meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Qũy kền kền là gì? Tại sao cả thế giới sợ quỹ kền kền

Thứ sáu, 05/05/2023-08:05
Trên thế giới có nhiều quỹ đầu tư khác nhau để hỗ trợ các doanh nghiệp nhưng cũng có những quỹ khiến các doanh nghiệp phải khiếp sợ và không muốn động vào chính là quỹ kền kền. 

Quỹ kền kền là gì?

Mọi người vẫn biết kền kền là một loài chim chuyên thích ăn xác chết của các loài động vật khác nhau. Còn quỹ kền kền là những tổ chức tài chính luôn chờ thời điểm mã chứng khoán của các công ty rơi vào tình trạng thê thảm sắp vỡ nợ, trái phiếu có lãi suất cao hoặc cổ phần của những công ty hoặc chính phủ chuẩn bị phá sản, để ép mua lại với giá thấp nhất có thể. 

Trước đây, khái niệm quỹ kền kền chưa thật sự phổ biến vì việc phá sản hay bị dồn vào bước đường cùng vẫn hạn chế, hay việc thu hồi nợ theo kiểu kiện tụng cũng khá hiếm hầu như không ai có thể theo đuổi đến cuối cùng. Song, về sau khi các công ty phá sản nhiều hơn và không thể trả nợ vay của các tổ chức tài chính thì các nhà đầu tư đã tìm cách thu nợ dựa trên những công cụ pháp lý khác nhau hoặc kiện ra tòa đến cùng. 

Các quỹ kền kền “săn mồi” bằng cách mua lại những khoản nợ công của các công ty với giá siêu rẻ, ép giá chỉ bằng 20% - 30% giá thị trường. Đội ngũ nhân viên của quỹ kền kền rộng khắp và rất hùng hậu. Họ đã xây dựng được một mạng lưới luật sư hùng hậu trên khắp thế giới để săn lùng các tài sản có thể chiếm đoạt hoặc chí ít chen vào kiếm ăn tại những thời điểm nhạy cảm. 

Có thể xác định mục tiêu của các quỹ kền kền là mua các khoản nợ xấu với giá cực kì rẻ thậm chí ép giá, đồng thời, họ sẽ từ chối tham gia tái cơ cấu nợ và sẽ thực hiện việc đòi nợ với giá trị bằng mệnh giá bề mặt cùng với lãi suất, nợ cũ và những khoản phạt liên quan đến kiện tụng. Trong trường hợp quỹ kền kền thắng kiện thì số tiền họ thu về có thể đạt gấp 3 đến 40 lần so với bình thường, thậm chí, nhiều trường hợp còn thu về được số tiền gấp 200 lần giá trị đã bỏ ra ban đầu. Vì thế, quỹ kền kền đã trở thành nỗi ám ảnh của các doanh nghiệp, các quốc gia nếu như bị quỹ kền kền mua lại thì phải chấp nhận mất đi giá trị rất nhiều lần so với ban đầu hoặc gần như cho không. 


Các quỹ kền kền “săn mồi” bằng cách mua lại những khoản nợ công của các công ty với giá siêu rẻ
Các quỹ kền kền “săn mồi” bằng cách mua lại những khoản nợ công của các công ty với giá siêu rẻ

Những góc khuất về quỹ kền kền

Nhắc đến quỹ kền kền thường sẽ bị lên án rất nhiều khi những chiến lược đầu tư của quỹ ngày càng trở nên khốc liệt. Thậm chí, họ còn không quan tâm đến việc được mất của các quốc gia và các công ty mà mình mua lại. Tính đến thời điểm hiện tại quỹ kền kền đã có mặt ở 30 quốc gia, trong đó, chủ yếu là những quốc gia nghèo và khó khăn về tài chính như Bờ Biển Ngà, Burkina Faso, Angola, Cameroon, Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Liberia, Madagascar, Mozambique, Niger, Sao Tome and Principe, Tanzania và Uganda… Những quốc gia này đều trở thành nạn nhân của những quỹ kền kền, vì họ thường xuyên phải đối mặt với những khoản nợ khổng lồ, những vụ kiện tụng với khoản tiền cao ngất ngưởng không đủ khả năng để chi trả. 

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã từng nhấn mạnh trong một nghị quyết rằng hành động của các quỹ kền kền đã dẫn đến tình trạng nghèo đói, bất ổn về kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới các nước đang phát triển. 

Martin Guzman - nghiên cứu sinh tại Trường Kinh doanh Đại học Columbia đồng giữ chức hội viên cao cấp tại Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế đã chia sẻ như sau: “Việc gọi các quỹ đầu tư như NML Capital là "kền kền" là không công bằng với loài chim này. Kền kền trong tự nhiên ít nhất cũng đóng vai trò quan trọng với hệ sinh thái, trong khi kền kền phố Wall thì lại khác, họ không đóng vai trò tích cực nào cho hoạt động của hệ thống tài chính quốc tế. Thay vào đó, họ phá hoại nó, cản trở việc hoàn tất của tiến trình tái cơ cấu nợ vốn cần thiết cho nền kinh tế đất nước đang chìm trong áp lực”.

Chính những hoạt động và ảnh hưởng tiêu cực đó đã dẫn đến việc các quỹ kền kền bị hạn chế tại các quốc gia trên thế giới, ngay cả khi họ hoạt động thì cũng phải tuân thủ những quy định ngặt ngoèo. Ví dụ vào năm 2002, ông Gordon Brown – Bộ trưởng Tài chính Anh đã thông báo với Mỹ rằng hoạt động của các quỹ kền kền là không thể chấp nhận được vì họ trục lợi một cách bất chính trên nợ nần của các nước nghèo để thu lợi bất chính lên đến hàng chục, hàng trăm lần giá trị ban đầu. 

Năm 2008, Quốc hội nước Mỹ đã công bố dự luật mang tên "Luật chấm dứt quỹ kền kền" nhưng đến cuối cùng không được ban hành. Không chỉ có Mỹ mà các quốc gia khác như Anh, Bỉ, Pháp, Australia, đảo Jersey, đảo Man và Guernsey cũng đề xuất những điều luật tương tự để hạn chế hoạt động của quỹ kền kền. 

Năm 2014, nền kinh tế thế giới đã được một phen hoảng hồn trước thông tin Argentina chuẩn bị vỡ nợ. Theo luật của Mỹ, nếu như Argentina không thể hoàn trả số trái phiếu trị giá 1,3 tỷ USD cho nhóm các nhà quản lý quỹ đầu cơ đã rót vốn cho họ thì quốc gia này sẽ rơi vào cảnh vỡ nợ. Trường hợp quốc gia này vỡ nợ sẽ dẫn đến hàng loạt hệ lụy khi các nhà đầu tư khác cũng sẽ đồng thời đòi nợ họ, lãi suất cũng sẽ tăng mạnh. Để giải quyết vấn đề này Argentina buộc phải in tiền để trả cho các chủ nợ nên khiến cho tình hình lạm phát và khủng hoảng càng trở nên trầm trọng.

Một trong số những chủ nợ khi ấy của Argentina là Paul Singer và quỹ đầu tư Elliott do chính ông sáng lập. Ông đã từ chối phương án mà Chính phủ Argentina đưa ra về việc hoán đổi nợ, bên cạnh đó Paul Singer dẫn đầu một nhóm các quỹ đầu cơ (được biết đến tên gọi NML) cố ép chính phủ nước này phải trả thêm 100 cent trên mỗi USD nợ trong khi các nhà đầu tư khác chấp nhận mất 70%. Sau đó, vụ kiện tụng của hai bên đã kéo dài suốt 15 năm liền. 

Trong cuộc chiến dài đằng đẵng này, Elliott đã thành công ép được Argentina phải quay trở lại bàn đàm phán khi chặn mọi đường vay mượn của quốc gia này trên thị trường quốc tế. Năm 2012, quỹ đã tịch thu con tàu của Chính phủ Argentina đang neo đậu ở Ghana mà không thể chống đối lại. Đến cuối cùng, chính phủ Argentina đã phải đầu hàng trước tổ chức này và tổ chức Elliot nhận được 2,4 tỷ USD số tiền bồi thường. Đây là con số cao gấp 4 lần so với số lượng trái phiếu mà tổ chức này nắm giữ lúc đầu. 

Không riêng gì đất nước Argentina mà ngay cả Peru, Zambia hay Cộng hòa Dân chủ Congo cũng từng là nạn nhân của các quỹ kền kền. Trong đó, phải kể đến mối duyên nợ với Singer khi ông mua nợ của ngân hàng Peruvian với giá 20 triệu USD và quyết tâm theo kiện đến cùng mà không bỏ cuộc. Cuối cùng, vụ việc khép lại và Singer nhận được khoản bồi thường lên đến 58 triệu USD. Tiếp tục đến năm 2002 và 2003, Singer nhận thêm hơn 100 triệu USD tiền lãi khi bỏ ra 30 triệu USD mua lại nợ của Congo-Brazzaville.


Năm 2014, nền kinh tế thế giới đã được một phen hoảng hồn trước thông tin Argentina chuẩn bị vỡ nợ
Năm 2014, nền kinh tế thế giới đã được một phen hoảng hồn trước thông tin Argentina chuẩn bị vỡ nợ

Năm 1999, Singer từng mua lại các khoản nợ khó đòi của Peru với giá 11 triệu USD. Say đó, ông cũng kiên quyết không tham gia vào chương trình tái cơ cấu nợ của nước này. Trong suốt mấy năm trời ông đã không chịu thương thuyết và kiên quyết giữ số nợ đó, đến vài năm sau khi toà án Mỹ đưa ra phán quyết ông trùm Singer đã thu về 58 triệu USD.

Suốt nhiều năm trên thương trường cái tên Paul Singer đã trở nên quá nổi tiếng với sự bản lĩnh, lì lợm, hung hãn của ông. Dường như, ông đã trở thành một trong những cái tên đáng gờm với các quỹ kền kền khác. Quỹ Elliott của ông được ví như một “con kền kền” hung hãn, bất chấp mọi thủ đoạn để có thể thu về lợi nhuận cao nhất cho mình mà không cần biết đến ảnh hưởng của họ. Bên cạnh Elliot thì một số tập đoàn khác cũng nổi tiếng trong hệ thống quỹ kền kền phải kể đến như: Phillip Goldstein (New York), Harvard College, Newgate Management Associates (Greenwich), Lazard Freres & Co, City of London Investment Management, …

Sự xuất hiện của các quỹ kền kền đã khiến cho các thị trường kinh tế phải khiếp sợ khi đối mặt với những thương vụ mất nhiều hơn được. Tuy nhiên, để xóa bỏ hoàn toàn các quỹ kền kền là điều khá khó vì thế lực lớn mạnh của quỹ cùng những người đứng đầu đáng gờm trên thị trường. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

TP.HCM: Hơn 12.000ha đất dân cư xây dựng mới vẫn chờ hướng dẫn

Tin mới cập nhật

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

11 giờ trước

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

11 giờ trước

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

2 ngày trước

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

2 ngày trước

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

2 ngày trước