặt trời đều đến từ những khu vực địa người dân địa phương đặc biệt quý trọng. Vì vậy, Mỹ sẽ rất khó khăn để có quyền khai thác chúng.Mối quan tâm tới xe điện không kém gì giá xăng nhưng hiện có vẻ đã “bão hòa”
Sự chú ý đổ dồn về xe điện cũng không kém cạnh gì so với giá xăng những lúc biến động mạnh.Các startup xe điện cùng cuộc đua trở thành 'Tesla thứ 2': Liệu có đơn giản?
Những startup mới có giá trị nhất đang tung ra những mẫu xe điện đầu tiên của mình trong một môi trường hoàn toàn khác. Họ phải tìm cách thiết lập được chỗ đứng trong bối cảnh thị trường xe điện ngày càng cạnh tranh gay gắt của nhiều thương hiệu.Cả 3 công ty này cho biết số liệu doanh thu của họ khá tích cực, nhưng phải đối diện với khoản lỗ lớn vào 1 năm trước do chi phí sản xuất tăng cao và gián đoạn nguồn cung. Xpeng thể hiện rất nhiều mặt khó khăn vì lượng chip thiếu hụt.
WSJ cho hay, nhiều công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực xe điện tại Trung Quốc hiện đã giảm tốc tăng trưởng. Những biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt của giới chức thành phố trước đó khiến các showroom trưng bày của Xpeng không có khách hàng. Đại diện Li Auto cũng cho biết số lượng đơn đặt hàng cho xe cũ không nhiều vì người dân đang chờ những mẫu xe điện mới.
Trong bối cảnh này, thị trường ô tô điện tại Trung Quốc lại chào đón một “tân binh” - China Evergrande New Energy Vehicle Group. Theo thông tin, đây là công ty con của nhà phát triển bất động sản Evergrande. Trước đó China Evergrande New Energy Vehicle Group đã bắt đầu sản xuất hàng loạt và dự kiến sẽ bàn giao xe vào tháng 10 tới
Theo WSJ, công ty Nio có trụ sở tại Thượng Hải công bố doanh thu đạt 1,5 tỷ USD trong quý II/2022. Dù từng phá được kỷ lục của chính mình trước đó nhưng hãng xe điện này vẫn báo lỗ 411 triệu USD, gần gấp 5 lần so với cuối năm ngoái. Còn Xpeng, tuy đã có vị trí trong top 10 thương hiệu EV hàng đầu Trung Quốc thông qua việc tăng gấp đôi số lượng xe bán ra, nhưng thực tế đã lỗ 403 triệu USD.
Giám đốc điều hành Xpeng - He Xiaopeng cho biết, vì tình trạng thiếu chip nhớ và pin xe điện đã gây ra nhiều thách thức lớn cho công ty. Tuy đã nỗ lực cải thiện nhưng đơn vị này vẫn phải đối mặt với các nguy cơ về thiếu hụt 10 loại chip cần sử dụng trong quá trình lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm.
Trong khi đó, các giám đốc điều hành của Xpeng cho biết việc tăng giá xe cũng không thể giúp công ty bù đắp toàn bộ các khoản lỗ. Lượng đơn đặt hàng còn tồn động khiến Xpeng buộc phải bán đi một số mẫu xe đã bàn giao trước đó với mức giá thấp hơn. Tiềm năng tăng doanh số ô tô điện trên thị trường Trung Quốc cũng bị hạn chế vì những ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế giảm tốc.
Trong khi đó Chủ tịch Li Auto - Kevin Shen vẫn lạc quan về tiềm năng phát triển của công ty mình. Doanh thu theo công bố của Li Auto tăng 73% trong quý II, các khoản lỗ cũng tăng gấp đôi tới 96 triệu USD so với một năm trước.
Theo Fitch Ratings, phần lớn các nhà sản xuất xe điện tại Trung Quốc trong 6 tháng đầu tiên hoàn toàn không có lãi, thậm chí họ cũng khó có thể hòa vốn trong vòng 12 - 18 tháng. Tuy nhiên, nhờ một số chính sách hỗ trợ như miễn thuế, trợ cấp tiền mặt hay nới lỏng hạn ngạch giấy phép đã giúp thị trường ô tô điện tại Trung Quốc còn tiềm năng bùng nổ. Doanh số hàng tháng của các dòng xe sử dụng năng lượng mới tăng gấp đôi vào năm 2022, có thể tăng gấp 3 so với cùng kỳ năm 2021.
Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc đại lục dự kiến đạt doanh số 6,5 triệu xe lai hybrid và xe plug-in trong năm nay. Giới chức nước này trước đó đã đặt mục tiêu tăng thị phần các loại xe chạy bằng năng lượng mới vào năm 2025 lên 20%, song chỉ tới tháng 8 vừa qua đã hoàn thành song kế hoạch. Hiệp hội Xe du lịch cũng dự đoán các dòng xe điện có thể chiếm 55% thị phần vào năm 2025.
Hiện tại, theo ước tính của Xpeng vẫn còn một số khách hàng chần chừ vì mong chờ các mẫu xe mới dự kiến ra mắt vào cuối năm nay, nhất là họ chờ đợi dòng xe thể thao G9 của hãng. Mẫu xe này được đánh giá là có thể cạnh tranh trực tiếp với dòng xe Model Y của Tesla.
Nhà phân tích Jiong Shao của Barclays cho biết, không giống với các công ty thông thường, startups EV liên tục phải “vung tiền” để phát triển cũng như xây dựng mô hình mới. Họ không thể cắt giảm chi phí một cách đơn thuần để giảm thua lỗ. Vì vậy, kể cả Xpeng, Nio hay Li Auto thì vẫn phải đối mặt với các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng, trong bối cảnh nền kinh tế chung vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
“Các công ty ô tô có sự cạnh tranh khốc liệt để tranh giành nguồn cung chip hoặc hệ thống tiên tiến nhất. Điều này tức là những thay đổi lớn trong ngành xe điện đang dần diễn ra” - Nhà sáng lập công ty cung cấp giải pháp xe thông minh Pateo - Ông Ken Ying cho biết.
Theo Shao - Các startup dồn nguồn lực để tạo ra sự khác biệt thị trường, cũng giống như BYD. Financial Times đưa tin, BYD đã soán ngôi Tesla để trở thành nhà sản xuất ô tô chạy bằng pin phổ biến nhất trên thị trường. Sự thành công của BYD tới từ việc có thể chế tạo pin sử dụng lâu và rẻ hơn những nhà sản xuất xe điện tới từ Mỹ hay Nhật.