meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO Nguyễn Đình Tùng: Vị doanh nhân Tài - Trí dẫn dắt Phương Đông khẳng định vị thế vượt trội trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

Thứ hai, 28/02/2022-11:02
Ông Nguyễn Đình Tùng là người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ông cũng được kỳ vọng sẽ là điểm sáng giúp ngân hàng Phương Đông phát triển vượt bậc.

Ông Nguyễn Đình Tùng là ai?

Ông Nguyễn Đình Tùng sinh ngày 30/11/1971, hiện tại ông đang sinh sống và làm việc tại Quận 1- Hồ Chí Minh. Ông từng tốt nghiệp MBA của trường Đại học Maastricht - Hà Lan. Ngày 24/8/2012, Ông Tùng được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông (OCB). 


Chân dung ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông
Chân dung ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông

Ông Nguyễn Đình Tùng đã có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Tài chính Ngân hàng tại Việt Nam cũng như nước ngoài. Ngoài ra, Ông cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các cơ quan, công ty khác. Ông được đánh giá là người có khả năng đào tạo tốt và với cương vị là Tổng giám đốc, Ban lãnh đạo đã đặt kỳ vọng ông sẽ là một điểm sáng đưa OCB phát triển mạnh mẽ. 

Quá trình công tác của ông Nguyễn Đình Tùng

Từ tháng 11/1992 - tháng 4/2002: Ông giữ vai trò là Phó Giám đốc chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Từ tháng 4/2002 - tháng 1/2006: Ông Tùng đảm nhận chức vụ Giám đốc Vùng miền Nam của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

Từ tháng 1/2006 - tháng 6/2008: Ông Giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam

Từ tháng 5/2009 - tháng 4/2012: Ông đảm nhận chức vụ Phó Tổng Giám đốc Phụ trách Kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải

Từ tháng 4/2012 - tháng 5/2012: Ông là Phó Tổng Giám đốc của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông

Từ tháng 5/2012 - 8/2012: Ông Tùng là quyền Tổng Giám đốc của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông

Từ tháng 8/2012 - nay: Ông giữ chức vụ Tổng Giám đốc của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông

CEO OCB: Bây giờ là cơ hội rất lớn để doanh nghiệp hút vốn đầu tư

Vào cuối năm 2018, khi thực hiện roadshow nhằm chuẩn bị cho kế hoạch niêm yết thì theo đánh giá của Tổng giám đốc OCB - ông Nguyễn Đình Tùng có rất nhiều nhà đầu tư đòi hỏi các số liệu tài chính rất phức tạp.

Tuy nhiên, OCB đã áp dụng tiêu chuẩn  IFRS từ 2015 nên  bộ phận tài chính kế toán của OCB đã có thể “nhàn hạ” hơn cũng như không cần phải cung cấp thêm quá nhiều chứng từ chi tiết.


CEO OCB: Bây giờ là cơ hội rất lớn để doanh nghiệp hút vốn đầu tư
CEO OCB: Bây giờ là cơ hội rất lớn để doanh nghiệp hút vốn đầu tư

Vị CEO của OCB cho biết đây chính là lợi thế của việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào việc quản trị doanh nghiệp từ đó góp phần tăng tính minh bạch trong hoạt động của ngân hàng. 

Trong quá trình OCB phát hành trái phiếu và việc quan sát trên thị trường, ông Nguyễn Đình Tùng đã có đánh giá: “Nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam luôn sẵn sàng chi tiền cho việc mua trái phiếu doanh nghiệp nếu có thể được nhận về mức giá phù hợp, mà không cần bảo lãnh thanh toán ngân hàng. Hiện đây được xem là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư cả trong lẫn ngoài nước"”. 

Tuy nhiên, để hiện thực hóa được cơ hội hút vốn này thì cần phải tạo được lòng tin từ nhà đầu tư. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải có sự chủ động trong việc áp dụng về việc quản trị chuẩn quốc tế đồng thời cần thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn để bắt kịp xu thế. 

Ông Tùng nhấn mạnh: “Và khi đã áp dụng chuẩn mực rồi thì cần được sự ủng hộ từ cộng đồng cũng như giới truyền thông,…Thông qua đó các  nhà đầu tư sẽ có được thông tin đa chiều để đánh giá toàn diện về sức khỏe doanh nghiệp”. 

