meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Shopee vững ngôi vương tại thị trường Đông Nam Á

Thứ tư, 18/05/2022-20:05
Chưa đầy 6 năm, Shopee của tập đoàn Sea (Singapore) đã trở thành sàn thương mại điện tử số một Đông Nam Á, bất chấp đi sau nhiều 'gã khổng lồ' công nghệ lớn và lâu đời như Lazada, Tokopedia.

Theo ICT News, trong hai năm vừa qua, khi phần lớn lĩnh vực bán lẻ Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu, thương mại điện tử (TMĐT) vẫn phát triển như vũ bão khi người mua, kẻ bán đã dần chuyển sang những nền tảng trực tuyến.

Theo báo cáo chung của Google, Temasek và Bain & Company, thị trường TMĐT Đông Nam Á trị giá 38 tỷ USD năm 2019 đã tăng từ 5,5 tỷ USD năm 2015 và dự báo vượt 100 tỷ USD vào năm 2025.

"Lướt" trên con sóng này chính là Shopee. Năm 2015, Sea ra mắt sàn TMĐT Shopee với ưu tiên hàng đầu là người dùng di động. Mặc dù là người tới sau nhưng Shopee chỉ mất 6 năm để có thể trở thành nền tảng số một tại khu vực Đông Nam Á.

Shopee vững ngôi vương tại thị trường Đông Nam Á - ảnh 1

Theo Giám đốc Thương mại Shopee Zhou Junjie, đi sau không đồng nghĩa với bất lợi. Ngược lại, họ có thể dễ dàng quan sát  thị trường một cách cẩn thận hơn và xác định được xu hướng hay lĩnh vực mà mình cần cải thiện.

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Junjie đã chia sẻ rằng: "Đầu năm 2015, chúng tôi coi TMĐT như một nghành công nghiệp và mặc dù đã có đông đảo người chơi nhưng chúng tôi vẫn nhìn thấy được nhiều tiềm năng tăng trưởng và nhiều khía cạnh chưa được những người chơi hiện hữu giải quyết tốt".

Vậy làm thế nào để Shopee có thể đạt được thành công như vậy trong một thời gian ngắn? Theo một số chuyên gia, có rất nhiều yếu tố đã dẫn tới vị trí hôm nay của Shopee.

Ưu tiên trải nghiệm trên nền tảng di động

Người dân Đông Nam Á đã nằm trong số người dùng Internet di động nhiều nhất thế giới. Theo Google, Temasek và Bain & Company có khoảng 360 triệu người dùng Internet trong khu vực và 90% kết nối với Internet chủ yếu bằng điện thoại di động.

Shopee vững ngôi vương tại thị trường Đông Nam Á - ảnh 2

Ngay từ những ngày đầu tiên, Shopee đã luôn coi di động là xu hướng thịnh hành chính và là con đường kế tiếp của TMĐT trong khu vực. Công ty tập trung tối ưu hoá trải nghiệm và tương tác của người dùng trên di động.

Theo Shopee, mua sắm trực tuyến phải thay đổi để có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng trẻ, đặc biệt là những người lớn lên cùng công nghệ đã thường xuyên liên lạc làm việc và giải trí trên thiết bị. Cách tiếp cận này đã giúp Shopee tận dụng được lợi thế tăng trưởng của thuê bao di động.

Shopee cho biết có tới hơn 95% đơn hàng trên nền tảng thực hiện trên di động. Trước nhu cầu lớn đó, công ty đã cung cấp giải pháp mua sắm khép kín trực tiếp ngay trong ứng dụng. Khách hàng đã có thể xem sản phẩm, đặt hàng, thanh toán và theo dõi đơn hàng.

Trong khi đó, người bán dùng ứng dụng để chụp ảnh, lên danh mục sản phẩm, quản trị được hiệu suất, nhận tiền và giám sát được quá trình vận chuyển thông qua công cụ thanh toán và logistics tích hợp sẵn.

Địa phương hoá ứng dụng

Shopee vững ngôi vương tại thị trường Đông Nam Á - ảnh 3

Được biết, Đông Nam Á là một khu vực lớn, không phải thị trường riêng lẻ. Mỗi một quốc gia lại có một cách thức và đặc điểm khác nhau, phân khúc khách hàng cũng khác biệt.

Do vậy, Shopee đã áp dụng cách tiếp cận địa phương hoá tại mỗi một thị trường để có thể mang tới trải nghiệm mua sắm phù hợp nhất cho nhiều thương hiệu, người bán và người mua. Điều này nằm trong triết lý ưu tiên khách hàng của Shopee.

Hiểu rõ được thị trường và hành vi người dùng đồng nghĩa Shopee có thể phản hồi linh hoạt hơn trước nhu cầu của họ. Hoạt động này nhằm xây dựng lòng trung thành và tạo ra được thêm nhiều trải nghiệm đáng nhớ.

