meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Saigon Co.op cùng hành trình duy trì top đầu trong 10 năm đào thải khốc liệt của ngành bán lẻ Việt: Bí quyết từ cách làm "cũ nhưng không cũ"

Thứ bảy, 28/05/2022-23:05
Dưới góc nhìn của một tay chơi gạo cội, ông Nguyễn Anh Đức - CEO Saigon Co.op khẳng định, việc đổi mới doanh nghiệp cần phải có kế hoạch cụ thể, từng bước tiến hành. Minh chứng rõ nhất đến từ mô hình kinh doanh “cũ nhưng không cũ” của Saigon Co.op.

Những năm gần đây, ngành bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến hàng loạt thay đổi trên thị trường. Trong đó, phải kể đến sự xuất hiện cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ của làn sóng kỹ thuật số. Để có thể tồn tại, các doanh nghiệp phải chuyển mình liên tục cho phù hợp với sự phát triển của thị trường.

Thêm vào đó, không ít những sàn thương mại trực tuyến đình đám xuất hiện trên thị trường như:Shopee, Lazada, Tiki, Tổng Giám đốc Saigon Co.op khiến cho nhiều nhà bán lẻ khác cũng không tránh khỏi cảm giác bị "hụt hơi’. 

Hầu hết những nhà bán lẻ tại thị trường Việt 10 năm trước đều không còn nữa

Trí Thức Trẻ dẫn lại quan điểm của ông Nguyễn Anh Đức - CEO Saigon Co.op cho biết, trong vòng 10 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ đã trải qua không ít sự thay đổi. Thị trường có 3 điểm khác biệt chính của thời điểm hiện tại so với 10 năm trước, cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong 10 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ truyền thống với những hình thức truyền thống như nhà sản xuất, nhà phân phối, cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống… chiếm tới 90%. Thị trường bán lẻ hiện đại bao gồm siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại, các chuỗi cửa hàng tiện lợi… chỉ xuất hiện những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ (single business). Thị trường hiện đại hiện nay đã có sự gia tăng, đạt con số 25% - 28%.

Thứ hai, sự biến động về bản thân doanh nghiệp khiến những nhà bán lẻ FDI cũng có những biến động đổi ngôi và đổi chủ. Ông Đức khẳng định: “Hầu hết những nhà bán lẻ tham gia vào Việt Nam trong thị trường cách đây 10 năm đều không còn trên thị trường nữa, hiếm hoi thì còn có Saigon Co.op, kể cả bán lẻ nội địa và bán lẻ nước ngoài”.


Để thích ứng, Saigon Co.op cũng đã có những thay đổi phù hợp
Để thích ứng, Saigon Co.op cũng đã có những thay đổi phù hợp

Thứ ba, sự thay đổi theo xu hướng phát triển của công nghệ và các ngành công nghiệp khác đã tác động và làm thay đổi sâu sắc ngành bán lẻ. 

CEO Saigon Co.op bổ sung rằng: “Động lực đổi mới của Saigon Co.op vừa đến từ áp lực bên ngoài, vừa xuất phát từ lực đẩy bên trong. Nội tại sàn Co.op xuất phát từ một đơn vị đậm chất truyền thống và là đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam. Do đó, Saigon Co.op sẽ là tổ chức kinh tế hợp tác xã kiểu mới theo nguyên tắc sở hữu tập thể, tự chủ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Saigon Co.op xây dựng mô hình hợp tác xã với 9 thành viên. Chính giá trị nội tại đó đã giúp doanh nghiệp này hấp thụ những giá trị tích cực để tạo nên lực đẩy để thay đổi”.

Thực tế, lực đẩy lớn hơn đến từ những yếu tố của thị trường bên ngoài. So với các nước khác, thị trường bán lẻ tại Việt Nam đang có mức độ phát triển khá thấp. Bên cạnh đó, sự tham gia đông đảo của các doanh nghiệp FDI vào thị trường cũng tạo ra động lực phát triển cho các doanh nghiệp trong nước.

Trong thời kỳ hội nhập, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. Khách hàng cũng có thêm nhiều lựa chọn, khiến các nhà bán lẻ tại thị trường Việt càng có thêm nhiều sức ép. Saigon Co.op - với tư cách là một đơn vị thuần Việt cũng đối mặt với những thách thức lớn hơn. 

Để thích ứng, Saigon Co.op cũng đã có những thay đổi phù hợp. Từ những sự thay đổi về chiến lược tiếp thị và dịch vụ, Saigon Co.op thay vì áp dụng chiến lược mass marketing (tiếp thị đại trà) và mass service (dịch vụ đại trà) đã đi sâu vào tìm hiểu sở thích, nhu cầu của khách hàng từng vùng miền, sau đó tiến hành đa dạng hóa mô hình kinh doanh, chủng loại sản phẩm, tăng cường tiện ích dịch vụ để phục vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời, tư duy của người đứng đầu doanh nghiệp cũng đã thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thị trường. 

