Ông Lê Hữu Đức - Chủ tịch Ngân hàng TMCP Quân đội là ai?
BÀI LIÊN QUAN
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát vốn cho vay đấu giá đấtTop 5 phòng ban lương cao nhất ngành ngân hàng Việt: Ra trường lương chỉ 6-7 triệu, thăng chức lương tăng gấp 7 lầnHậu đại dịch Covid-19, hàng loạt ngân hàng đặt kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2022Những điều ít người biết về Chủ tịch MBBank Lê Hữu Đức
Ông Lê Hữu Đức - Chủ tịch Ngân hàng TMCP Quân đội có quê quán tại xã Hương Lỗ, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ông có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ Quân sự thuộc Học viện Quốc phòng (2007). Hiện tại, ông Lê Hữu Đức là Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ tháng 4/2011, ông được bổ nhiệm giữ vị trí Chủ tịch Ngân hàng TMCP Quân đội (MB).
Trước đó, Chủ tịch MBBank Lê Hữu Đức từng có 20 năm giữ nhiều chức vụ chủ chốt tại Quân chủng phòng không - Không quân. Ngồi “ghế nóng” Chủ tịch HĐQT MB từ năm 2011 đến nay, ông Lê Hữu Đức ghi dấu ấn đậm nét về việc chỉ đạo xây dựng mô hình quản trị, đồng thời định hướng chiến lược cũng như phương thức quản lý của mình tại Ngân hàng Quân đội. Bên cạnh đó, ông Lê Hữu Đức cũng chỉ đạo rất quyết liệt những hoạt động nhằm tái cơ cấu một cách toàn diện các công ty thành viên, mang đến nhiều kết quả và thành tích ấn tượng.
Điều đáng nói, cũng chính Chủ tịch HĐQT MB Lê Hữu Đức - Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã củng cố bản sắc quân đội trong văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng MB, nêu cao phương châm “Kỷ luật nghiêm - Thượng tôn pháp luật - Hiệu quả - An toàn - Không sợ cạnh tranh - Có trách nhiệm với xã hội” quen thuộc.
MBBank dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Lê Hữu Đức
Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị của MBBank, ông Lê Hữu Đức đã lãnh đạo, điều hành hội đồng quản trị một cách đúng đắn. Đồng thời, ông cũng chính là người đã đưa ra những giải pháp quản trị ngân hàng và đầu tư kinh doanh an toàn, hiệu quả, giúp nâng cao uy tín và thương hiệu của Ngân hàng Quân đội, duy trì vị thế của MB vững vàng trong Top 5 các Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.
Vào ngày 27/4/2022, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) đã diễn ra tại Hà Nội. Tham dự đại hội có đại diện của các cơ quan chức năng cùng với 824 cổ đông. Con số này chiếm 69,25% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Ngân hàng TMCP Quân đội.
Trong đại hội này, Thượng tướng Lê Hữu Đức, Chủ tịch HĐQT MB đã báo cáo và cho biết, năm 2020 là một năm khó khăn với Ngân hàng Quân đội do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, nhờ chủ động thực hiện những giải pháp kinh doanh linh hoạt, các biện pháp hỗ trợ khách hàng khó khăn do dịch bệnh, đồng thời đẩy mạnh phát triển tín dụng vào các ngành và lĩnh vực một cách ổn định nên tín dụng của MB năm 2020 vẫn duy trì mức tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể, năm 2020, tín dụng MB đã tăng trưởng 23% so với năm trước, hoạt động dịch vụ có mức tăng trưởng thu nhập xấp xỉ 11% so với 2019.
Đáng chú ý, MB đã hoàn thành vượt kế hoạch các chỉ tiêu kinh doanh mà Đại hội đồng cổ đông giao phó. Lợi nhuận trước thuế của MB đạt 10.688 tỷ đồng, con số này ghi nhận mức tăng 6,5% so với năm 2019 và đứng thứ 5 trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. MB đã vô cùng xuất sắc khi ghi nhận năm thứ 2 liên tiếp lọt nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên mức 10 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Quân đội ở mức 0,92%, tỷ lệ dự phòng/nợ xấu ở mức an toàn là 159%. Ngoài ra, chất lượng tín dụng vẫn tiếp tục được kiểm soát tốt. Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu nợ cũng không tác động quá nhiều đến danh mục, lợi nhuận của MB.
Năm 2020, hoạt động của các công ty thành viên thuộc Ngân hàng Quân đội cũng có khởi sắc. Tổng lợi nhuận của các công ty này ở mức 1.418,8 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 19,4% so với năm trước. Đặc biệt, MB Group duy trì vị trí TOP 1 các ngân hàng về doanh số triển khai Bancassurance (kênh bảo hiểm qua ngân hàng).
Với những kết quả kinh doanh ấn tượng như trên, Ngân hàng TMCP Quân đội dự kiến chi trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông ở mức 35% bằng cổ phiếu (mức kế hoạch là từ 11 đến 15%). Điều này cho thấy nỗ lực của MB khi luôn cố gắng đảm bảo mức chi trả cổ tức cao hơn so với kế hoạch, bất chấp dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến việc kinh doanh trong năm 2021. Dự kiến, kết quả chi trả cổ tức cho kết quả kinh doanh năm 2021 là khoảng 10 đến 15%.
Cũng tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, các cổ đông đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ mức 27.987 tỷ đồng lên mức 38.675 tỷ đồng. Mục đích của phương án này nhằm nâng cao năng lực tài chính cũng như khả năng cạnh tranh của MB, đồng thời nâng cao khả năng quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Phương án này còn nhằm tăng thêm cơ hội hợp tác với những nhà đầu tư chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ. Việc hợp tác với những nhà đầu tư này trong tương lai sẽ tạo ra một hệ sinh thái số mang tới lợi ích lâu dài cho MB thông qua việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ.
Trong vòng 5 năm tới, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vẫn tiếp tục theo đuổi phương châm tăng tốc số; đột phá bán lẻ; an toàn - hiệu quả. Định vị của Ngân hàng MB là dẫn đầu về ngân hàng số và top ngân hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm: