meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ông Hoàng Quốc Vượng: Từ Thứ trưởng Bộ Công Thương đến Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)

Thứ hai, 04/07/2022-09:07
Trong giai đoạn 2018 đến 2020, ông Hoàng Quốc Vượng với vai trò là người trực tiếp quản lý ngành điện đã đứng trước áp lực về nguy cơ thiếu điện có thể diễn ra trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, ông vẫn lãnh đạo PVN cung cấp đủ điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt.

Ngày 16/11/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định về việc điều động, bổ nhiệm ông Hoàng Quốc Vượng, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).


Sau khi ngồi “ghế nóng”, ông Hoàng Quốc Vượng chính thức thay thế cho ông Trần Sỹ Thanh - Nguyên Chủ tịch của Tập đoàn PVN
Sau khi ngồi “ghế nóng”, ông Hoàng Quốc Vượng chính thức thay thế cho ông Trần Sỹ Thanh - Nguyên Chủ tịch của Tập đoàn PVN

Sau khi ngồi “ghế nóng”, ông Hoàng Quốc Vượng chính thức thay thế cho ông Trần Sỹ Thanh - Nguyên Chủ tịch của Tập đoàn PVN. Được biết trước đó, ông Trần Sỹ Thanh cũng đã được điều động, bổ nhiệm là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội vào tháng 8/2020.

Hồi đầu năm, vào ngày 26/1/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có quyết định bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Công thương với ông Hoàng Quốc Vượng. Ông Vượng đã có nhiều năm gắn bó với ngành điện và năng lượng khi giữ vị trí quản lý ở Bộ Công Thương. 

Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Hoàng Quốc Vượng là ai?

Ông Hoàng Quốc Vượng sinh năm 1963, từng tốt nghiệp Trường mỏ MGRI tại Moskva (Liên bang Nga). Tháng 8/2010, ông Vượng được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công Thương khi đang giữ vị trí Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên.

Đến tháng 9/2012, ông Hoàng Quốc Vượng được điều động sang Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên. Đến đầu năm 2015, ông Vượng tiếp tục trở lại Bộ Công Thương và giữ vị trí Thứ trưởng. Thời điểm đó, nhà lãnh đạo 6x phụ trách một số lĩnh vực như điện lực, năng lượng tái tạo, môi trường và phát triển bền vững.

Tháng 7/2020, ông Hoàng Quốc Vượng được bầu làm Bí thư Đảng ủy Bộ Công Thương trong kỳ họp Đại hội Đại biểu Đảng bộ Công Thương nhiệm kỳ 2020-2025.


Ông Hoàng Quốc Vượng cũng chính là người có vai trò quan trọng trong việc thực hiện cũng như phát triển thị trường điện cạnh tranh
Ông Hoàng Quốc Vượng cũng chính là người có vai trò quan trọng trong việc thực hiện cũng như phát triển thị trường điện cạnh tranh

Trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, ông Hoàng Quốc Vượng với vai trò là người trực tiếp quản lý ngành điện đã đứng trước áp lực về nguy cơ thiếu điện có thể diễn ra trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại về cơ bản nguồn điện đã đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cho người dân và các đối tượng khác. 

Đáng chú ý, ông Hoàng Quốc Vượng cũng chính là người có vai trò quan trọng trong việc thực hiện cũng như phát triển thị trường điện cạnh tranh. Ông đã cho xây dựng đề án tái cơ cấu ngành điện và sửa đổi một số quy định liên quan. Trong đó, đáng chú ý phải kể đến việc sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện vốn được thực hiện từ năm 2019.

Tập đoàn dầu khí Việt Nam dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hoàng Quốc Vượng

Dưới sự dẫn dắt, lãnh đạo của Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam - PVN) đã có một năm 2021 đầy ấn tượng. Cụ thể, lãi trước thuế của PetroVietnam trong năm vừa qua đạt 45.000 tỷ đồng, so với năm 2020 đã tăng gấp hơn 2 lần. 

Bên cạnh đó, theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021, sản lượng khai thác dầu thô của PVN đạt 10,97 triệu tấn, tăng 1,25 triệu tấn và 13% so với kế hoạch năm. Trong đó, 9,1 triệu tấn là tập đoàn khai thác trong nước, còn lại là khai thác từ nước ngoài. Ngoài ra, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng có lượng sản xuất phân bón đạt 1,91 triệu tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 6%; xăng dầu đạt  6,37 triệu tấn, ghi nhận mức tăng 9,5% so với năm trước đó.

Các chỉ tiêu sản xuất của PVN vượt kế hoạch từ 14 đến 40 ngày đã giúp tập đoàn ghi nhận tổng doanh thu năm 2021 là 620.200 tỷ đồng, ghi nhận mức tăng 28% so với năm trước. Lãi trước thuế của PetroVietnam năm 2021 là 45.000 tỷ đồng, vượt 2,6 lần kế hoạch năm, đồng thời tăng 2,2 lần so với năm trước. Đáng chú ý, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã nộp ngân sách 112.500 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 36% so với năm 2020.


Dưới sự dẫn dắt, lãnh đạo của Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam - PVN) đã có một năm 2021 đầy ấn tượng
Dưới sự dẫn dắt, lãnh đạo của Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam - PVN) đã có một năm 2021 đầy ấn tượng

Có thể nói, PVN tăng trưởng mạnh mẽ trong năm qua là nhờ giá dầu trên thế giới liên tục tăng. Cụ thể, trong năm qua giá dầu thô trên thế giới đã tăng thêm gần 30 USD cho một thùng, trước những biến động về địa chính trị cùng sự xuất hiện của những biến chủng Covid-19 mới. Thực tế, giá dầu thực tế đã tăng 40-50% so với kịch bản giá dầu mà PetroVietnam xây dựng. 

Không chỉ giá dầu tăng cao, thị trường nước ngoài và nội địa hồi phục sau dịch bệnh khi chuyển sang trạng thái sản xuất, kinh doanh nhằm “thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19” cũng giúp các mặt hàng kinh doanh khác của PVN như xăng, khí, đạm… đều gia tăng sản lượng bán, mang tới nguồn thu ấn tượng cho tập đoàn. 

Chinh phục những mục tiêu mới năm 2022

Trong 4 tháng đầu năm nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định nhịp độ sản xuất, kinh doanh; đồng thời hoàn thành vượt mức kế hoạch đối với hầu hết các chỉ tiêu cũng như nhiệm vụ chính được giao, ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. 
Ngày 7/5 vừa qua, PVN đã tổ chức buổi giao ban điều hành sản xuất, kinh doanh, đồng thời cập nhật mục tiêu, giải pháp điều hành thực hiện các nhiệm vụ trong những tháng tiếp theo. Cũng tại buổi này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã có những báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh trong 4 tháng đầu năm. 

Trong tháng 4, khai thác dầu thô của PVN đã đạt mức 0,9 triệu tấn, vượt 18% kế hoạch tháng. Tính chung 4 tháng đầu năm lượng dầu thô khai thác của tập đoàn 3,63 triệu tấn, so với kế hoạch 4 tháng đã vượt 23%, lần lượt bằng 41% kế hoạch cả năm 2022 và 100% so với cùng kỳ năm 2021.

Bên cạnh đó, sản xuất đạm của tập đoàn trong tháng 4 cũng đạt 155,9 nghìn tấn, so với kế hoạch tháng đã vượt 9%. Sau khi lũy kế 4 tháng, lượng đạm sản xuất đã đạt 625,4 nghìn tấn, vượt 9% so với kế hoạch 4 tháng và bằng 37% kế hoạch cả năm 2022, ghi nhận mức tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021.

Từ những kết quả ấn tượng trên, đại diện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho biết: “Từ những kết quả tích cực trong sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận đạt được trong 4 tháng đầu năm 2022 là rất khả quan”. Có thể thấy, PetroVietnam đã ghi nhận các chỉ tiêu tài chính vô cùng tích cực, tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ từ năm trước đó.


Đại diện PetroVietnam cũng nhấn mạnh rằng, trong những tháng tiếp theo của năm 2022, các công tác khác vẫn sẽ tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Ảnh minh họa
Đại diện PetroVietnam cũng nhấn mạnh rằng, trong những tháng tiếp theo của năm 2022, các công tác khác vẫn sẽ tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Ảnh minh họa

Trong 4 tháng vừa qua, tổng doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 292,6 nghìn tỷ đồng, con số này vượt 62% kế hoạch 4 tháng đầu năm, đồng thời đạt 52% kế hoạch cả năm 2022 và tăng 62% so với cùng kỳ năm trước. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng đã đóng góp 41,8 nghìn tỷ đồng cho ngân sách của toàn tập đoàn, so với kế hoạch 4 tháng đã vượt 73%. Đồng thời, con số này cũng đã đạt 65% kế hoạch cả năm 2022 và tăng 55% so với cùng kỳ năm 2021.

Đại diện PetroVietnam cũng nhấn mạnh rằng, trong những tháng tiếp theo của năm 2022, các công tác khác vẫn sẽ tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả; trong đó đặc biệt ưu tiên việc phối hợp hoàn thiện Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi). Trong tháng 4 năm nay, công tác triển khai đầu tư trong toàn Tập đoàn tiếp tục được tập trung đẩy mạnh, đặc biệt tại những dự án trọng điểm, bao gồm: Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2; Dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ...

Ngoài các hoạt động sản xuất và kinh doanh, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế là Tập đoàn năng lượng hàng đầu đất nước qua các buổi làm việc với các Tập đoàn lớn (AES, Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), Perenco, Wood, Enterprise Energy, Schlumberger) với mục đích thúc đẩy hợp tác trong xu hướng chuyển dịch năng lượng của thế giới hiện nay.

Với những kết quả đạt được trong 4 tháng đầu năm cùng sự chỉ đạo, dẫn dắt của Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng, PVN đã có niềm tin cùng với nền tảng vững chắc để triển khai, thực hiện mục tiêu trong những tháng tiếp theo cũng như trong việc triển khai các chiến lược phát triển. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

8 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

8 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

8 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

8 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước