Phân tích thị trường bất động sản: Thời cơ vàng để giúp doanh nghiệp thoát cảnh sụp đổ
BÀI LIÊN QUAN
Có nên phạt tiền công ty bất động sản về hành vi bỏ cọc?Công ty bất động sản đẩy mạnh tái cấu trúc, gia hạn trái phiếuKiến nghị cho người nước ngoài được mua bất động sản nghỉ dưỡngTheo VnEconomy, các quan điểm tại hội nghị về bất động sản mới đây đều nhận định hiện nay thị trường vẫn gặp nhiều thách thức và khó khăn. Trong đó, có một số vướng mắc và tồn tại đã kéo dài như hệ thống thủ tục pháp lý liên quan tới đất đai, đầu tư xây dựng, quy hoạch; tình trạng lệch pha cung cầu phân khúc nhà ở, hay năng lực tài chính của doanh nghiệp còn khiêm tốn và phụ thuộc phần lớn vào nguồn huy động từ bên ngoài…
Tiềm ẩn nhiều rủi ro trong môi trường kinh doanh
Theo ông Nguyễn Văn Cường, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh nhận định và phân tích thị trường bất động sản, Tập đoàn vừa được cấp hạn mức cho vay và nguồn vốn này kỳ vọng giúp tháo gỡ vướng mắc về vốn cho các doanh nghiệp trong tập đoàn, cùng hàng trăm nhà thầu của dự án đang còn dang dở.
Bởi vậy, tập đoàn đã lên phương án đưa dòng tiền vào trực tiếp các dự án để triển khai xây dựng và sản xuất kinh doanh, nhằm tạo ra việc làm và sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của người ở thực với giá cả phải chăng, hợp với túi tiền, khả năng chi trả của người dân. Để tiếp tục sản xuất, kinh doanh, nhiều ngành nghề phụ trợ cũng trông chờ dòng tiền này. Thế nhưng, Hưng Thịnh lại gặp khó vì pháp lý dự án bất động sản đang triển khai kéo dài.
Theo ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thừa nhận, tại Việt Nam, pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng vẫn có tình trạng chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn, thiếu sự nhất quán và cụ thể. Việc tuân thủ hàng loạt các quy định không chỉ gây nên chi phí lớn mà còn tạo rủi ro về pháp lý cho các doanh nghiệp, tác động tới không khí đầu tư kinh doanh và lòng tin của thị trường.
Phân tích thị trường bất động sản, chuyên gia Nguyễn Đình Cung dẫn chứng, không ít doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động hoặc chờ giải thể khiến thanh khoản của toàn thị trường sụt giảm. Tính lũy kế 10 tháng đầu năm nay, có 1.067 doanh nghiệp bất động sản giải thể trên cả nước, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới ghi nhận mức 3.850, sụt giảm 50,2% so với cùng kỳ.
Ủy viên Ủy ban kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam Vũ Tiến Lộc cũng đưa ra ý kiến rằng khoảng 70% dự án bất động sản gặp khó khăn về pháp lý. Đó là một dấu hiệu chỉ ra môi trường thể chế và thực thi thể chế đang gặp vấn đề và cần sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội, Chính phủ. Có lẽ, doanh nghiệp đang cảm thấy bất an khi môi trường kinh doanh, phát triển tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cùng gỡ khó cho thị trường bất động sản
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua đã có nhiều chỉ đạo trước khó khăn của thị trường địa ốc, và các tổ công tác cũng có nhận xét về những tồn tại của thị trường để tìm biện pháp tháo gỡ. Do đó, thị trường địa ốc bắt đầu có những dấu hiệu lạc quan hơn và vượt qua được những giai đoạn khó khăn nhất. Thế nhưng, vẫn còn nhiều khó khăn phía trước cần vượt qua ở thời gian tới.
Bộ Xây dựng cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan của Quốc hội kiểm tra, rà soát hoàn thiện 2 dự án luật. Đó là Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi và Luật Nhà ở sửa đổi, tham gia có ý kiến Luật Đất đai, công bố văn bản hướng dẫn rà soát những thông tư, nghị định để đơn giản hóa thủ tục cho doanh nghiệp và người dân. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để thị trường bất động sản phát triển. Bộ cũng sẽ tập trung đôn đốc, hướng dẫn triển khai pháp luật trong lĩnh vực địa ốc.
Về đề án hướng tới 1 triệu nhà ở xã hội, cũng sẽ quyết tâm làm việc cùng Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước để tháo gỡ khó khăn liên quan tới tín dụng, thị trường trái phiếu… nghiên cứu thực hiện đề xuất cơ chế tạo lập nguồn vốn ổn định cho thị trường địa ốc.
Thế nhưng, theo đề nghị của Bộ trưởng, các bộ ngành liên quan cần tiếp tục nghiên cứu hỗ, phân tích thị trường bất động sản và giúp đỡ doanh nghiệp địa ốc. Trong quá trình thực thi pháp luật, đề nghị địa phương cần xem xét, quan tâm và thúc đẩy tháo gỡ theo thẩm quyền và trách nhiệm của mình.
Theo Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Vũ Tiến Lộc, chúng ta đang đứng trước cơ hội mà theo nhận định của nhiều người thì đó là 10 năm mới có một lần. Bởi lẽ, hàng loạt Luật được sửa đổi cùng lúc có tác động quyết định tới thị trường bất động sản. Tuy nhiên, ông cho rằng không chỉ dừng lại cơ hội 10 năm có một, mà điều quan trọng hơn đó là thời cơ vàng để giúp các doanh nghiệp Việt đứng trước “cửa tử” vực dậy và sống sót qua giai đoạn khó khăn.
Nếu phân tích thị trường bất động sản sâu hơn, thì đó là cơ hội để khai thác và phát huy nguồn lực về đất đai vốn chưa được khơi thông một cách hợp lý để đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa đô thị hóa.
Theo ông, cần nhìn vào những đóng góp của bất động sản trong GDP. Đó là một con số không hề nhỏ, theo tính toán của Viện Nghiên cứu bất động sản Việt Nam. Nếu so sánh với nhiều quốc gia trong khu vực và trên toàn cầu, con số đó chưa phải là cao. Tuy nhiên, điều quan trọng là nguồn lực đất đai đã được chuyển hóa và phục vụ cho quá trình phát triển và hệ số lan tỏa mạnh mẽ của thị trường bất động sản đối với hàng trăm ngành nghề khác, trong đó ảnh hưởng tới sự dịch chuyển và gia tăng năng suất lao động. Chúng ta sẽ được nhiều hơn mất khi ứng xử chính sách khôn khéo và có tầm nhìn với thị trường này.
Tham khảo các bài viết trên trang Meeyland để có thông tin mới nhất về thị trường bất động sản!