meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sinh viên năm cuối nên làm gì trước khi tốt nghiệp ra trường?

Thứ năm, 29/09/2022-11:09
Những ngày tháng cuối cùng của sinh viên trên giảng đường luôn khiến họ trăn trở, băn khoăn về con đường tương lai phía trước khi kết thúc chặng đường học hành. Vậy sinh viên năm cuối nên làm điều gì trước khi chính thức tốt nghiệp ra trường.

Củng cố kiến thức

Điều quan trọng nhất mà sinh viên năm cuối cần làm là củng cố lại kiến thức chuyên ngành của mình. Đại học là một quãng thời gian học tập rất dài thường kéo dài 3-4 năm, thậm chí với một số ngôi trường là 5 - 6 năm. Khối lượng kiến thức vì thế sẽ khá lớn, cần các bạn sinh viên phải mài dũa, rèn luyện hàng ngày để tránh mai một. 

Hệ thống lại kiến thức không chỉ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về những gì mình được giảng dạy trên giảng đường mà còn giúp bạn tự tin hơn khi thi tuyển vào một số vị trí công việc, đặc biệt là khi thi tuyển công chức, viên chức Nhà nước, thi ngân hàng. Thêm vào đó các kiến thức khi còn học Đại học cũng có thể sẽ giúp bạn vượt qua nhiều vấn đề trong cuộc sống. 


Điều quan trọng nhất sinh viên năm cuối cần làm là hệ thống lại kiến thức đã học
Điều quan trọng nhất sinh viên năm cuối cần làm là hệ thống lại kiến thức đã học

Nỗ lực đạt được bằng cấp cao nhất 

Các sinh viên năm cuối cần đảm bảo sự tập trung cao nhất cho việc thi cử, hoàn thành số tín chỉ, học phần còn thiếu, trả nợ các môn học chưa thi qua, cải thiện điểm số các môn. Thi các chứng chỉ tin học và ngoại ngữ theo yêu cầu của nhà trường. Một bảng điểm đẹp cũng sẽ giúp cho các bạn sinh viên phần nào ghi điểm trong mắt của những nhà tuyển dụng tương lai. 

Hiện nay, nhiều bạn sinh viên năng động đã đi làm ngay từ năm thứ nhất, có thu nhập ổn định nên quan niệm rằng bằng cấp là không thực sự quan trọng. Các nhà tuyển dụng sẽ chỉ quan tâm đến kinh nghiệm làm việc nên các bạn dần “lơ là” với nhiệm vụ chính là học hành và chỉ “lao đầu” vào công việc làm thêm để khẳng định bản thân mình. Tuy nhiên, chính những suy nghĩ này sẽ trở thành “rào cản” vô hình cho bạn nếu bạn muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp và công việc. Vì việc bạn bị nợ môn, nợ bằng, chưa thể tốt nghiệp đúng thời hạn sẽ khiến bạn bị đánh giá thấp hơn so với nhiều đồng nghiệp khác trong văn phòng sau này, khó được nâng lương, thăng chức. Đây là điều phổ biến và có thật khi bạn làm ở các doanh nghiệp lớn, làm ở các nhà băng, đơn vị Nhà nước. Chính vì thế các bạn sinh viên phải tranh thủ thời gian để hoàn tất việc lấy bằng sớm nhất.

Rèn luyện thêm về kỹ năng ngoại ngữ

Không thể phủ nhận vai trò của ngoại ngữ trong thời đại hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội sâu rộng như hiện nay. Nếu giỏi ngoại ngữ, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những công việc có mức lương cao, môi trường làm việc quốc tế, cạnh tranh, có cơ hội đi du học, công tác nước ngoài.

Việc rèn luyện ngoại ngữ không phải là công việc có thể thực hiện trong “một sớm một chiều” mà có thể giỏi lên ngay. Các bạn sinh viên cần phải có sự đầu tư vô cùng nghiêm túc ngay từ khi mới vào năm thứ nhất. Khi đã là một sinh viên năm cuối sắp tốt nghiệp thì bạn nên duy trì rèn luyện trình độ ngoại ngữ của mình hằng ngày và thi lấy chứng chỉ để chứng minh năng lực. Ngoài ra nếu như bạn có thể sử dụng được nhiều ngoại ngữ cũng sẽ là một lợi thế rất lớn.