Không chỉ có văn phòng và nhân viên tại mỗi nước và danh mục sản phẩm và chiến dịch tiếp thị của Shopee cũng vô cùng linh hoạt. Ví dụ như tại Indonesia, Shopee đã ra mắt Shope Barokah để có thể phục vụ người dùng Hồi giáo, đặc biệt là trong tháng ăn chay.

Shopee vững ngôi vương tại thị trường Đông Nam Á - ảnh 4

Vào những dịp lễ, Tết âm lịch, Shopee cũng chạy nhiều chương trình có chủ đề gắn liền với những ngày này. Shopee cũng đã có tới 7 phiên bản ứng dụng khác nhau và có thêm nhiều tuỳ chọn để thanh toán nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường từng nước.

Shopee đã bắt tay với ngân hàng và dịch vụ logistics bản địa để có thể chăm sóc khách hàng. Ví dụ như tại Malaysia, nhận thấy cước giao hàng cao ảnh hưởng tới giao dịch của người dùng, công ty đã xử lý bằng cách đưa ra tuỳ chọn giao hàng miễn phí trên toàn quốc đối với hàng có trọng lượng tối đa 5kg.

Cách truyền thông hiệu quả khác của Shopee đó là mời những ngôi sao, người đang có tầm ảnh hưởng làm đại sứ thương hiệu. Tại Philippines, Shopee đã mời ca sỹ, nhạc sỹ Jose Mari Chan, người nổi tiếng với nhiều bài hát mừng Giáng sinh và vô cùng phù hợp với một đất nước nổi tiếng ăn mừng Giáng sinh dài nhất thế giới.

Tại những thị trường khác như Thái Lan, người dùng yêu thích nhiều ngôi sao đa chủng tộc, còn tại thị trường Việt Nam, Shopee cũng đã mời nhiều diễn viên, ca sỹ, danh hài tham gia những chiến dịch quảng cáo.

Không chỉ là trải nghiêm mua sắm

Shopee vững ngôi vương tại thị trường Đông Nam Á - ảnh 5

Một cách thức sáng tạo của Shopee đó là cung cấp trải nghiệm cá nhân và xã hội cho người tiêu dùng. Về trải nghiệm cá nhân, Shopee dựa vào những dự liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) để có thể xác định các mẫu và thông tin chi tiết từ lịch sử duyệt và mua sắm của người dùng.

Thay vì tập trung vào tăng lượng đơn hàng và cạnh tranh ngang bằng giá, người bán có thể giành chiến thắng bằng cách tương tác với khách hàng và tạo dựng quan hệ thông qua những trải nghiệm này.

Shopee đã tích hợp mua sắm với mạng xã hội, xây dựng cộng đồng đủ mạnh để người dùng kết nối và giao lưu với người khác. Những tính năng mà nền tảng đưa ra là Shopee Live (phát sóng trực tiếp), Shopee Games (chơi game ngay trong ứng dụng). Shopee Feed (bảng tin để người dùng chia sẻ những nội dung về các sản phẩm), Shopee Live Chat (chat trực tiếp, cho phép người mua tương tác được với người bán trực tiếp và tìm thêm thông tin trước khi giao dịch).

Shopee vững ngôi vương tại thị trường Đông Nam Á - ảnh 6

Bên cạnh đó, dữ liệu và AI còn được dùng để xác định những trường hợp nghi ngờ lừa đảo, hàng giả, hàng nhái giúp người dùng an tâm khi mua sắm. Cùng lúc đó, ví điện tử như ShopeePay, AirPay đã mang tới phương thức thanh toán tiện lợi, bảo mật, giúp doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội mới.

Shopee đã cam kết sẽ củng cố hệ sinh thái đối tác bán hàng, ở cấp độ cơ bản nhất, Shopee đã liên tục nâng cấp và giới thiệu tính năng mới để người bán có thể theo dõi, quản lý hiệu quả bán hàng, thanh toán, tồn kho và giao nhận.

Ví dụ như trong hoạt động tiếp thị, Shopee cung cấp hàng loạt công cụ trực quan và dữ liệu để có thể nắm bắt được thói quen của khách hàng, đồng thời cho phép người bán tạo những phiếu giảm giá và khuyến mại khác.

Shopee vững ngôi vương tại thị trường Đông Nam Á - ảnh 7

Gần đây, Shopee đã bắt tay với Google để cho ra mắt "Google Ads với Shopee", giải pháp tiếp thị có một không hai để thúc đẩy doanh số trực tuyến. Nhằm bảo đảm nhiều doanh nghiệp tận dụng làn sóng chuyển đổi số và chống chọi được với đại dịch Covid-19, nền tảng giới thiệu những khoá học và gói hỗ trợ cho người bán.

Nhờ những chiến lược tiếp thị ấn tượng dành riêng cho mỗi thị trường hoạt động, Shopee đã ghi nhận thành công cả trong nước và quốc tế để trở thành nền tảng TMĐT hàng đầu Đông Nam Á. Không ngừng đổi mới và lên kế hoạch chiến lược là điều cần thiết nhất để có thể thích ứng với nhu cầu thay đổi liên tục của người dùng.

Theo: ICT News
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước