meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quý 4/2022, nhiều doanh nghiệp dược phẩm "ăn nên làm ra": Liệu năm 2023 có giữ được phong độ?

Thứ hai, 13/02/2023-21:02
Chứng khoán SSI (SSI Research) dự báo bước sang năm 2023, các doanh nghiệp ngành dược sẽ khó có thể duy trì được phong độ lợi nhuận như trước.

Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, SSI Research dự báo sang năm 2023, các doanh nghiệp ngành dược khó có thể duy trì được phong độ lợi nhuận như trước. 

SSI Reasearch cho biết, có nhiều doanh nghiệp ngành dược đã ghi nhận được tín hiệu tích cực về doanh thu cũng như lợi nhuận ở trong quý 4/2021 mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức như là gián đoạn chuỗi cung ứng cũng như chiến dịch chống tham nhũng ở trong ngành. 

Nghiên cứu của Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI - đây chính là tổ chức nghiên cứu, đánh giá về kinh tế, tài chính có trụ sở tại London, Anh) cũng đã chỉ ra 2022 chính là năm chứng kiến sự phục hồi mạnh trong chi tiêu chăm sóc sức khỏe của thị trường Việt Nam. Doanh thu ngành chăm sóc sức khỏe cũng tăng 25% so với năm 2021, đạt mức 155 nghìn tỷ đồng (tương đương với 6,6 tỷ USD), cao hơn mức trước dịch bệnh COVID-19 (trong khi đó doanh thu năm 2019 đạt mức 4,7 tỷ USD).


SSI Research dự báo sang năm 2023, các doanh nghiệp ngành dược khó có thể duy trì được phong độ lợi nhuận như trước
SSI Research dự báo sang năm 2023, các doanh nghiệp ngành dược khó có thể duy trì được phong độ lợi nhuận như trước

Quý 4/2022, lợi nhuận phân hóa, tăng trưởng vẫn áp đảo

Thống kê cho thấy, 9/12 doanh nghiệp ở trên sàn đều ghi nhận được mức doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. Và 7/12 doanh nghiệp có mức lợi nhuận tăng trưởng, hai công ty có lợi nhuận đi lùi và hai doanh nghiệp báo lỗ trong quý 4/2022. 

Cũng theo báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (mã chứng khoán: DHG), trong quý 4/2022, doanh thu thuần đạt mức 1.330 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 22% nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng cao, đặc biệt là những sản phẩm kháng sinh cùng các sản phẩm phòng bệnh, tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra thì công ty cũng cho biết đã chủ động tăng dự trữ nguyên liệu, thành phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường khiến cho Dược Hậu Giang lãi sau thuế là 236 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 39%.

Lũy kế của cả năm 2022, doanh thu thuần của công ty đạt mức 4.676 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 988 tỷ đồng, so với năm 2021 lần lượt tăng 17% và 27%. Đây cũng chính là mốc doanh thu và lợi nhuận kỷ lục từ trước đến nay. Và với kết quả trên thì Dược Hậu Giang đã vượt 11% mục tiêu về doanh thu và vượt 29% chỉ tiêu lợi nhuận của cả năm 2022. 

Cũng tương tự, một doanh nghiệp ở trong ngành là Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm (Mã chứng khoán: IMP) ghi nhận có mức doanh thu tăng 40% so với cùng kỳ lên mức 557 tỷ đồng. Lãi sau thuế ghi nhận gần 79 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 19% và là kết quả theo quý cao nhất trong lịch sử. 


Nguồn ảnh: Tổng hợp từ báo cáo tài chính
Nguồn ảnh: Tổng hợp từ báo cáo tài chính

Phía Imexpharm cho biết, nhu cầu của người dân phục hồi sau dịch, cộng với những hoạt động mở rộng thị trường cũng đã giúp cho công ty báo lãi tăng trưởng sau thuế. Như thế, cả năm 2022, Imexpharm đạt mức 1.644 tỷ đồng doanh thu thuần và 234 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Cùng với lợi nhuận trước thuế đạt mức 302 tỷ đồng thì công ty đã vượt 13% kế hoạch về doanh thu và vượt 10% chỉ tiêu về lợi nhuận. 

Cũng trong quý 4/2022, Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex (Mã chứng khoán: VMD) cũng đã ghi nhận 1.613 tỷ đồng doanh thu thuần, so với cùng kỳ giảm 37%. Lợi nhuận sau thuế đạt mức 19 tỷ đồng trong quý 4/2021 lỗ 8 tỷ đồng nhờ vào doanh thu từ hoạt động tài chính cải thiện cũng như chi phí bán hàng, tài chính và quản lý doanh nghiệp được tiết giảm. Trong năm 2022, công ty ghi nhận lãi 36 tỷ đồng, so với năm trước tăng 71%.

Trái ngược hoàn toàn với bức tranh kinh doanh của những đơn vị trên, Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (Mã chứng khoán: DVN) và Công ty Cổ phần Traphaco (Mã chứng khoán: TRA) có doanh thu quý 4/2022 tăng lần lượt 52%, 2% tuy nhiên lợi nhuận đã giảm tương ứng 22%, 38% so với cùng kỳ bởi vì gánh nặng các chi phí. Dù vậy, lợi nhuận cả năm 2022 của Traphaco ghi nhận tăng 11% lên 293 tỷ đồng còn Dược Việt Nam lại giảm 48% xuống 113 tỷ đồng.

Trong khi đó thì ba công ty có mức doanh thu và lợi nhuận cùng chiều tăng trưởng trong quý 4/2022 và cả năm 2022 đó là Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây (mã chứng khoán: DHT), Công ty cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar (mã chứng khoán : MKP), Công ty Cổ phần Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Bidiphar - mã chứng khoán: DBD).

Trong đó thì lợi nhuận sau thuế của Mekophar ghi nhận tăng trưởng đáng kinh ngạc ở ba con số như quý 4/2022 tăng 300% (tương đương 16 tỷ đồng), cả năm 2022 tăng 163% (tương đương 42 tỷ đồng). Cũng theo tìm hiểu, trong tháng 2/2022, Bộ Y tế đã tiến hành cấp phép cho công ty lưu hành Movinavir với hàm lượng 200mg - đây là thuốc điều trị COVID-19. Đây cũng được xem là một tín hiệu tích cực sau nhiều năm mất phong độ. 

Còn riêng Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 (mã chứng khoán: DP2) và Công ty Cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar - mã chứng khoán: LDP) cũng tiếp tục lỗ so với quý 4/2021. Trong đó thì  Ladophar ghi nhận lỗ sau thuế 12 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ lãi 59 tỷ đồng. Lý do là đến từ nguồn thu từ hoạt động tài chính sụt giảm mạnh (quý 4/2022 ghi nhận 491 triệu đồng trong khi đó cùng kỳ ghi nhận là 31 tỷ đồng) cùng các chi phí như tài chính, quản lý doanh nghiệp và bán hàng đều tăng.


Nguồn ảnh: Tổng hợp từ báo cáo tài chính
Nguồn ảnh: Tổng hợp từ báo cáo tài chính

Vào cuối năm 2021, Ladophar đã chính thức về tay nhóm Louis Holdings. Công ty này đã đặt mục tiêu kinh doanh cao kỷ lục cho năm 2022. Đến thời điểm tháng 4/2022, sau vụ việc ông Đỗ Thành Nhân bị bắt, cùng lúc tình hình kinh doanh của Ladophar đã bắt đầu thua lỗ. 

Vào hồi tháng 8,Ladophar đã xin điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trong năm 2022 với mục tiêu doanh thu giảm từ mức 600 tỷ đồng xuống 227 tỷ đồng, giảm mục tiêu lãi trước thuế 21,2 tỷ đồng trở thành lỗ 23 tỷ đồng. Như thế, công ty mới chỉ thực hiện được 82% chỉ tiêu doanh thu của cả năm. 

Năm 2023, ngành dược liệu có “ấm” lên?

Bước sang năm 2022, SSI Research dự báo rằng tăng trưởng của ngành dược sẽ có phần hạn chế và lợi nhuận cũng có thể sẽ ghi nhận mức thấp hơn trước khi khá dần lên. Trong đó thì doanh thu ngành cũng sẽ tăng 8%, đạt mức 169.000 tỷ đồng (tương đương với 7,2 tỷ USD) vào năm 2023.

Đại diện công ty chứng khoán này cho rằng, bối cảnh sau đại dịch cũng sẽ ổn định ở hầu hết các khía cạnh tuy nhiên suy thoái kinh tế cũng có thể làm đình trệ chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. Trong nửa đầu năm 2023 sẽ là khoảng thời gian khó lường đối với nguồn cung hoạt chất (API) cũng như tá dược. Những công ty có thể sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước cũng sẽ giành được vị thế tốt hơn (điển hình như là Traphaco).

Bên cạnh đó, cuộc đua về nâng cấp chất lượng cũng đang diễn ra ở các công ty dược phẩm lớn. Có nhiều công ty có mã DHG, IMP, DBD, TRA và Dược Cửu Long (mã chứng khoán: DCL) cũng đang đặt mục tiêu đạt tiêu chuẩn EU GMP dành cho các cơ sở sản xuất của họ. Và những sản phẩm được sản xuất ở nhà máy đạt tiêu chuẩn EU GMP được xét vào nhóm thuốc chất lượng cao nhất trong đấu thầu ở bệnh viện công (nhóm 1). 


Biên lãi gộp quý 4/2022 của các doanh nghiệp ngành dược
Biên lãi gộp quý 4/2022 của các doanh nghiệp ngành dược

Hơn thế, các công ty ở trong nước hy vọng cũng sẽ đấu thầu được sản phẩm với mức giá cao hơn trước nhưng vẫn thấp hơn nhiều loại thuốc nhập khẩu thuộc nhóm này. 

Cũng theo SSI Research, tình trạng thiếu vật tư cũng như nhân lực ở các bệnh viện công cũng dự kiến sẽ được cải thiện từ quý 2/2023. Bộ Y tế cũng đang đề cập về khung pháp lý mà những bệnh viện công đang gặp phải và đặc biệt là vấn đề giá khám chữa bệnh thấp, quy trình đấu thầu đã được sản phẩm với mức giá cao hơn trước nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều loại thuốc nhập khẩu thuộc nhóm này. 

Cũng theo SSI Research, tình trạng thiếu vật  tư và nhân lực ở các bệnh viện công dự kiến sẽ được cải thiện từ quý 2/2023. Bộ y tế cũng đang đề xuất Luật Khám chữa bệnh sửa đổi để có thể giải quyết những bất cập về khung pháp lý mà những bệnh viện công đang gặp phải, đáng chú ý là vấn đề giá khám chữa bệnh thấp cũng như quy trình đấu thầu đã nêu trên. Trong năm 2023, mức phí khám chữa bệnh ở bệnh viện công cũng sẽ tăng lên và hoạt động bán thuốc kê đơn qua kênh bệnh viện cũng sẽ phục hồi. 

Còn theo như quan điểm của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong năm 2023, kênh ETC (kênh đấu thầu tại sở và bệnh viện) cũng sẽ dễ thở hơn.

Chứng khoán Rồng Việt cũng chỉ ra, có nhiều văn bản điều hành đang được Quốc hội dự thảo với mục đích làm rõ các quy định và hạn chế sai phạm ở trong công tác đấu thầu cũng như tạo sức hút từ kênh ETC với các công ty sản xuất dược như là sửa đổi Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Thông tư 14/2020/TT-BYT, Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Mục tiêu là đẩy mạnh việc phát triển kênh ETC trong dài hạn. Tuy nhiên, thời gian trong việc thay đổi các văn bản điều hành cũng sẽ kéo dài hơn dự kiến và cũng có tác động từ chính sách sẽ có độ trễ. 

Dự báo của Fitch Solutions cho thấy, doanh thu kênh ETC cũng có thể đạt 5,46 tỷ USD trong năm 2023, và trong năm 2026 sẽ đạt 6,81 tỷ USD còn tốc độ tăng trưởng kép 5 năm đạt 8%. Chính sự phục hồi của kênh ETC cũng sẽ khiến cho kênh OTC giảm tốc nhưng kênh OTC vẫn được Fitch Solution dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép 5 năm là 7%. Bên cạnh đó thì nhu cầu mua sắm thuốc nhờ vào xu hướng già hóa dân số cũng như chi tiêu dành cho dược phẩm gia tăng cũng sẽ là động lực tăng trưởng trong thời gian dài hạn. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

11 phút trước

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

16 phút trước

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

21 phút trước

iPhone cuối cùng cũng có AI, ghi âm cuộc gọi

2 ngày trước

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

2 ngày trước