Sinh viên năm cuối nên học ngoại ngữ
Sinh viên năm cuối nên học ngoại ngữ

Không chỉ có tiếng Anh mà những loại ngôn ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật cũng rất phổ biến dạo gần đây. Hãy tìm hiểu xem công việc tương lai mà bạn định nộp hồ sơ yêu cầu loại ngôn ngữ nào để học ngôn ngữ đó. Giỏi ngoại ngữ thì ngoài xin việc chuyên môn có yêu cầu bằng cấp ngôn ngữ thì bạn cũng có thể làm thêm công việc phiên dịch, biên dịch để kiếm thêm thu nhập bên ngoài, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nâng cấp, học hỏi thêm về kỹ năng mềm

Chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn thôi vẫn sẽ là chưa đủ trong thời đại lực lượng lao động dồi dào và cạnh tranh như hiện nay. Đặc biệt là thực tế làm việc sẽ vô cùng khác biệt so với những gì mà bạn được học lý thuyết trên giảng đường. Để có thể nhanh chóng đạt được thành công, thành tựu lớn lao trong công việc, bên cạnh những kiến thức chuyên môn thì bạn còn cần phải có thêm những kỹ năng mềm khác.

Đó có thể là kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, quản trị thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch, đàm phán, kỹ năng lãnh đạo,…Có rất nhiều các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc, tuy nhiên, tùy thuộc sự đặc thù trong mỗi ngành, nghề mà có những yêu cầu khác biệt về mặt kỹ năng cụ thể. Do đó, để có thể chuẩn bị được tốt nhất cho quá trình tìm việc, xin việc cũng như làm việc sau này, bạn hãy tham gia vào những chương trình đào tạo kỹ năng mềm, hoặc tự học hỏi thêm kinh nghiệm trên các trang truyền thông online để từ đó tạo ra nền tảng vững chắc hơn cho mình, giúp bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn. Bạn cũng nên tham gia thêm nhiều hội nhóm, các chương trình workshop để được trau dồi về kỹ năng hoặc được giảng viên hỗ trợ giảng dạy. 

Có một kỳ thực tập nghiêm túc 

Tất cả các sinh viên năm cuối đều sẽ có một kỳ thực tập. Các bạn sinh viên không nên chỉ thực tập “cho có” mà nên cố gắng tích lũy nhiều kinh nghiệm, kiến thức nhất có thể. Các nhà tuyển dụng rất có thể quan tâm xem bạn đã từng thực tập tại đâu, trải qua làm công việc ở vị trí nào và đã có những kinh nghiệm làm việc ra sao. Và nếu bạn đã từng trải nghiệm thực tập tại một đơn vị uy tín, được nhận xét tốt, thì đó cũng có thể là một điểm sáng đáng ghi nhận trong CV.

Khi tham gia vào kỳ thực tập một cách nghiêm túc, giá trị mà bạn nhận lại được sẽ là những sự trải nghiệm thực tế đầu tiên trong chuyên ngành học tập của mình, từ đó tự tin hơn khi đi xin việc chính thức. Đồng thời bạn cũng sẽ mở rộng ra thêm những mối quan hệ mới, những người anh chị, cấp trên tại đơn vị thực tập có thể giúp đỡ bạn xin việc mới trong tương lai. Do đó, các bạn sinh viên hãy xem thực tập như một công việc nghiêm túc đầu tiên để bạn bắt đầu cuộc hành trình mới. Đừng xem việc thực tập và chỉ làm cho có hình thức để viết báo cáo, đây sẽ nơi bạn học được kiến thức thực tế.

Tranh thủ tìm một công việc làm thêm

Sinh viên năm cuối có thể sẽ có nhiều thời gian rảnh hơn khi các học phần, tín chỉ gần như đã hoàn thành, công việc thực tập cũng không quá bận rộn. Đây là thời điểm tuyệt vời để bạn làm thêm. Thậm chí bạn có thể tham gia việc thực tập có lương để vừa tích lũy thêm kiến thức vừa có thể tăng thêm thu nhập của mình. 


Sinh viên năm cuối có thể tìm việc làm thêm
Sinh viên năm cuối có thể tìm việc làm thêm

Thay vì những công việc làm thêm tay chân, có tính thời vụ thì các bạn sinh viên nên chọn các công việc văn phòng như cộng tác viên tuyển dụng, cộng tác viên content marketing, quay dựng, edit video, dịch thuật, phiên dịch, nhân viên kinh doanh, telesales…để có điều kiện tiếp xúc với môi trường văn phòng. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn thực tế về môi trường công sở và có những bước chuẩn bị quan trọng cho công việc chính thức sau này. Làm việc tại những môi trường này cũng sẽ giúp bạn có thể cân bằng thời gian, biết thêm cách ứng xử, giao tiếp. 

Xác định, tìm hiểu cụ thể về những công việc muốn làm trong tương lai

Năm cuối của quãng đời sinh viên cũng là năm học rất quan trọng để bạn có thể định hướng, hình dung về nghề nghiệp mà mình muốn làm trong tương lai. Tuy nhiên bạn cần phải có sự phân bổ về mặt thời gian thật sự cân bằng, hợp lý. Bạn vẫn cần phải đảm bảo kết quả học tập trên trường và lấy được các chứng chỉ cần thiết. 

Bạn có thể tham khảo thông tin trên các trang tìm kiếm, tuyển dụng việc làm phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề mà mình đang theo học để biết nhà tuyển dụng thường đòi hỏi những điều gì. Từ đó, các bạn sinh viên có thể bổ sung thêm kiến thức, kinh nghiệm còn thiếu để bổ sung. 

Tham gia vào những hoạt động ngoại khóa

Sau khi chính thức đi làm bạn sẽ phải có mặt ở văn phòng từ 5 - 6 ngày/tuần và không còn nhiều thời gian rảnh rỗi. Chính vì thế các bạn sinh viên nên tranh thủ năm học cuối thảnh thơi để tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tình nguyện hoặc có thể đi du lịch, phượt đến những vùng đất bạn chưa từng đi qua.


Sinh viên sắp tốt nghiệp nên tăng cường tham gia các CLB
Sinh viên sắp tốt nghiệp nên tăng cường tham gia các CLB

Bên cạnh đó các công việc tình nguyện và những hoạt động ngoại khóa mà bạn đã tham gia có thể sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về khả năng, tính cách và tiềm năng vẫn còn ẩn giấu sâu trong chính bản thân mình. Nếu tham gia vào các CLB, hãy lưu ý lựa chọn cho mình các lĩnh vực có sự liên quan, gắn bó nhất định đến ngành học, ví dụ như câu lạc bộ ngoại ngữ, câu lạc bộ truyền thông.... Điều này sẽ giúp bạn bước đầu tiếp xúc nhiều hơn với những vấn đề, thử thách phải đối mặt trong tương lai.

Xây dựng những thói quen tốt cho chính bản thân mình

Sinh viên năm cuối nên bắt đầu tập luyện và hình thành cho chính bản thân một vài các thói quen tốt bởi bạn sắp bước vào môi trường đi làm sẽ không thể còn tùy tiện sinh hoạt như trước. Một số thói quen tốt có thể kể đến như ngăn nắp, gọn gàng, sắp xếp công việc khoa học, có thói quen đúng giờ, ăn vận sạch sẽ lịch sự, làm việc nghiêm túc tập trung…Những thói quen này sẽ giúp cho các bạn sinh viên định hình được tính cách riêng của mình đồng thời cũng tạo nên phản xạ nhanh nhạy để có thể xử lý công việc một cách hiệu quả hơn.

Viết CV nghiêm túc

Sinh viên năm cuối là nên nghiên cứu và chuẩn bị một bộ CV xin việc thật đẹp với đầy đủ thông tin về kiến thức, kinh nghiệm của mình. Đây sẽ là một hành trang không thể thiếu khi đi xin việc. Bạn nên nghiên cứu những mẫu CV chuẩn trên mạng để từ đó tạo ra phiên bản hoàn hảo nhất cho mình. Hãy tận dụng mạng internet để tìm ra cách viết một mẫu CV xin việc hoàn chỉnh có thể gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng tương lai. Bạn có thể tập viết nhiều mẫu CV khác nhau với các vị trí công việc khác nhau để rải CV sau này.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

15 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

15 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

15 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

15 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

15 giờ trước