meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ông Nguyễn Trung Chính: Từ bỏ nghề danh giá để trở thành ông chủ “đế chế” CMC Group

Thứ năm, 21/04/2022-11:04
Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin - Viễn thông, ông Nguyễn Trung Chính đã khẳng định được vị thế của một người thuyền trưởng dẫn dắt CMC Corp vươn cao và vươn xa hơn.

Ông Nguyễn Trung Chính là ai? 

Ông Nguyễn Trung Chính sinh ngày 3/11/1963 tại Nam Định, hiện đang sinh sống và làm việc tại Tây Hồ - Hà Nội. Trình độ học vấn của ông là Kỹ sư Điện tử - Viễn Thông của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Trong suốt những năm tháng sự nghiệp của mình, Ông Chính đã đạt được các thành tích như: Doanh Nhân Sao đỏ, Huân chương Lao động Hạng ba, Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu,... Sau khi kinh qua nhiều vị trí khác nhau, ông Nguyễn Trung Chính hiện tại đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC (CMC Corp). 



Chân dung Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Hội đồng quản trị của CMC Corp
Chân dung Ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Hội đồng quản trị của CMC Corp

Quá trình công tác của Ông Nguyễn Trung Chính

Từ năm 1981 đến 1982: Ông thực hiện Nghĩa vụ Quân sự tại Binh chủng Kỹ thuật Thông tin

Từ năm 1982 đến 1987: Ông theo học tại Khoa Kỹ thuật điện tử của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Từ năm 1987 đến 1993: Công tác tại Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia, Trung tâm Công nghệ Vi điện tử và Tin học

Từ năm 1993 đến 1995: Phó giám đốc của Công ty Trách nhiệm hữu hạn HT&NT

Từ năm 1995 đến 1999: Phó giám đốc của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Máy tính truyền thông CMC

Từ tháng 1/2000 đến tháng 1/2007: Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Máy tính truyền thông CMC

Tháng 2/2007 đến tháng 5/2016: Phó Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC

Từ tháng 6/2016 đến tháng 8/2020: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC

Từ tháng 8/2020 đến nay: Chủ tịch Hội đồng quản trị và Chủ tịch Điều hành Tập đoàn của Công ty Cổ phần tập đoàn Công nghệ CMC

Chủ tịch Nguyễn Trung Chính: Bỏ nghề danh giá để trở thành “con buôn”

Năm 1987, ông Chính đã tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật điện tử của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thì được nhận vào làm việc tại Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia. Tuy nhiên 2 năm sau có sự cố đã khiến cho tất cả tài liệu, sản phẩm, máy tính phục vụ nghiên cứu bị thiêu rụi. 


Bằng đam mê và nhiệt huyết của mình, Ông Chính đã quyết định từ bỏ nghề danh giá để dấn thân vào công việc kinh doanh
Bằng đam mê và nhiệt huyết của mình, Ông Chính đã quyết định từ bỏ nghề danh giá để dấn thân vào công việc kinh doanh

Sau hơn 1 năm gần như thất nghiệp thì vị Viện trưởng đã gật đầu cho những người như ông Chính thành lập nên Trung tâm ADCOM tự hạch toán và tự lo liệu mọi thức để có thể kiếm sống. Đây cũng là lúc mà ông Hà Thế Minh - cố Chủ tịch Tập đoàn CMC ấp ủ ý định mở doanh nghiệp. 

Vào năm 1993, sau khi Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời thì ông Nguyễn Trung Chính đã quyết định thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn HT & NT (tiền thân của Tập đoàn CMC). Nhờ vào sự may mắn cùng với năng khiếu kinh doanh, ông Chính đã kiếm được những đồng tiền đầu tiên bằng việc bán các sản phẩm máy tính Made in Việt Nam.

Ông Chính chia sẻ rằng: “Thành lập doanh nghiệp là quyết định dũng cảm bởi không ai tử nơi rất thanh cao lại nhảy sang làm tư nhân - bị coi là con buôn”. 

Hành trình đưa CMC Corp phát triển dưới sự điều hành của Ông Nguyễn Trung Chính

Vào năm 1998, CMC đã tiến hành thành lập Siêu thị bán lẻ hàng điện tử đầu tiên tại Việt Nam mang tên Blue Sky và nhanh chóng tạo dựng được danh tiếng. Nhưng sau một thời gian ngắn sau đó thì do việc thay đổi cách tính thuế và áp dụng thuế VAT nên những mặt hàng trốn thuế nhanh chóng tràn ngập thị trường khiến cho mô hình siêu thị Blue Sky bị phá sản. Nguyên nhân của việc thất bại này không nằm ở việc đầu tư trái ngành mà do doanh nghiệp đi sớm hơn với thị trường nên không chuẩn bị được cách đối phó với những rủi ro. 

Cho đến những năm 2006 - 2007 khi Việt Nam đẩy mạnh thị trường chứng khoán thì CMC đã nhìn thấy được cơ hội mới và tiến hành cổ phần hóa công ty, bắt đầu tái cấu trúc với 4 công ty ban đầu thành mô hình Tập đoàn Công nghệ CMC. Sau đó 3 năm, CMC đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, từ doanh thu chỉ ngàn tỷ đồng tăng lên con số vài ngàn tỷ đồng. Với mức tăng trưởng này, Ban lãnh đạo của CMC lại hồn nhiên nghĩ rằng với cách quản trị đó thì mô hình kinh doanh của Công ty sẽ tiếp tục phi mã. 


Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC (CMC Corp)
Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC (CMC Corp)

Tuy nhiên, sóng gió lại ập đến khi năm 2007, nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng trầm trọng dẫn đến việc bất động sản bị sụp đổ. Ông Chính cùng các cộng sự lại vẫn cứ nghĩ rằng Việt Nam sẽ miễn nhiễm với cơn địa chấn này nên không có sự chuẩn bị. Sau 2 năm, dư địa từ cuộc khủng hoảng khiến các đối tác, khách hàng doanh nghiệp bất động sản của CMC bị đóng băng, hàng tồn kho chất đống khiến cho nợ xấu tăng lên vài nghìn tỷ đồng. 

Ông Chính cũng tâm sự rằng: “Vừa lên sàn chứng khoán, CMC đã bị liệt vào danh sách kiểm soát đặc biệt thua lỗ, chúng tôi bị sai lầm kép. Đây cũng là cú sốc cực kỳ lớn với bản thân tôi những năm 2011”. 

Ngay thời điểm rơi vào bế tắc, Ông Chính đã nhận được lời mời đi đảo Trường Sa và sau chuyến đi đó đã tiếp thêm cho ông nguồn năng lượng mới. Sau đó 2 năm, từ chỗ muốn ra ngoài kinh doanh, thúc đẩy mối quan hệ thì ông đã chọn việc quay trở lại chấn chỉnh nội bộ từ đó xây dựng năng lực tổ chức mới. Đây cũng chính là lần đầu tiên CMC xây dựng được bộ quản trị doanh nghiệp đầy đủ, hiện đại và hoàn toàn có thể kiểm soát được công ty từ đó thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển. 

CMC được nhận định rằng sức vươn ra toàn cầu chậm chân hơn các đối thủ. Được biết, trước đó, Tập đoàn FPT đã thực hiện giấc mơ doanh nghiệp tỷ USD tại thị trường Mỹ với thương vụ mua 90% cổ phần của Intellinet Consulting - đây là một trong những đơn vị chuyên tư vấn công nghệ có sức tăng trưởng nhanh và mạnh nhất tại Mỹ. Tuy nhiên ông Chính lại không nghĩ vậy, bởi với ông CMC có thể vươn ra toàn cầu chậm nhưng lại là bước đi phù hợp. 

Ông nhấn mạnh: “Nếu nóng vội thì một khi sụp đổ xuống không có cách gì đỡ được. Quan trọng là phải vững vàng trên suốt cả chặng đường dài”. Ông Chính cũng đặt niềm tin rằng CMC hội tụ được các điều kiện từ kinh nghiệm quản trị đến sự trưởng thành của lãnh đạo, hệ thống công nghệ có thể đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững cho doanh nghiệp sau này. 

Hành trình đưa CMC vươn ra trên toàn cầu mới chỉ ở bước đầu và đang phải đối mặt với tình trạng khát nhân lực về công nghệ trên thế giới. Đặc biệt hơn đó là thị trường Trung Quốc lại có chiến dịch săn đầu người và trả lương kỹ sư phần mềm liên quan tới Blockchain, trí tuệ nhân tạo cao hơn cả Châu  u, Châu Mỹ. 

Và việc thu hút nhân tài nó không bao giờ được xem là dễ dàng đối với các Tập đoàn Công nghệ, CMC cũng đã sớm nhận thấy được điều này nên chỉ cạnh tranh bằng các bằng phát minh sáng chế. CMC Corp đã dành 50% thời gian xây dựng công ty sáng tạo bên cạnh đó còn có sự đồng hành của 2.500 cộng sự cùng ông Chính đưa CMC phát triển. 

Ông Nguyễn Trung Chính: Với hạ tầng số, Việt Nam đã sẵn sàng “cất cánh” theo hình chữ V

Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đã tác động tới tất cả các quốc gia trên thế giới, có thể nói rằng đây là cuộc đại khủng hoảng kéo theo rất nhiều hệ lụy. Dẫn chứng như hàng loạt quốc gia bị đóng băng không thể hoạt động. Việt Nam may mắn đã bước đầu đối phó được và ổn định tình hình trong nước, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý, phát hiện và theo dõi, truy vết các trường hợp nghi nhiễm được người dân trong nước cũng như báo đài quốc tế đánh giá cao. Để có thể hòa vào xu thế chung của cả nước, CMC đã và đang phối hợp với các hàng công nghệ lớn để triển khai ứng dụng làm việc nhóm như Microsoft Teams. Đây được xem là giải pháp công nghệ hỗ trợ cho mọi người có thể làm việc online, làm việc từ xa của CMC là đối tác chiến lược được sự ủy quyền phân phối trên thị trường Việt Nam.  



Ông Nguyễn Trung Chính - Với hạ tầng số, Việt Nam đã sẵn sàng “cất cánh” theo hình chữ V
Ông Nguyễn Trung Chính - Với hạ tầng số, Việt Nam đã sẵn sàng “cất cánh” theo hình chữ V

Bước đi này được đánh giá là trong nguy có cơ, qua việc này có thể giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin có cơ hội được thể hiện năng lực từ đó giúp các doanh nghiệp khác trong việc chuyển đổi số. Ông Chính cũng tin tưởng rằng chuyển đổi số và xây dựng một xã hội số sẽ giúp Việt Nam có thể cất cánh nhanh hơn theo đúng chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ là phát triển theo hình chữ V. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

2 ngày trước

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

2 ngày trước

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

2 ngày trước

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

2 ngày trước

Công nghệ quét toạ độ góc ranh mới: Điểm nhấn ấn tượng của Meey Map Ver 3.0

2 ngày trước