meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: 2022 là năm dị biệt độc đáo của xăng dầu

Thứ ba, 06/12/2022-07:12
Theo đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đã dùng từ dị biệt để nói về diễn biến xăng dầu vào năm 2022. Doanh nghiệp cũng chỉ chấp nhận lỗ để có thể tồn tại còn người dân mua xăng trong trạng thái bức xúc, khó chịu.

Có thực sự hợp lý khi rút ngắn thời gian điều hành?

Chia sẻ về câu hỏi nhận được nhiều nhất trong những ngày gần đây, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết đầu tiên chính là liên quan đến lĩnh vực xăng dầu và thứ hai đó là lãi suất cũng như tỷ giá. Trong những ngày qua, việc mua bán xăng dầu đối với ông trở thành một nỗi bức xúc khi mà phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ để chờ mua xăng. Ông nói rằng: “Không chỉ tôi đâu, có lẽ mọi người dân Việt Nam đều khó chịu”. 

Đến thời điểm hiện tại, thời gian điều hành giá xăng rơi vào ngày mùng 1 và ngày 11, 21 hàng tháng. Mặc dù vậy cũng có nhiều ý kiến cho rằng quy định này là không thực sự phù hợp trước biến động của giá thế giới. Thời gian vừa qua, TP. Hồ Chí Minh cũng đã đề xuất với Thủ tướng chấp thuận cho liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương linh hoạt trong thời gian điều hành giá. PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá rằng mong muốn của đề xuất là rút ngắn thời gian điều hành để cho giá Việt Nam sẽ càng gần với giá của thế giới. Mặc dù vậy thì ông cũng cho rằng đó là đề xuất hợp lý. 


PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đã dùng từ dị biệt để nói về diễn biến xăng dầu vào năm 2022
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đã dùng từ dị biệt để nói về diễn biến xăng dầu vào năm 2022

Đầu tiên chính là xăng dầu được mua theo kỳ hạn và tối thiểu là 15 ngày, không thì sẽ là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Cũng có nghĩa là nếu như chúng ta đặt mua hôm nay thì phải 15 ngày hay thậm chí là 6 tháng sau hàng mới về đến kho của người nhận. Và rõ ràng như thế giá đã thay đổi rồi và không thể nào theo được giá của thế giới. 

Thứ hai chính là việc điều chỉnh cũng khiến cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý phải tiến hành xem xét và tính toán đủ số liệu ví dụ như hàng tồn kho, mua bán trong ngày cũng như tồn dư cuối ngày. Cũng sẽ không có doanh nghiệp nào hay cơ quan quản lý nào có đủ thời gian để mà cứ 5 ngày một lần đi kiểm kê chứ đừng nói là hàng ngày. Và rõ ràng rằng đây là một đề xuất phi thực tế. 

Và việc càng rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu cũng không phản ánh được đúng giá thế giới cũng như giá mua bán xăng dầu của đầu mối. Nó cũng không còn phù hợp với khả năng quản lý hay như yêu cầu quản lý của bản thân doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý Nhà nước. 

Nói về đề xuất liên quan tới thời gian điều hành giá xăng dầu, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng trước mắt, tạm thời giữ nguyên thời gian điều hành, chỉ có một điều rằng đúng vào ngày đó phải điều hành, kể cả rơi vào ngày lễ, Tết”. 

Xây kho xăng dự trữ phải mất 20 - 30 tỷ USD là ít

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chia sẻ quan điểm về việc nên bỏ quỹ bình ổn bởi nó không còn phù hợp với mục tiêu về bình ổn giá cũng như không đảm bảo tính thị trường rằng khi mà chúng ta mở cửa hồi phục kinh tế cho đến đầu năm 2023, mặc dù giá xăng dầu ở trên thế giới cũng đã lên cao nhưng với việc xả quỹ bình ổn thì tốc độ tăng trưởng của giá trong nước ghi nhận thấp hơn giá thế giới 12%. Điều đó cũng đã hỗ trợ cho người dân cùng các doanh nghiệp từ đó đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. 

Và từ thực tiễn trên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng đề xuất giữ quỹ bình ổn xăng dầu và xem đó là một công cụ quan trọng để có thể làm bước đệm trong quá trình chuyển từ việc coi xăng dầu là một mặt hàng chiến lược do Nhà nước quản lý sang việc dần dần xây dựng được thị trường xăng dầu thực thụ. Khi nào mà chúng ta có thị trường xăng dầu thực thụ và có một lượng dự trữ đủ lớn cũng như Nhà nước có thể can thiệp vào thị trường bằng cách xả kho dự trữ hoặc là tăng mua dự trữ để làm cho giá xăng dầu thay đổi như các quốc gia phát triển như Mỹ, Trung Quốc hay là Nhật Bản thì lúc đó chúng ta sẽ bỏ cái quỹ bình ổn là hoàn toàn hợp lý.


PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chia sẻ quan điểm về việc nên bỏ quỹ bình ổn bởi nó không còn phù hợp với mục tiêu về bình ổn giá cũng như không đảm bảo tính thị trường rằng khi mà chúng ta mở cửa hồi phục kinh tế cho đến đầu năm 2023
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chia sẻ quan điểm về việc nên bỏ quỹ bình ổn bởi nó không còn phù hợp với mục tiêu về bình ổn giá cũng như không đảm bảo tính thị trường rằng khi mà chúng ta mở cửa hồi phục kinh tế cho đến đầu năm 2023

Dĩ nhiên là chúng ta vẫn còn có rất nhiều công cụ khác nhưng cũng phải khẳng định vai trò của quỹ bình ổn ở trong việc giảm sốc cho những đợt tăng giá một cách đột biến cũng như phát huy được tác dụng đối với nền kinh tế. 

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, đầu để có thể xây dựng được cái kho xăng mang tính dự trữ quốc gia vô cùng phức tạp lại rất tốn kém. Phức tạp là vì chúng ta đã phải lựa chọn một vị trí đủ rộng và đủ an toàn. Kho cũng phải cách xa khu vực dân cư nhưng lại rất thuận lợi cho việc quản lý cũng như sử dụng và bơm hút ra thị trường. Kho xăng này cũng phải đảm bảo tránh được tình trạng cháy nổ hoặc là ảnh hưởng bởi chiến tranh hoặc là thiên tai, địch họa. 

Song song với đó, chi phí để có thể xây dựng và bảo quản kho xăng cũng rất đắt. Để có được một khu dự trữ như thế thì chúng ta cũng có thể sẽ phải chi khoảng từ 20-30 tỷ USD là ít.

Và việc xây dựng một kho xăng dự trữ vừa khó khăn về mặt công nghệ, kỹ thuật lại vừa đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn mà hiện nay nền kinh tế của chúng ta chưa thể đáp ứng được. 

2022 là năm dị biệt của xăng dầu

Mới đây, Bộ Công Thương cũng đang lấy ý kiến để tiến hành rà soát, sửa đổi Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu và trong đó có lấy ý kiến về việc thống nhất đầu mối quản lý Nhà nước đối với xăng dầu. Còn vào hồi cuối tháng 10, Bộ tài chính cũng có đề nghị giao toàn diện phần xăng dầu về Bộ Công Thương kể cả việc quy định về giá cũng như chi phí, định mức nhằm đảm bảo nguồn cung xăng dầu. Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, hiện nay chúng ta cũng đã sản xuất được 70-80% và nhập khẩu khoảng 20-30% để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trong nước. Xét về cơ bản thì chúng ta cũng đã có thể tự sản xuất và dần dần có thể coi xăng dầu giống như một mặt hàng bình thường khác trong nền kinh tế thị trường. Như thế thì việc chuyển giao toàn bộ quyền quản lý lĩnh vực xăng dầu về Bộ Công Thương là hợp lý.

Đầu tiên chính là Bộ Công thương đang tiến hành quản lý toàn bộ đầu mối nhập khẩu mua bán xăng dầu cũng như là trung gian phân phối và  các doanh nghiệp bán lẻ. Bộ Công Thương cũng sẽ tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu từ các doanh nghiệp đầu mối cho đến việc sẽ giao cho các doanh nghiệp bán lẻ từ đó làm sao có thể giảm thiểu được các chi phí trung gian.

Thứ hai chính là liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp, nếu như giao cho Bộ Công thương thì sẽ có trách nhiệm giao cho các doanh nghiệp đầu mối như thế nào, trung gian ra làm sao,.. Và trên cơ sở đó thì chúng ta sẽ tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp đó một cách tốt nhất, có cơ chế tài chính cho từng loại hình. Như thế thì các doanh nghiệp đó một cách tốt nhất và có cơ chế tài chính cho từng loại hình. Như thế thì các doanh nghiệp phải hoạt động tương đối độc lập và nếu như đơn vị nào sản xuất tốt thì có lãi, tổ chức sản xuất kinh doanh kém thì sẽ thua lỗ hay thậm chí là phá sản. Vậy mới là kinh tế thị trường. 


Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, đầu để có thể xây dựng được cái kho xăng mang tính dự trữ quốc gia vô cùng phức tạp lại rất tốn kém
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, đầu để có thể xây dựng được cái kho xăng mang tính dự trữ quốc gia vô cùng phức tạp lại rất tốn kém

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, lĩnh vực xăng dầu rất nhạy cảm và phụ thuộc vào giá cả thế giới, cho nên để có thể tránh được tình trạng thiếu hụt xăng dầu trong thời gian sắp tới thì trước hết chúng ta phải kiểm tra xem tồn kho của các doanh nghiệp, nếu như còn thì có thể điều chuyển để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất. Kế đến là rà soát lại kế hoạch mua xăng dầu từ nước ngoài cũng như từ các doanh nghiệp sản xuất ở trong nước. 

Thứ ba chính là việc phân giao nhập khẩu cũng được phân ra cụ thể theo từng tháng và từng quý, cho từng đầu mối kinh doanh để từ đó các doanh nghiệp này nhập khẩu sao cho phù hợp. Điều tiếp theo đó chính là phải xem xét lại các định mức chi phí, định mức lợi nhuận của các doanh nghiệp đầu mối cho đến các doanh nghiệp phân phối cũng như doanh nghiệp bán lẻ sao cho hài hòa một cách hợp lý của các bên. 

Cuối cùng chính là ca xem xét điều hành và quản lý xăng dầu một cách nhịp nhàng. Doanh nghiệp bán lẻ cũng không được nhập khẩu nhiều đầu mối nhưng cũng quyền thay đổi người nhập hàng khi có yêu cầu. Lúc đó thì các đầu mối sẽ tự cạnh tranh với nhau và chúng ta sẽ dần dần có một thị trường công bằng. 

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, năm 2022 thực sự là một năm rất dị biệt và cũng có thể gọi là độc đáo trong suốt thời gian theo dõi thị trường xăng dầu mấy chục năm vừa qua và không chỉ chúng ta mà cả thế giới. Ồng nhấn mạnh rằng: “Nó dị biệt ở chỗ khi bùng phát cuộc xung đột Nga - Ukraine, lập tức giá xăng dầu tăng lên rất nhanh và tăng khoảng 60%. Đến cuối tháng 7, giá xăng dầu giảm đến hơn 20% chỉ trong một tháng và giảm thêm khoảng 8% nữa vào tháng sau”. 

Và trong khi mua bán xăng dầu là theo kỳ hạn thì khi mà hàng về tới kho thi chắc chắn doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu lỗ ít nhất là 20%. Họ cũng giảm lỗ bằng cách buộc các doanh nghiệp phân phối và bán lẻ nếu như muốn mua xăng dầu thì nhận chiết khấu bằng 0% hoặc sẽ tự mang xe đến chở, nếu như tự mang xe đến chở thì có nghĩa là chiết khấu âm. Doanh nghiệp xăng dầu từ khâu trung gian cho đến việc bán lẻ muốn tồn tại cũng như không bị rút phép thì phải mua để bán và chấp nhận lỗ.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước