meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quách Gia – vị mưu thần chiến lược làm nên thành công cho Tào Tháo

Thứ tư, 02/11/2022-08:11
Quách Gia là một trong những quân sư cực kì tài ba được Tào Tháo hết lòng yêu mến, thậm chí, Tào Tháo đã từng có ý định sẽ giao phó hậu sự của mình cho Quách Gia đảm nhận nhưng không may ông lại đoản mệnh khi qua đời từ lúc trẻ.  

Giới thiệu sơ lược về Quách Gia

Nhắc tới sự nghiệp của Tào Tháo không ít ý kiến cho rằng những chiến thắng vào thời kì huy hoàng của ông phụ thuộc rất lớn vào tập đoàn mưu sĩ dưới trướng giúp vị quân chủ này gây dựng cơ đồ. Thời gian đầu, có tổng cộng 5 nhân vật nổi bật dưới tay Tào Tháo phải kể đến là Tuân Úc, Tuân Du, Giả Hủ, Quách Gia và Trình Dục. Trong số 5 quân sư này nhiều người cho rằng Quách Gia chính là người hiểu Tào Tháo và góp phần lớn nhất vào những chiến thắng mới đầu của Tào.

Quách Gia (170-207) tự Phụng Hiếu là một nhà chiến lược và mưu sĩ được ví như “cánh tay phải” của Tào Tháo vào thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam Quốc tại Trung Quốc. Suốt 11 năm phục vụ cho Tào Tháo, ông được giao phó chức vụ Tư không Quân tế tửu được sánh ngang với chức Đại đô đốc của Chu Du và Quân sư Trung lang tướng của Gia Cát Lượng.

Trong khoảng 11 năm đi theo Tào Tháo chinh chiến khắp mọi nơi, Quách Gia đã thể hiện được mưu trí hơn người của mình khi hiến kế cho Tào Tháo đánh bại nhiều đối thủ như Lã Bố, Viên Thiệu và Đạp Đốn. Đồng thời, ông cũng đóng góp công sức khá lớn trong việc giúp Tào Tháo thống nhất phương Bắc.

Quách Gia được xem là một trong những mưu sĩ giỏi nhất của Tào Tháo và rất được lòng vị quân chủ, sinh thời Tào Tháo đã từng ba lần rơi nước mắt vì Quách Gia. Đáng tiếc Quách Gia lại khá yểu mệnh khi qua đời lúc mới 37 tuổi. Nhiều người đã nhận định nếu Quách Gia không mất sớm, ông có thể giúp Tào Tháo làm nên nghiệp lớn. 


Quách Gia (170-207) tự Phụng Hiếu là một nhà chiến lược và mưu sĩ được ví như “cánh tay phải” của Tào Tháo vào thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam Quốc. Ảnh minh hoạ
Quách Gia (170-207) tự Phụng Hiếu là một nhà chiến lược và mưu sĩ được ví như “cánh tay phải” của Tào Tháo vào thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời kỳ đầu của Tam Quốc. Ảnh minh hoạ

Thời trẻ phò tá Tào Tháo làm nên nhiều chiến thắng lớn

Quách Gia là người huyện Dương Địch, quận Dĩnh Xuyên, Dự Châu (ngày nay thuộc Hà Nam ). Trong Tam quốc chí đã ghi lại: "Quách Gia thời trẻ chí hướng cao xa. Thời Hán mạt thiên hạ sắp loạn, Gia từ lúc 20 tuổi trốn dấu hình tích, bí mật kết giao với người tuấn kiệt, không tiếp xúc với tục nhân nên người thời ấy đa phần chẳng ai biết, chỉ có bậc thức giả mới biết tài của Gia. Năm 21 tuổi, Gia được triệu vào phủ Tư đồ".

Trước khi đầu quân cho Tào Tháo, Quách Gia đã từng đến yết kiến Viên Thiệu ở phương Bắc nhưng Quách nhận ra mình và Thiệu không cùng chí hướng nên đã bảo với mưu sĩ của Thiệu rằng: “Bậc trí giả khéo ở việc chọn chủ, cho nên trăm lần mưu việc là trăm lần toàn vẹn mà công danh có thể lập được. Viên công muốn nhún mình đãi kẻ sĩ bắt chước Chu Công, nhưng chưa hiểu được mấu chốt của việc dùng người. Đòi nhiều nhưng ít thiết yếu, thích mưu mà không quyết, muốn chung sức cứu giúp đại nạn cho thiên hạ, định nghiệp vương bá, khó thay!”. 

Nói xong liền bỏ đi chứ không có chút nào lưu luyến với viên Thiệu. Sau đó, Quách Gia vẫn cân nhắc về việc tìm một tướng giỏi để theo phò trợ. Đúng vào thời điểm đó, mưu sĩ Hà Chí Tài ở bên Tào Tháo chuyên phụ trách trù mưu hoạch sách nhưng chết sớm nên Tào Tháo đã hỏi Tuân Úc muốn tìm một kẻ sĩ tài giỏi thay chỗ thì có thể lựa chọn ai. Ngay lập tức, Tuân Úc đã kiến nghị Quách Gia và giới thiệu Quách Gia cho Tào Tháo, sau cuộc gặp gỡ này cả Tào Tháo và Quách Gia đã nhận ra đây chính là người mà đối phương đang tìm bấy lâu.

1. Bày mưu bắt Lã Bố

Năm Kiến An thứ 3 (198), Tào Tháo từ huyện Uyển tiến quân liền ba trận đánh Lã Bố khiến cho Lã Bố thua thảm hại buộc phải lui quân vào thành cố thủ. Quân Tào ở bên ngoài vây đánh nhưng không hạ được thành khiến cho Tào Tháo muốn lui quân để bảo toàn lực lượng, song Quách Gia đã ngăn cản và nói: “Lã Bố dũng mãnh mà vô mưu, nay giao chiến ba trận đều thua cả, nhuệ khí của hắn đã suy rồi. Ba quân lấy tướng soái làm chủ, chủ suy thì quân không có chí chiến đấu. Trần Cung có trí mưu nhưng chậm chạp, nay là lúc khí của Bố chưa hồi phục, cái mưu của Cung chưa định, ta tiến gấp đánh chúng, có thể bắt được Bố vậy.” Tào Tháo nghe thấy có lý liền làm theo sau đó dùng kế dẫn nước sông Nghi, sông Tứ vào thành Hạ Phì khiến thành sập tiến đánh mạnh mẽ bắt sống được Lã Bố đem về rồi mới giết. 

2. Đối xử với Lưu Bị khôn khéo

Đầu năm Kiến An thứ 4 (199), chiến thắng của Tào Tháo trước Lã Bố đã chấn động nhiều vùng. Lưu Bị cũng được ban thưởng phong làm Dự Châu mục. Mặc dù trước đó có người bảo Tào Tháo rằng: “Bị có chí anh hùng, nay không sớm trừ đi, sau tất thành họa”. Tuy nhiên, Quách Gia lại có suy nghĩ hoàn toàn ngược lại, nói với Tào Tháo rằng: “Đúng thế. Nhưng công vung kiếm khởi nghĩa binh, vì trăm họ trừ hại, thành tâm đãi người, dựa vào tín nghĩa để chiêu vời tuấn kiệt, còn sợ là chưa đủ. Nay Bị có cái danh anh hùng, vì cùng khốn theo về với ta mà lại hại hắn, thế tất mang tiếng hại người hiền, thì kẻ trí sĩ tất sẽ tự ngờ, đổi ý chọn chủ, ai giúp công yên định thiên hạ? Ôi, dứt mối lo một người, để ngăn lòng mong ngóng của bốn bể, cái cơ an nguy, chẳng thể không xét kỹ!”.

Sử sách đã ghi lại khi Lưu Bị đến hàng, Tào Tháo vẫn tiếp đãi một cách chu đáo, tử tế. Quách Gia cũng nói với Tào Tháo rằng Lưu Bị là một người hùng có tài rất có sức ảnh hưởng hơn nữa dưới trướng Lưu Bị cũng có những quần thần rất trung thành nếu thu phục được Bị thì cũng đồng nghĩa thu phục được những người đó. Nhưng Quách Gia cũng đã lường trước được sự việc để cảnh báo Tào Tháo như sau: “Gia xét thấy, Bị rốt cuộc không chịu ở dưới người, mưu tính của hắn chưa thể lường được vậy. Cổ nhân có nói "Một ngày thả địch, hậu hoạn nhiều đời". Nên sớm liệu đi”.

Tuy nhiên, lúc bấy giờ Tào Tháo đang phụng mệnh Thiên tử để hiệu lệnh thiên hạ nên chưa thể tham khảo mưu kế của Quách Gia, nên sau đó đã sai Bị đi đánh Viên Thuật, Quách Gia và Trình Dục đều tìm cách ngăn cản và cho rằng nếu thả Bị đi thì sẽ sinh biến. Nhưng khi ấy Lưu Bị đã đi xa ngay khi đến Từ Châu liền giết tướng Xa Trụ của Tào Tháo, chiếm Từ Châu và cất binh làm phản. Tào Tháo lúc này ân hận vì không nghe lười của Quách Gia nhưng cũng đã muộn vì Lưu Bị đã quyết đánh ngược. 


Trước khi đầu quân cho Tào Tháo, Quách Gia đã từng đến yết kiến Viên Thiệu ở phương Bắc nhưng Quách nhận ra mình và Thiệu không cùng chí hướng. Ảnh minh hoạ
Trước khi đầu quân cho Tào Tháo, Quách Gia đã từng đến yết kiến Viên Thiệu ở phương Bắc nhưng Quách nhận ra mình và Thiệu không cùng chí hướng. Ảnh minh hoạ

3. Dự đoán về cái chết của Tôn Sách

Thời điểm đó, Tôn Sách đã đánh xung quanh thu hết xứ Giang Đông và đã muốn vượt sông Giang lên phía bắc đánh úp Hứa Huyện mở rộng bờ cõi, nhưng Quách Gia lại không hề lo sợ mà dự liệu rằng: “Sách mới thôn tính Giang Đông, những kẻ sĩ bị Sách giết đều là anh hùng hào kiệt, có thể khiến kẻ khác dốc sức đến chết. Vậy mà Sách lại coi thường không phòng bị, dẫu có trăm vạn bộ chúng, chẳng khác một mình đi giữa trung nguyên. Ví như có thích khách một mình mai phục, thì là một người đánh một người thôi. Vì thế ta cho rằng, Sách tất sẽ chết bởi tay một kẻ thất phu”.

Lúc đó nhiều người chưa tin về dự đoán của Quách Gia vì khí thế của Tôn Sách đang hừng hực, nhưng sau đó khi Tôn Sách đến ven biển, còn chưa kịp sang sông đã bị một thích khách của Hứa Cống đột nhập doanh trại giết chết. 

4. Giúp sức dẹp họ Viên

Năm Kiến An thứ 5 (200), Tào Tháo cùng với Quách Gia đại phá 10 vạn quân của Viên Thiệu trong trận Quan Độ. Hai năm sau (202), Viên Thiệu ho ra máu rồi mất trước khi qua đời đã lập thư truyền vị cho con thứ 3 là Viên Thượng chứ không truyền ngôi cho con trường là Viên Đàm. Cũng chính vì vậy mà hai anh em họ Viên đánh nhau tranh giành ngôi vương. Nhân cơ hội đó Tào Tháo đã tiến quân để đánh Viên Đàm và Viên Thượng giành chiến thắng liên tục. 

Sau đó, Tào Tháo tiếp tục đem quân đến Tây Bình chờ sẵn Đàm và Thượng xảy ra tranh đoạt Ký Châu. Thượng bị đánh buộc phải lui quân về giữ huyện Bình Nguyên đồng thời sai Tần Bì đến xin hàng để nhận trợ giúp. Tào Tháo quay về cứu Thượng vì thế bình định được huyện Nghiệp. Ở một hướng khác Quách Gia lại đi đánh Đàm ở Nam Bì bình được Ký Châu. Sau khi đã bình được các phương Tào Tháo nghe lười Quách Gia kêu gọi những người sĩ tài đến phò trợ củng cố lực lượng hùng mạnh. 

5. Quyết tâm đánh đuổi Ô Hoàn

Năm Kiến An thứ 10 (205), sau khi Viên Đàm bị tiêu diệt nhận thấy tình hình bất lợi hai anh em Viên Hy và Viên Thượng trốn sang xứ Liêu Tây xin nương nhờ Đạp Đốn là thủ lĩnh Ô Hoàn. Tào Tháo muốn đem quân đánh người Ô Hoàn và Viên Thượng, trong khi các chư tướng đều sợ thì Tào Tháo vẫn cất quân đi đánh Ô Hoàn, Quách Gia lúc này đã nhận định: “Binh quý ở chỗ thần tốc. Nay ngàn dặm đánh địch, đồ truy trọng nhiều, khó tranh lợi, vả lại bên kia nghe biết, tất có phòng bị; chẳng bằng để xe truy trọng lại, khinh binh gấp đường tiến phát, đánh úp chỗ họ không ngờ”.

Dựa vào kế của Quách Gia, Tào Tháo đã tiến quân ngầm tiến quân ở lối hiểm Lô Long thẳng tới Thiền vu. Quân Ô Hoàn còn chưa kịp chuẩn bị gì nghe tin quân Tào Tháo tiến đánh liền kinh hoàng chống trả nhưng đều bị đánh tan, đến cả Đạp Đốn cũng bị chém chết.

Quách Gia qua đời Tào Tháo mất ưu thế

Sau khi chinh phạt Ô Hoàn trở về Quách Gia bỗng đổ bệnh nặng không lâu sau thì mất, lúc bấy giờ Quách Gia mới 38 tuổi khiến cho nhiều người vô cùng thương tiếc vì đoản mệnh. Nhất là Tào tháo khi Quách Gia qua đời ông đã rơi nước mắt. Về sau, Tào Tháo đã phải nhận những trận đánh thất bại ông đã phải thốt lên nếu như Quách Gia còn sống thì chắc chắn ông sẽ còn chiến thắng chứ không phải nhận thất bại ê chề đến vậy. 


Quách Gia qua đời khi mới 38 tuổi khiến cho nhiều người vô cùng thương tiếc vì đoản mệnh. Ảnh minh hoạ
Quách Gia qua đời khi mới 38 tuổi khiến cho nhiều người vô cùng thương tiếc vì đoản mệnh. Ảnh minh hoạ

Hiện nay, vẫn không ít những ý kiến tranh luận về việc ai mới là quân sư tài giỏi nhất của Tào Tháo nhưng có lẽ người mà khiến Tào tháo vấn vương nhất mãi là Quách Gia và mưu lược của ông là điều mà bất cứ ai cũng phải nể phục. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

1 ngày trước

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

1 ngày trước

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

1 ngày trước

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

1 ngày trước

Công nghệ quét toạ độ góc ranh mới: Điểm nhấn ấn tượng của Meey Map Ver 3.0

2 ngày trước