Site Engineer là gì? Tại sao nên lựa chọn ngành Site Engineer
BÀI LIÊN QUAN
Data engineer là gì? Cơ hội việc làm của lập trình viên Data engineerCivil engineering là gì? Những thông tin cần biết về Civil engineeringBig data engineer là gì? Các công việc của big data engineer là gì?Site Engineer là gì?
Site Engineer được hiểu là ngành kỹ sư công trình. Đây là một trong những ngành hiện đang rất được quan tâm vì nhu cầu tuyển dụng cũng rất nhiều.
Công việc của các kỹ sư công trình chính là quản lý các dự án được xây dựng, giám sát công việc đồng thời bảo đảm công trình được xây dựng hoàn thành đúng theo thiết kế và đúng kế hoạch đã được đề ra trước đó.
Những người kỹ sư công trình thường sử dụng khối tính toán, sáng tạo và bàn tay tài hoa của mình để biến những thiết kế trên giấy của các kiến trúc sư thành những ngôi nhà khang trang hay những khu đô thị hiện đại mà bạn có thể được tìm thấy trong cuộc sống hằng ngày
Bên cạnh đó, họ cũng là những người bảo đảm cho cấu trúc được xây dựng theo thời gian như dàn giáo được lắp ráp và được sử dụng một cách an toàn nhất. Kỹ sư công trình có rất nhiều loại như: kỹ sư công trình thủy lợi hay kỹ sư công trình biển, kỹ sư công trình đô thị và kỹ sư công trình quân sự,...
Công việc mà những Engineer phải làm
Tùy thuộc vào vị trí phụ trách thì công việc của mỗi kỹ sư công trình trong mỗi mảng khác nhau thì công việc sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản thì một kỹ sư công trình sẽ cần phải làm những công việc sau:
- Phân tích các bảng báo cáo điều tra và các bản đồ địa hình cũng như tình hình của khu vực để lên kế hoạch xây dựng tại khu vực đó
- Xem xét tình hình và đưa ra các dự đoán về những mối nguy hiểm có thể xảy ra với môi trường cùng với việc kết hợp với những yếu tố khác để có thể phân tích cụ thể rủi ro khi xây dựng.
- Tiến hành kiểm tra đất và địa hình của các khu vực đó để xác định được độ vững của nền móng khi xây dựng công trình.
- Kiểm tra các chất liệu xây dựng như gạch và sắt thép, xi măng,... hay những vật liệu đặc trưng trong một công trình cụ thể.
- Giám sát và khảo sát hoạt động để có những điểm tham chiếu, điểm số và độ cao để có thể hướng dẫn công nhân thi công.
- Báo cáo với các chủ đầu tư hay khách hàng về các đề xuất đặt thầu cùng những rủi ro mang lại, sau đó ước tính nhân lực và nguồn vốn cho dự án
- Quản lý và điều hành những công việc tại công trường ví dụ như sửa chữa hay bảo trì những cơ sở vật chất xuống cấp
Những kỹ năng cần có của một Engineer là gì?
Với bất kỹ công việc nào thì để có thể làm tốt được công việc của mình, bạn cần có cho bản thân những kỹ năng làm việc. Những kỹ năng mà một người Engineer cần có đó là:
Khả năng đọc hiểu bản thiết kế
Đây là kỹ năng bắt buộc phải có đối với các kỹ sư công trình bởi bản vẽ thiết kế chính là ngôn ngữ giao tiếp của các kiến trúc sư với kỹ sư. Do vậy việc đọc bản vẽ thiết kế chính xác là điều mà các kỹ sư cần phải thuần thục và nhuần nhuyễn.
Việc này giúp cho các kỹ sư có thể khai thác được triệt để những ý tưởng mà kiến trúc sư đem vào bản thiết kế và biến nó thành một công trình thành công.
Kỹ năng dự tính ngân sách cho dự án
Từ việc thành thạo khả năng đọc bản vẽ, kỹ sư công trình sẽ có thể bóc tách và xác định được những thứ cần có cho công trình. Từ đó tình toán được con số vật liệu xây dựng và nguồn nhân lực cần thiết dùng trong dự án.
Mỗi dự án sẽ có tính chất và thiết kế khác nhau nên đòi hỏi phải dự toán của có độ chính xác cao.
Kỹ năng sử dụng máy tính và các phần mềm thiết kế liên quan
Việc sử dụng máy tính thành thạo đem lại rất nhiều lợi ích cho những người làm kỹ sư công trình và giúp công việc của họ có hiệu quả hơn.
Hiện nay, một số phần mềm hỗ trợ cho các kỹ sư công trình bao gồm: autoCAD, 3dsmax hay dự toán GXD, dự án GXD và quyết toán GXD,...
Kỹ năng làm việc nhóm
Để tạo ra công trình thành công thì cần có sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc sư với kỹ sư công trình, hai bên cần tìm được tiếng nói chung để có thể hoàn thiện bản vẽ và hiện thực hóa chúng.
Vì vậy, cả hai bên cần thực hiện sự hiểu biết lẫn nhau của mình để có thể nắm bắt những ý kiến cũng như ý tưởng để mang đến một công trình hoàn thiện và ưng ý nhất.
Kỹ năng lập hồ sơ dự thầu và xây dựng hồ sơ quyết toán
Để có thể thực hiện được tốt kỹ năng này thì người kỹ sư công trình cần phải làm thuần thục những việc từ tính giá dự thầu, bóc tách kiểm tra khối lượng cho đến kỹ năng tra mã hiệu công việc,...
Nắm bắt được thời điểm để lập các đơn dự thầu mã bảo lãnh dự thầu sao cho thích hợp nhất và khi làm hồ sơ cần thật cẩn thận đồng thời chú ý để không xảy ra sai sót nào.
Lý do nên chọn ngành Site Engineer là gì?
Một số lý do khiến bạn lựa chọn ngành kỹ sư công trình này là:
- Có thể thỏa sức sáng tạo hay thiết kế và hiện thực hóa những ý tưởng của bản thân
- Cơ hội để phát triển bản thân trong tương lai vô cùng rộng mở
- Hiện nay, ở nước ta số lượng các kỹ sư công trình đang rất thiếu hụt về cả số lượng và chất lượng
- Công việc rất đa dạng và có nhiều sự lựa chọn
- Nhiều cơ sở đào tạo kỹ sư công trình chất lượng trên cả nước
Trên đây là một số lý do tại sao bạn nên lựa chọn ngành kỹ sư công trình để theo học. Khi mà đội ngũ công nhân dồi dào nhưng đội ngũ kỹ sư lại thiếu hụt trầm trọng thì đây là một ngành đầy tiềm năng.
Mức thu nhập của Engineer là bao nhiêu?
Tiếp tục chuỗi câu hỏi về “Site Engineer là gì” ta sẽ đi tìm hiểu thu nhập của ngành này. Mức thu nhập của một kỹ sư công trình thường được xem là khá cao và còn tùy thuộc vào vị trí làm việc, trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc.
- Đối với những sinh viên mới ra trường thì mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 6 triệu đến 8 triệu
- Với những kỹ sư có kinh nghiệm từ 4 - 5 năm thì mức thu nhập sẽ trong khoảng 15 triệu - 30 triệu một tháng
- Với những người làm lâu năm trong nghề và chỉ nhận những công trình lớn thì mức thu nhập có thể khoảng 40 triệu - 50 triệu một tháng
Tổng kết
Site Engineer là gì và lý do bạn nên học ngành này đã được chúng tôi giải đáp qua bài viết trên. Đây là một ngành có thu nhập tương đối cao. Vậy nên bạn hãy cố gắng trau dồi cho mình những kiến thức chuyên môn tốt nhất và học hỏi kinh nghiệm để có thể có được mức thu nhập mong muốn nhé.