Ngân hàng OCB tự hào là nhà băng có sự chuẩn bị hệ thống quản lý rủi ro từ trước, nhưng để có thể ổn định phát triển thì một mình OCB không thể làm được mà cần có cả hệ thống nền kinh tế thị trường tài chính tiền tệ. 

Vị CEO này cũng nhìn thấy được viễn cảnh trong tương lai, mức tăng trưởng tín dụng với con số trên 20% sẽ không thể xảy ra. Vì vậy, mỗi ngân hàng cần phải xoay chuyển chiến lược kinh doanh từ đó tăng được thị phần. thông qua ccs sản phẩm khác nhau như: Dịch vụ thanh toán, Sản phẩm phái sinh,...

Ông Tùng cũng đưa ra đánh giá: “Trong 2019, mặt bằng lãi suất sẽ tương đương năm 201. Nhưng, sự phân biệt đặc biệt chính là lãi suất cho vay cũng như đối tượng khách hàng ngày  càng rõ rệt. Ngân hàng OCB sẽ áp dụng giá cho vay dựa vào  mức độ rủi ro của tài sản khách hàng. Có doanh nghiệp sẽ được vay với lãi suất 5.5 % nhưng vẫn có những doanh nghiệp sẽ phải vay với mức lãi suất là 11%/năm”. 

Tổng Giám đốc OCB: Kế hoạch tăng trưởng 30% lợi nhuận, sẽ tiếp tục bán vốn cho nhà đầu tư ngoại

Trong năm 2021, vị CEO của ngân hàng này cho biết OCB dự kiến tăng trưởng tài sản khoảng 25% và lợi nhuận tăng 30%. Bên cạnh đó cũng sẽ tiếp tục thực hiện bán vốn cho đối tác đối ngoại. 

Ông Tùng chia sẻ rằng: “Thời gian tới ngân hàng vẫn tiếp tục dự định sẽ bán vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời huy động vốn thông qua các cổ đông trong nước. 



Tổng Giám đốc OCB: Kế hoạch tăng trưởng 30% lợi nhuận, sẽ tiếp tục bán vốn cho nhà đầu tư ngoại
Tổng Giám đốc OCB: Kế hoạch tăng trưởng 30% lợi nhuận, sẽ tiếp tục bán vốn cho nhà đầu tư ngoại

Được biết, vào năm 2020, OCB đã thực hiện bán thành công 15% vốn cho đối tác ngoại là Aozora Bank (Nhật Bản) - đây được xem là một trong những thương vụ M&A nổi bật. Và Aozora Bank cũng chính là cổ đông lớn duy nhất của nhà băng này vào thời điểm trước khi lên sàn HOSE.

Theo đó, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại OCB là 20,13% tính đến hết ngày 26/3 trong khi room ngoại của ngân hàng đang được khóa mở mức 22%. Như vậy, chỉ còn chưa đầy 2% room thì ngân hàng có thể bán cho cổ đông ngoại nếu không ý định nới tỷ lệ này. 

Theo đánh giá của ông Tùng về tiềm năng tín dụng trong năm 2021: “Nhu cầu tín dụng của nền kinh tế sẽ tăng trưởng trong thời gian tới dù cho dịch COVID-19 vẫn chưa qua nhưng viễn cảnh của nền kinh tế lại sáng khi đã có vắc xin”. 


Vào năm 2020, OCB đã thực hiện bán thành công 15% vốn cho đối tác ngoại là Aozora Bank (Nhật Bản)
Vào năm 2020, OCB đã thực hiện bán thành công 15% vốn cho đối tác ngoại là Aozora Bank (Nhật Bản)

Ông Tùng còn nhấn mạnh: “Ở Việt Nam, chúng ta đang kỳ vọng có sự phục hồi (bounce back), tất cả các lò xo nén trước đây sẽ bật trở lại. Nền kinh tế tăng trưởng sẽ kéo theo tăng trưởng tín dụng hồi phục”. 

Có thể thấy, hàng loạt quốc gia đã thực hiện việc nới lỏng chính sách tiền tệ và bơm tiền để thức đẩy tăng trưởng kinh tế trở lại - điều này sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam vì đất nước chúng ta là nền kinh tế mở. Và với riêng OCB thì trong thời gian gần đây nhu cầu về tín dụng trong quý đầu cũng tăng cao hơn so với những năm trước khi dịch COVID-19 bùng nổ. 

Ông Nguyễn Đình Tùng nhận định: Dòng vốn rẻ sẽ chảy mạnh vào các lĩnh vực thiết yếu

Lãi suất của Việt Nam không cao hơn mặt bằng lãi suất của các nước trong khu vực có trình độ phát triển tương đồng theo số liệu của IMF. Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam là 4,5% mỗi năm và mức này thấp hơn với mức lãi suất cho vay bình quân của của ASEAN-4. Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cũng có nhận định về dòng vốn rẻ ngân hàng: “Tôi nghĩ rằng, lĩnh vực được ngân hàng quan tâm nhất trong thời điểm này cũng như trong tương lai là ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng sạch – một trong những ngành được Chính phủ, Ngân hàng nhà nước khuyến khích ưu tiên về chính sách. Chính vì thế, các Doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực này sẽ nhận được nhiều ưu đãi của các ngân hàng nhất là về lãi suất. Trên thực tế hiện nay thì các ngân hàng cạnh tranh rất quyết liệt để có thể tìm khách hàng trong lĩnh vực này. Bởi đây không chỉ là ngành ưu tiên đầu tư cao mà còn là ngành có độ an toàn rất cao. Đối với Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này sẽ không khó, thủ tục lại rõ ràng. Trong khi đó nhu cầu về năng lượng tại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn rất cao. Đặc biệt hơn là khi chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu sang Việt Nam có sự rõ rệt hơn thì tôi nghĩ rằng nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng mạnh”. 

Ông Tùng nhấn mạnh: “Ngoài ra, các Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong chuỗi cung ứng phân phối vào những ngành lĩnh vực ổn định cũng sẽ được ngân hàng quan tâm đầu tư vốn. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các Doanh nghiệp đang có sự chuyển dịch nhanh phương thức sản xuất mới. Tôi cho rằng, khi nào Doanh nghiệp định hình được cấu trúc phương thức kinh doanh ổn định thì lĩnh vực này hứa hẹn bùng nổ dư nợ cho ngân hàng. Cho vay mua nhà để ở cũng là một trong những lĩnh vực nhận được ưu tiên của ngân hàng”. 

CEO Nguyễn Đình Tùng nói gì khi OCB tặng 7.400 bộ test nhanh cho bệnh viện, khu cách ly

Vừa qua, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông đã tặng 7.400 bộ test nhanh COVID-19 với tổng tài sản là 1 tỷ đồng cho các bệnh viện và khu cách ly tại Thành phố Hồ Chí Minh. CEO Nguyễn Đình Tùng cho biết: “Thành phố Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn chống lại sự bùng phát phức tạp của dịch COVID-19 và các cơ sở y tế, bệnh viện tuyến đầu tại thành phố đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến này. Riêng tôi và tập thể cán bộ nhân viên OCB đánh giá cao sự  bền bỉ và cống hiến của đội ngũ y tế trong việc nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh. Từ những chỉ đạo từ Chính phủ cùng sự đồng hành hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp trong và ngoài nước, chúng tôi mong rằng, Việt Nam nói chung cũng như TP.HCM nói riêng sẽ sớm chiến thắng đại dịch này”. 



Ông Nguyễn Đình Tùng - CEO OCB cho biết trong thời gian tới OCB sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ trong công tác phòng chống dịch COVID-19
Ông Nguyễn Đình Tùng - CEO OCB cho biết trong thời gian tới OCB sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ trong công tác phòng chống dịch COVID-19

Trước đó vào thời điểm đầu tháng 7, ngân hàng của Nhật Bản (AOZ) mang tên Aozora - cổ đông chiến lược của Ngân hàng OCB cũng đã trao tượng trưng số tiền 5 triệu yên (tương đương với số tiền 45.000 USD) cho Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để thực hiện ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống Covid-19 tại Việt Nam.

Cũng theo đó, vào đầu năm 2021, Ngân hàng Phương Đông cũng chủ động hưởng ứng chủ trương từ phía Ngân hàng Nhà nước nhằm đồng hành và hỗ trợ khách hàng có thể vượt qua được khó khăn thông qua các chương trình giảm lãi suất hoặc giảm và giãn thời gian trả nợ vay. Đồng thời, OCB cũng kịp thời cung cấp vốn để khách hàng tiếp tục duy trì được hoạt động kinh doanh. Ông Nguyễn Đình Tùng cũng cho biết trong thời gian tới Ngân hàng Phương Đông sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ trong công tác phòng chống dịch COVID-19 theo lời kêu gọi của Chính Phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước