Ông nông dân Phú Yên đầu tư đất xây dựng trang trại nuôi ốc đặc sản, mỗi năm thu lãi 200 triệu đồng
BÀI LIÊN QUAN
Ông nông dân Tiền Giang đầu tư đất nuôi heo, mỗi tạ heo lời ngay 1 chỉ vàng“Đại gia nông dân Hải Phòng” đầu tư đất xây dựng mô hình hoa lan công nghệ cao, thu lãi 1 tỷ đồng/1haÔng nông dân Cà Mau đầu tư 9ha đất xây dựng mô hình nuôi sò huyết, tôm công nghệ cao thu lãi hàng tỷ đồng/nămĐốt than củi keo lai bán sang thị trường Hàn Quốc
Theo Dân Việt, ông Trần Văn Điện cho biết, bản thân ông sinh ra trong một gia đình nông dân với gia thế hoàn cảnh khá là khó khăn, cha của ông suốt ngày đêm bám đồng đất ở làng quê này để có thể thực hiện được ước mơ chính là trồng được rừng.
Và giữa thời buổi cày cuốc thủ công và giao thông cách trở, nhưng cha của ông bằng sức lao động bền bỉ đã có thể xây dựng nên vườn rừng 7ha kết hợp với chăn nuôi bò đồng thời ông cũng là một trong số hàng chục người được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh với danh hiệu “Nông dân sản xuất giỏi” toàn quốc vào năm 1995”.
Cho đến năm 1997, cha của ông đã mất bởi vì lâm bệnh nặng, lúc đó ông Trần Văn Điện mới chỉ có 16 tuổi nhưng đã phải bỏ học để theo người thân mưu sinh ở nhiều nơi. Và trong thời gian 4 năm đi học hỏi cũng như nghiên cứu các mô hình kinh tế vườn rừng tại một số nơi, đến cuối năm 2002 thì ông đã quyết định trở về quê nhà đi lên từ chân đất.
Ông nông dân Bắc Giang trở thành tỷ phú với mô hình nuôi vịt đẻ lấy trứng ấp thành trứng lộn, mỗi năm thu lãi từ 1,5-1,6 tỷ đồng
Với mô hình nuôi vịt đẻ lấy trứng ấp thành trứng lộn, ông nông dân Nguyễn Văn Mùi trú tại xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã gia tăng lợi nhuận lên gấp đôi so với việc bán trứng thường. Cứ mỗi quả trứng bán ra thị trường thì gia đình của ông thu lãi 1.300 đồng trong khi đó nếu như bán trứng thường chỉ có thể thu lãi 500 đồng.Ông nông dân Tiền Giang đầu tư đất nuôi heo, mỗi tạ heo lời ngay 1 chỉ vàng
Được biết, mấy chục năm nay, dù giá cả có xập xình và dịch bệnh hoành hành nhưng ông Năm Truyền tức Nguyễn Văn Truyền trú tại xã Xuân Đông, Chợ Gạo, Tiền Giang vẫn quyết tâm nuôi heo. Chính sự nhẫn nại với nghề này đã giúp gia đình ông trở nên khá giả.Ông Điện tâm sự: “Để có tiền đầu tư mở rộng vườn rừng thì tôi tính toán phương thức lấy ngắn - nuôi dài và khai hoang đến đâu thì sẽ cày xới đến đó rồi sẽ tranh thủ độ màu mỡ của đất để trồng ngô, sắn, mía,... trước khi trồng rừng”.
Được biết, nguồn tiền từ nông sản, ông Điện đã mua gỗ keo của người dân để bán cho các doanh nghiệp và thương lái sản xuất sản phẩm từ nguyên liệu gỗ rồi tiến hành mua thêm đất đã được khai hoang của nhiều người dân địa phương để trồng rừng.
Cũng bằng giải pháp đó, năm 2017, ông Điện đã sở hữu 100ha rừng trồng. Và giữa lúc rừng trồng tạo được nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm thì cơn bão số 12 diễn ra vào cuối năm 2017 đã cuốn đổ hàng trăm ngàn cây keo, bạch đàn, xà cừ nên ông đã phải thuê nhân công tận thu cây đổ với chi phí cao nhưng các doanh nghiệp chế biến gỗ đã giảm giá mua mỗi tấn từ mức 1,2 triệu đồng xuống còn 800.000 đồng và thậm chí là một khối lượng bạch đàn không có ai mua.
Và sau nhiều ngày đêm suy nghĩ và tính toán kỹ lưỡng, ông Điện đã quyết tâm tìm ra giải pháp biến lỗ thành lãi khi xác lập kế hoạch sản xuất than củi từ nguồn gỗ rừng trồng được. Và bằng những thông tin tra cứu ở trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như mạng Internet và sự hỗ trợ kỹ thuật của những người bạn ở Hậu Giang thì ông Điện đã lập thủ tục đầu tư 250 triệu đồng để tiến hành xây lắp 7 lò đốt than với tổng công suất là 130 - 150 tấn sản phẩm than củi/tháng.
Được biết, hệ thống đốt than này không chỉ tiêu thụ được một khối lượng cây gỗ tận thu vì đổ, ngã hay hư hỏng mà giá bán than củi từ mỗi tấn gỗ keo cũng đã lên đến 1,4 - 1,6 triệu đồng.
Ông Điện tâm sự, cứ mỗi năm, bình quân việc đốt than củi được 20 lò. Sau khi đã trừ đi các chi phí thì mỗi năm thu lãi hơn 600 triệu đồng. Bên cạnh đó ông còn sản xuất than củi qua thị trường Hàn Quốc theo đường cảng biển Busan theo đường đơn đặt hàng từ phía khách hàng.
Ông còn cho biết thêm, trước đây ông có nguồn thu nhập từ heo rừng lai với số lượng là gần 200 con lớn nhỏ cho thu nhập rất khá. Nhưng bởi vì dịch bệnh tả Châu Phi nên đàn heo chết rất nhiều và ông cũng mất đi nguồn thu từ việc nuôi heo rừng lai.
Nuôi ốc bươu đen, thu lãi 200 triệu đồng/năm
Nhìn thấy hiện nay thị trường đang “khát” ốc bươu đen nên ông đã đào ao để nuôi ốc. Được biết, thời gian ban đầu ông mua ốc tự nhiên về nuôi nhưng bao nhiêu cũng chết. Sau đó thì ông lại tiếp tục nuôi, mỗi ngày ông đều ra ao ngắm nhìn ốc từ sáng sớm đến tối để hiểu về đặc tính sinh học của chúng hay thức ăn và môi trường sống của ốc. Lúc này, thành công cũng đã đến với ông nhưng tỷ lệ sống ban đầu chỉ khoảng 10%.
Cứ kiên trì như thế, sau đó thì tỷ lệ ốc sống cũng tăng dần, cuối cùng sau thời gian hơn 2 năm nghiên cứu cùng niềm đam mê và sự quyết tâm thì ông Điện đã thành công với mô hình nuôi ốc bươu đen.
Ông Điện cũng tự tin cho biết, với con ốc bươu đen giống do ông sản xuất có thể sống ở môi trường nước mới khá dễ dàng. Ông Didenj cũng cho biết thêm, hiện nay diện tích mà ông đang nuôi là gần 700m2. Cứ như thế 1 tuần ông sẽ thu về hơn 4 triệu đồng bán thương phẩm với giá mỗi ký là 80.000 đồng.
Bên cạnh đó, không những bán thương phẩm từ ốc bươu đen mà ông còn bán trứng từ ốc theo đơn đặt hàng của khách hàng. Cụ thể, cứ một đợt hàng mà ông bán sẽ thu nhập được hơn 5 triệu đồng từ trứng của ốc bươu đen. Hơn thế, ông cũng đang mở rộng thêm diện tích 3.000m2 để nuôi ốc bươu đen thương phẩm bán cho các thương lái. Ông Điện cũng tận dụng những ao đất để nuôi bèo và trồng sắn mì để có thể lấy lá sắn và bèo cho ốc ăn.
Đến hiện tại, mỗi ngày đều có người dân đến tham quan và mua con giống tại nhà ông. Ông Điện cũng luôn nhiệt tình chia sẻ với mọi người về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm mà bản thân của ông đã nuôi thành công loài ốc bươu đen. Ông Điện cũng luôn hy vọng với những gì đã hướng dẫn thì người nuôi sẽ thành công với con ốc thương phẩm và mang lại thu nhập cho nông hộ trong thời gian tới.