meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy hoạch Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030

Thứ sáu, 31/03/2023-15:03
Theo Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vào năm 2030, địa phương này sẽ có 2 đô thị loại I là TP Nha Trang và Đô thị mới Cam Lâm; 1 đô thị loại II là TP Cam Ranh; 1 đô thị loại III, 2 đô thị loại IV và các đô thị loại V.

Một cực tăng trưởng của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên

Theo Tiền phong, chiều ngày 29/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 318/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với quy mô dân số toàn tỉnh là 1,4 triệu người. Đồng thời trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế và là một trong những cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đối mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao. 

Về mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021 - 2030 của Khánh Hòa đạt 8,3%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt 189 triệu đồng; tăng trưởng năng suất lao động bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 7,0%/năm. 


Mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với quy mô dân số toàn tỉnh là 1,4 triệu người.
Mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với quy mô dân số toàn tỉnh là 1,4 triệu người.

Tỷ lệ đô thị hóa đạt 70%; tổng lượt khách du lịch đạt 13,8 triệu lượt khách, trong đó có 7 triệu lượt khách quốc tế và 6,8 triệu lượt khách du lịch nội địa; kinh tế số chiếm khoảng 30% GRDP.  Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%. Cơ cấu lao động: Nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 18 - 19%; công nghiệp - xây dựng 30 - 31% và dịch vụ: 50 - 51%.

Tầm nhìn đến 2050, Khánh Hòa được định hướng là trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước; đô thị thông minh, bền vững, bản sắc, ngang tầm nhìn khu vực châu Á. Địa phương này trở thành một trong những đô thị ven biển hút khách du lịch, có môi trường đáng sống hàng đầu của châu lục. Trong thời kỳ 2031-2050, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 5%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2050 đạt 690 triệu đồng và tỷ lệ đô thị hóa đạt 75-80%.

Xác định 3 vùng động lực phát triển

Khánh Hòa xác định 3 vùng động lực phát triển gồm khu vực vịnh Vân Phong (Khu kinh tế Vân Phong); thành phố Nha Trang; khu vực vịnh Cam Ranh. 

Phát triển khu vực vịnh Vân Phong (Khu kinh tế Vân Phong) thành một trung tâm kinh tế biển hiện đại, là địa bàn động lực phát triển của tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ. Trong đó, khu vực Bắc Vân Phong định hướng phát triển trở thành đô thị du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế; lâu dài phát triển cảng trung chuyển quốc tế khi có đủ điều kiện. Khu vực Nam Vân Phong trở thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, là khu tập trung phát triển các khu công nghiệp, công nghiệp năng lượng tái tạo, chế biến dầu khí, đóng tàu, dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải biển và các ngành công nghiệp phụ trợ…, cùng với các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch ven biển.


3 vùng động lực phát triển gồm khu vực vịnh Vân Phong (Khu kinh tế Vân Phong); thành phố Nha Trang; khu vực vịnh Cam Ranh. 
3 vùng động lực phát triển gồm khu vực vịnh Vân Phong (Khu kinh tế Vân Phong); thành phố Nha Trang; khu vực vịnh Cam Ranh. 

Phát triển thành phố Nha Trang trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời tại thành phố này phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò một cực quan trọng, là cửa ngõ hội nhập quốc tế của tỉnh Khánh Hòa. 

Phát triển khu vực vịnh Cam Ranh trở thành vùng trọng điểm về kinh tế, xã hội gắn với quốc phòng, an ninh. Trong đó, thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch logistics và huyện Cam Lâm là đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế. 

Khu kinh tế Vân Phong và đô thị Cam Lâm trở thành địa bàn động lực phát triển mới của tỉnh nói riêng và vùng Nam Trung Bộ nói chung. 
Theo Quyết định 318, Thủ tướng giao UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức công bố quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch theo quy định. 

Có hai đô thị loại I

Theo quy hoạch tỉnh Khánh Hòa, đến năm tỉnh này sẽ có hai đô thị loại I là Thành phố Nha Trang và đô thị mới Cam Lâm. Một đô thị loại II là Thành phố Cam Ranh. Một đô thị loại III là thị xã Ninh Hòa. Hai đô thị loại IV là huyện Diên Khánh và Vạn Ninh. Các huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, huyện đảo Trường Sa trở thành đô thị loại V. 


Theo quy hoạch tỉnh Khánh Hòa, thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics.
Theo quy hoạch tỉnh Khánh Hòa, thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics.

Thành phố Nha Trang được xác định là đô thị hạt nhân; Thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics. Huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế; huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp; huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống; hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là các tiểu đô thị sinh thái núi rừng.

Khánh Hoà có diện tích 5.137 km2 với 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh, một thị xã và 6 huyện. Dân số trên 1,2 triệu người.

Theo quy định thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị hành chính tương đương với cấp tỉnh, nằm dưới sự quản lý trực tiếp của trung ương. Trên cả nước hiện có 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. 

Để một đô thị trở thành thành phố trực thuộc trung ương thì phải đáp ứng 5 tiêu chuẩn được quy định tại Nghị quyết 121 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về phân loại đơn vị hành chính. Cụ thể, quy mô dân số từ 1.500.000 người trở lên; diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên; cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định, trong đó mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất đạt bình quân của cả nước; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đạt 90%...

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước