"Ông lớn" FPT lãi ròng hơn 5.000 tỷ đồng trong 11 tháng đầu năm
BÀI LIÊN QUAN
FPT Long Châu cùng hành trình đạt cột mốc 1.000 nhà thuốc sau 5 nămFPT Retail và Thế giới di động với "cuộc đua" bất tận: Người làm trùm bán lẻ di động, người lại bứt tốc như vũ bão ở mảng nhà thuốcChủ tịch FPT Retail: “Chúng tôi vẫn đang phụng sự xã hội, bằng chính việc kinh doanh mỗi ngày của mình!”Mới đây, Tập đoàn FPT (Mã chứng khoán: FPT) đã công bố kết quả kinh doanh của 11 tháng đầu năm. Theo đó, doanh thu của FPT là 39.249 tỷ đồng, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế cũng tăng 22,5% và đạt 7.168 tỷ đồng. Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 5.067 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 28,5%.
Nếu như tính riêng trong tháng 11, FPT ước đạt doanh thu hơn 4.144 tỷ đồng và 614 tỷ đồng lãi sau thuế. Với kết quả ấn tượng này, tập đoàn đã hoàn thành được gần 93% mục tiêu về doanh thu và thực hiện được 94% mục tiêu về lợi nhuận trước thuế của cả năm chỉ sau 11 tháng.
Xét về cơ cấu doanh thu trong 11 tháng đầu năm, doanh thu của khối công nghệ là 22.477 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận cũng tăng trưởng 26% và đạt 3.322 tỷ đồng.
Lợi nhuận từ mảng công nghệ chiếm hơn 46% cơ cấu lợi nhuận trước thuế của cả tập đoàn. Trong khi đó, doanh thu từ dịch vụ chuyển đổi số đạt 6.534 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng trưởng 27%; tập trung vào các công nghệ mới như Cloud, AI/Data Analytics, Blockchain,...
Trong 11 tháng đầu năm, doanh thu từ dịch vụ viễn thông đã tăng trưởng ở mức 2 con số là 16,1% và đạt 13.372 tỷ đồng. Mảng giáo dục và đầu tư tiếp tục mức tăng trưởng doanh thu cao lên đến 71%, đạt 3.400 tỷ đồng trong 11 tháng vừa qua. Con số này đã kéo theo lợi nhuận trước thuế lên mức 1.269 tỷ đồng, tăng gần 46% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với mảng dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường nước ngoài, khối lượng đơn hàng đăng ký mới từ thị trường nước ngoài của FPT trong 11 tháng đầu năm đã tăng trưởng 37,1% so với cùng kỳ năm trước và đạt 20.566 tỷ đồng. Nhờ đó, doanh thu của mảng xuất khẩu phần mềm đã tiếp tục đà tăng trưởng cao 315 so với cùng kỳ năm 2021 và đạt 17.107 tỷ đồng. Con số này chủ yếu được đóng góp bởi sức tăng đến từ thị trường Mỹ (tăng 48,6%) cùng với APAC (tăng 47,3%).
Đáng chú ý, thị trường Nhật Bản trong 11 tháng đầu năm cũng chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng doanh thu theo đồng Yên là 27,3%. Mức tăng trưởng ấn tượng này được thúc đẩy bởi nhu cầu chi tiêu cho công nghệ thông tin lớn tại thị trường này sau thời gian dài phong tỏa vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.