Siết chặt điều kiện mở bán, các doanh nghiệp địa ốc hết thời “ăn xổi”
BÀI LIÊN QUAN
Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa: Sau hơn 30 năm khốn khổ vì dự án treo, người dân sắp thoát cảnh trồng lúa, nuôi heoHà Nội: Mặt bằng những dự án phía trong vành đai 2 sẽ có giá từ 140 triệu đồng/m2Thanh Hóa: Dự án du lịch sinh thái của T&T điều chỉnh lần thứ 4, nâng vốn lên hơn 11.000 tỷ đồngTheo thống kê của Viên nghiên cứu tài chính bất động sản của Dat Xanh Services (DXS-FERI), trong nửa đầu năm 2024 có tổng cộng 19 dự án khởi công, 23 dự án khởi động và 27 sự kiện mở bán được tổ chức trên cả nước. Động thái này giúp thị trường sôi động, dấu hiệu phục hồi rõ nét hơn.
Tái khởi động nhiều dự án
Đáng chú ý, cả với sản phẩm mới và cũ, các doanh nghiệp cũng nỗ lực hoàn thiện các thủ tục pháp lý mới đưa sản phẩm ra thị trường. Chẳng hạn, đại diện Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt vừa cho biết, doanh nghiệp đã được giao thêm gần 15,8ha đất tại Khu đô thị Bắc Hà Thanh (tỉnh Bình Định).
Như vậy, dự án đã được giao 90% đất. Sau khi được tính tiền sử dụng đất, công ty sẽ hoàn tất xây dựng để đủ điều kiện mở bán dự án trong tháng 9. Với dự án Thuận An (tỉnh Bình Dương), Phát Đạt dự kiến hoàn thành nghĩa vụ tài chính trong tháng 10/2024 và đủ điều kiên bán hàng vào tháng 11.
Hai dự án này có thể đem lại gần 20.000 tỉ đồng doanh thu cho công ty. Ngoài ra, Phát Đạt cũng đang tập trung hoàn thiện pháp lý một dự án khác tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dự kiến ghi nhận doanh thu khoảng 15.000 tỉ đồng.
Không đứng ngoài cuộc, Thang Long Real Group cũng đang tập trung đẩy mạnh Dự án Fiato Uptown (TP. Thủ Đức, TP.HCM) và Fiato Airport City (Nhơn Trạch, Đồng Nai). Trong đó, dự án Fiato Airport City đang đẩy nhanh tiến độ thi công phần móng cọc và lên kế hoạch mở bán vào quý IV/2024.
Mặc dù có những xáo trộn ở thượng tầng nhưng Công ty CP Quốc Cường Gia Lai vẫn tích cực hoàn thiện các dự án. Mới đây nhất, công ty đã mở lại giỏ hàng đặt chỗ cho 400 căn hộ thuộc dự án Lavida Plus tại quận 7 (TP. HCM), dự kiến mở bán chính thức vào tháng 9 với mức giá khoảng 45 triệu dồng/m2.
Bên cạnh đó, Quốc Cường Gia Lai cũng đặt trọng tâm phát triển dự án Marina Đà Nẵng với mục tiêu hoàn thành pháp lý, kịp bán hàng trong quý IV/2024 hoặc quý I/2025. Tương tự, Long Group thông báo sẽ mở bán giai đoạn mới phân khu cao tầng thuộc khu đô thị Mizuki Park Bình Chánh vào tháng 9.
Cùng với đó, thị trường địa ốc chào đón sự trở lại của nhiều tên tuổi sau thời gian tái cấu trúc. Điển hình như Novaland với việc khởi động thi công hoàn thiện và bàn giao các sản phẩm tại nhiều dự án như Aqua City (Đồng Nai), NovaWorld Phan Thiet (Bình Thuận), NovaWorld Ho Tram (Bà Rịa - Vũng Tàu)...
Hướng tới “ăn chắc mặc bền”
Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), điểm chung của các dự án đang được triển khi kinh doanh đều có sự đầu tư bài bản về chất lượng với hồ sơ pháp lý “sạch”, phù hợp với nhu cầu của người mua.
Trước đó, Bộ Xây dựng cũng cho biết, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có sự cải thiện trong nửa đầu năm khi số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đều tăng so với năm 2023.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã và đang có kế hoạch mở rộng quỹ đất phát triển dự án để chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc trở lại. Trong đó, pháp lý, tính thanh khoản, tiền sử dụng đất… là những tiêu chí hàng đầu mà doanh nghiệp lựa chọn để đầu tư.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng khuyến nghị các doanh nghiệp cần nghiêm túc và tính toán kỹ hơn về phương án, tìm hiểu thị trường, lựa chọn các dự án đất sạch hoàn chỉnh về mặt pháp lý, nộp đầy đủ tiền sử dụng đất để có thể đưa vào khai thác trong các năm tới.
Đồng quan điểm, TS. Cấn văn Lực, chuyên gia kinh tế bổ sung, nguồn tài chính của các doanh nghiệp bất động sản chủ yếu đến từ khách hàng (đặt cọc, ứng trước, trả góp…), đối tác (trả chậm, tín dụng thương mại…), ngân sách nhà nước (ưu đãi, miễn/giảm thuế…), nguồn vốn tín dụng…nhưng cách tiếp cận cần dựa trên phát triển cân bằng, hài hòa hơn với thị trường tài chính.
Điều này đồng nghĩa với việc, kiến tạp phát triển nhưng vẫn kiểm soát rủi ro, nhất là về tài chính. Trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể, khả thi thanh toán nợ trái phiếu đáo hạn, nhất là năm 2024 – 2025, đa dạng hóa nguồn vốn, giảm đòn bẩy tài chính, hạn chế đầu tư dàn trải; hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp, nhất là hồ sơ thuế, tín dụng, hồ sơ phát hành chứng khoán, thực hiện đúng các cam kết…Đến thời điểm phù hợp, doanh nghiệp biết đẩy mạnh hoạt động kinh doanh sẽ có cơ hội hồi sinh.