Quý 2/2022: Hapaco báo lãi ròng tăng đến 72% nhờ hợp nhất Bệnh viện Quốc tế Green
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp dược phẩm đẩy mạnh doanh thu nhờ cuộc đua mở rộng thị phần của Pharmacity, Long Châu, An KhangDoanh thu mảng xe đầu kéo của Tài chính Hoàng Huy (TCH) giảm 70% so với cùng kỳ do nhu cầu mua xe hạn chếDoanh thu quý 2 giảm, Alibaba và Tencent không còn là biểu tượng "phép màu" kinh tế Trung Quốc?Mới đây, Tập đoàn Hapaco (HoSE: HAP) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất của quý 2 năm nay với nhiều con số ấn tượng. Theo như báo cáo này, doanh thu thuần của Hapaco đã tăng 37,2% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 167 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn bán hàng của tập đoàn trong kỳ đã giảm 20% so với quý 2 năm 2021 và đạt 123,7 tỷ đồng, kéo lợi nhuận gộp của Hapaco tăng 130% và lên 43,3 tỷ đồng.
Trong quý 2, doanh thu tài chính của tập đoàn còn 7,7 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 31,5%. Ngoài ra, chi phí tài chính là gần 2 tỷ đồng, tăng 85% so với quý 2 năm trước. Đáng chú ý, tính đến quý 2 năm nay Hapaco đã không còn khoản lỗ 4,1 tỷ đồng trong công ty liên doanh và liên kết. Vì thế, lợi nhuận sau thuế trong quý 2/2022 của Hapaco đã tăng ấn tượng 88% so với cùng kỳ, lên mức 14,4 tỷ đồng. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ cũng tăng 72% và đạt 12,7 tỷ đồng. Trong khi đó, EPS là 190 đồng, cao hơn nhiều so với mức 132 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2021.
Lý giải về mức tăng trưởng ấn tượng này, Hapaco cho biết trong quý 2 năm nay, các công ty thành viên đã cố gắng nỗ lực để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước. Đồng thời, Hapaco cũng thực hiện phương châm tối giản chi phí, có hoàn nhập dự phòng đối với các công ty thành viên năm trước cũng như thu cổ tức từ các hoạt động đầu tư.
Đáng chú ý, động thái hợp nhất CTCP Bệnh viện Quốc tế Green thành công ty con của tập đoàn cũng giúp Hapaco ghi nhận lợi nhuận tăng thêm khá nhiều trong quý này. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần tăng 44,7% lên 303 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu, nguồn thu bán hàng hóa, thành phẩm chiếm phần lớn với 266,4 tỷ đồng, tăng 27,2%. Giá vốn hàng bán tăng ít hơn với 32,4% lên 235,6 tỷ đồng, nên biên lãi gộp tăng từ 15% lên 22,3%.
Bên cạnh đó, doanh thu từ hoạt động tài chính trong quý này của Hapaco cũng đã giảm 30,2% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 8,2 tỷ đồng với khoản cổ tức cùng với lợi nhuận được chia xuống còn 2 tỷ đồng, tương đương với 21,8% của cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, lãi tiền gửi, cho vay của tập đoàn là 973,4 triệu đồng, tương đương với 33% cùng kỳ. Tuy nhiên, đơn vị đã ghi nhận hơn 4,8 tỷ đồng tiền lãi trái tức trong nửa đầu năm nay. Khoản phí lãi vay cũng đã tăng gấp gần 3,5 lần lên gần 2 tỷ đồng, điều này kéo theo chi phí lãi vay tăng 56,5% và lên mức 2,2 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng của Hapaco đạt 14,3 tỷ đồng, tăng 36,7% so với cùng kỳ; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gần 84% và đạt 28,3 tỷ đồng ngay sau khi tập đoàn phát sinh thêm 5,5 tỷ đồng chi phí phân bổ lợi thế thương mại. Đáng chú ý, chi phí khấu hao tài sản cố định của Hapaco cũng đã tăng gấp 10,2 lần, đạt 5,8 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí dịch vụ mua ngoài là 3,7 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã cao gấp 4 lần.
Sau khi trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 21 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, EPS của công ty lại giảm từ 228 đồng xuống còn 190 đồng sau khi lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành đã tăng từ 55,5 triệu đơn vị lên đến 110,9 triệu đơn vị. Năm nay, Hapaco đề ra mục tiêu doanh thu là 742 tỷ đồng cùng với 87 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng lần lượt 49% và 68% so với thực hiện năm trước. Như vậy, sau nửa đầu năm, Hapaco đã thực hiện được 40,8% doanh thu cùng với 35,2% lợi nhuận cho cả năm.
Tính đến cuối quý 2 năm nay, tổng tài sản của Hapaco là 1.563,8 tỷ đồng, so với thời điểm đầu năm đã tăng 94,7%. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 59% và đạt 923 tỷ đồng; khoản phải thu ngắn hạn là 477,6 tỷ đồng, tăng 51,4% so với đầu năm. Khoản phải thu ngắn hạn khác của tập đoàn cũng đã tăng từ 233,2 tỷ lên 367,4 tỷ đồng sau khi Hapaco phát sinh thêm 148,8 tỷ đồng phải thu đối với Chứng khoán Hải Phòng, ngoài ra còn có 49,5 tỷ đồng phải thu với Đầu tư Hafinco cùng với 23,3 tỷ đồng từ Đầu tư Bất động sản Phát Đạt.
Tài sản dài hạn của Hapaco cũng đã tăng 84,8% so với thời điểm đầu năm, đạt 640,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, tài sản cố định cũng tăng gấp 7 lần và đạt 354,2 tỷ đồng; khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm 84% còn 36,9 tỷ đồng. Trong thời gian qua, Hapaco đã có thêm khoản 212,6 tỷ đồng lợi thế thương mại.
Về nguồn vốn của tập đoàn, nợ vay tài chính là 41,2 tỷ đồng, tăng 178,4% sau khi Hapaco gia tăng vay ngắn hạn tại ngân hàng BIDV cùng với Sacombank. Mới đây, Hapaco đã phát sinh khoản vay dài hạn trị giá 43,6 tỷ đồng tại ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hải Phòng, hợp đồng tín dụng số 30/3/2017 với hạn mức tín dụng là 134,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tổng nợ vay tài chính của tập đoàn là 84,8 tỷ đồng, so với thời điểm đầu năm đã tăng 473%.