“Những cái hiện đại, cái xu thế, xu hướng mình phải đi một cách rất vững chãi và có chọn lọc”

Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành bán lẻ, ông Đức khẳng định thị trường bán lẻ ở Việt Nam đang trong giai đoạn bùng phát. Trước làn sóng kỹ thuật số, Saigon Co.op không còn đứng ở vị thế đặt hàng lên là bán hay chỉ cần mở cửa là đông khách. Thay vào đó, doanh nghiệp cần có “những cái hiện đại, cái xu thế, xu hướng mình phải đi một cách rất vững chãi và có chọn lọc”.

Vì thế, doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, phát triển các hình thức kinh doanh trực tuyến, đồng thời vẫn có xu hướng phát triển kinh doanh trực tiếp đối với những “ông lớn” tại thị trường thương mại điện tử. Saigon Co.op cần phải cân nhắc, đưa ra chiến lược cụ thể để chuyển từ kinh doanh trực tiếp sang trực tuyến để không bị ảnh hưởng do nguồn lực giới hạn. Saigon Co.op đã đưa ra chiến lược nhằm “đưa trực tuyến gần hơn với trực tiếp", và "trực tiếp gần hơn với trực tuyến”.


Dưới góc nhìn của một tay chơi gạo cội, ông Nguyễn Anh Đức - CEO Saigon Co.op khẳng định, việc đổi mới doanh nghiệp cần phải có kế hoạch cụ thể, từng bước tiến hành
Dưới góc nhìn của một tay chơi gạo cội, ông Nguyễn Anh Đức - CEO Saigon Co.op khẳng định, việc đổi mới doanh nghiệp cần phải có kế hoạch cụ thể, từng bước tiến hành

Chia sẻ trong The Next Power, ông Đức cho biết: “Phương châm của Saigon Co.op trong innovation thì phải rất là frugal innovation (đổi mới tiết kiệm), "do more with less", phải dựa trên những nền tảng rất hạn chế của mình nhưng mà mình có thể làm được nhiều hơn”.

Văn hóa của Saigon Co.op là văn hóa dè sẻn, tiết kiệm. Nguyên nhân bởi, đơn vị vốn xuất thân từ một đơn vị truyền thống với mô hình hợp tác xã. Nhưng chính nhờ sự dè sẻn, tiết kiệm này cùng với những chiến lược kinh doanh thận trọng, doanh nghiệp mới có thể xây dựng vị thế như hiện tại. 

Bí quyết "cũ nhưng không cũ" của Saigon Co.op là gì?

Xuất hiện từ thế kỷ 18, mô hình kinh doanh hợp tác xã tưởng chừng cũ kỹ nhưng đến nay, nó vẫn được phát triển mạnh trên nhiều nước, tại nhiều tập đoàn lớn như Tập đoàn CrŽdit Agricole của Pháp, REWE của Đức… Tại Việt Nam, Saigon Co.op là một doanh nghiệp điển hình khi trải qua 33 năm tồn tại và phát triển nhưng vẫn giữ được vị thế là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu.

Nguyên nhân bởi, Saigon Co.op xây dựng được một mô hình hợp tác xã mới, phù hợp với sự phát triển của thời đại. Doanh nghiệp mong muốn có thể tạo ra một hệ sinh thái cho riêng mình. Tuy nhiên, cách Saigon Co.op xây dựng hệ sinh thái vô cùng khác biệt khi mời các nhà đầu tư nhỏ lẻ cùng tham gia, từ đó mở ra mô hình sinh thái hợp tác xã, nơi nhiều nhà đầu tư cùng sở hữu và phục vụ một cộng đồng khách hàng chung.


Saigon Co.op xây dựng được một mô hình hợp tác xã mới, phù hợp với sự phát triển của thời đại, mong muốn có thể tạo ra một hệ sinh thái cho riêng mình
Saigon Co.op xây dựng được một mô hình hợp tác xã mới, phù hợp với sự phát triển của thời đại, mong muốn có thể tạo ra một hệ sinh thái cho riêng mình

Hệ sinh thái hợp tác xã của Saigon Co.op cũng liên tục có sự thay đổi để theo kịp thị trường. Saigon Co.op thay đổi từ mô hình kinh doanh đến bên trong doanh nghiệp. Sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Saigon Co.op đã có những sự điều chỉnh nhất định, chú trọng đến việc sự chăm lo cho người lao động để họ có được sự gắn kết với doanh nghiệp. Đồng thời, việc này cũng giúp bản thân người lao động hiểu được những giá trị truyền thống và giá trị thị trường để phát triển. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có quỹ Saigon Co.op gắn kết. Khoản tích lũy này của người lao động dành cho những người đã cống hiến cho sàn Co.op 5 năm, 10 năm, hay nghỉ hưu tại sàn Co.op. Bên cạnh mức thu nhập hàng tháng, đây là khoản tiền rất ý nghĩa với người lao động. Saigon Co.op cũng có những cơ chế liên quan đến cổ phiếu, cổ phần cùng với những liên quan đến lợi ích của xã viên tham gia, cùng với những hoạt động khác. Những lý do này giúp người lao động ngày càng có sự gắn kết với sàn Co.op, tạo nền tảng để Saigon Co.op ổn định, vững vàng, ngày càng tiến xa hơn. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

21 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

21 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

21 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

21 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

21 giờ trước