Quý I/2022: TPBank lãi trước thuế hơn 1.600 tỷ đồng, số dư tiền gửi tăng mạnh
BÀI LIÊN QUAN
Ông Lê Hữu Đức - Chủ tịch Ngân hàng TMCP Quân đội là ai?Ông Dương Nhất Nguyên: Vị chủ tịch trẻ tuổi của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank)Giới Thiệu Về Vietbank: Thông Tin Công Ty VietbankTheo Vietnambiz, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB) mới đây vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2022. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng là 1.623 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng trong quý I năm nay, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt 2.378 tỷ đồng, tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, động lực tăng trưởng chính của TPBank đến từ thu nhập lãi thuần và mảng dịch vụ.
Trong kỳ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng hơn 31% đạt 2.378 tỷ đồng. Trong đó, động lực tăng trưởng chính đến từ thu nhập lãi thuần và mảng dịch vụ. Ngoài ra, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt mức 2.831 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, lãi thuần từ dịch vụ cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh lên tới hơn 81%, mang về cho ngân hàng hơn 511 tỷ đồng. Ngoài ra, mảng kinh doanh ngoại hối mang về hơn 32 tỷ đồng, không lỗ như quý I/2021. Trong khi đó, mảng chứng khoán đầu tư sụt giảm, chỉ mang về 81 tỷ đồng tiền lãi thuần, trong khi năm ngoái là 270 tỷ đồng. Những hoạt động khác của TPBank cũng ghi nhận mức lãi 160 tỷ, trong khi cùng kỳ năm trước đã ghi nhận mức lỗ 15 tỷ.
Đáng chú ý, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng TPBank đạt 3.615 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 29% so với cùng kỳ. Ngoài ra, chi phí hoạt động tăng 25,7% lên mức 1.237 tỷ. Tỷ lệ CIR (chi phí/tổng thu nhập hoạt động) của ngân hàng cũng đã được cải thiện, giảm từ 35,2% xuống mức 34,2%.
Trong 3 tháng đầu năm, TPBank đã tăng mạnh việc trích lập dự phòng, mức trích là 755 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, con số này đã tăng 93%. Từ đó, TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.623 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.299 tỷ, ghi nhận mức tăng 14,1% so với cùng kỳ.
Như vậy, tính đến 31/3/2022, tổng tài sản của TPBank đạt mức 302.623 tỷ đồng, tăng 3,3%. Trong đó, cho vay khách hàng của ngân hàng đã tăng 6,1%, đạt mức 149.875 tỷ đồng. Trong kỳ này, TPBank cũng đã nâng mức dự phòng rủi ro từ 1.765 tỷ đồng lên 2.155 tỷ đồng.
Trong một diễn biến khác, tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại TPBank đã sụt giảm hơn 3.700 tỷ đồng xuống mức 27.036 tỷ. Tỷ lệ CASA cuối tháng 3 ở mức 18,8%, so với cuối năm 2021 đã giảm 23,3%.
Số dư tiền gửi khách hàng trong kỳ tăng mạnh 9,3%, lên mức 152.539 tỷ đồng. Trong báo cáo tài chính của mình, ngân hàng chưa công bố số dư nợ xấu cụ thể.
Dự kiến trong năm 2022, TPBank tăng lợi nhuận 36% so với 2021, đạt mức 8.200 tỷ đồng. Theo đó, ngân hàng sẽ tiến hành tập trung tối ưu chi phí hoạt động, đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như chất lượng tín dụng. Ngân hàng dự kiến phát hành hơn 527 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ gần 5.300 tỷ trong năm 2022, lên mức hơn 21.000 tỷ đồng.