Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức): "10 năm qua tôi thấy quá khổ"
BÀI LIÊN QUAN
HAGL của Bầu Đức có thực sự "thoát lỗ" với quả chuối, con heo?Nỗ lực trả nợ của Bầu Đức và HAGL: "Tài sản không sinh lời" có thể bán của HAGL gồm những gì?HAGL Agrico trả nợ hơn 600 tỷ cho HAGL, nhận lại quyền sử dụng 9.470ha đất sau khi về tay ThacoBầu Đức đã có lúc thua nhưng không có nghĩa là không đứng dậy được
Nói về chặng đường gian nan vừa qua, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) cho biết: “Bây giờ mà tôi nói tôi không hối hận thì nhiều người sẽ cho rằng tôi nói cứng. Nhưng năm đó, khi quyết định rời bỏ bất động sản đi làm nông nghiệp, tôi rất rõ ràng về mục tiêu của mình.
Theo đó, thời điểm đó HAGL đang là số 1 trên thị trường bất động sản và công ty cũng thành danh ở trên lĩnh vực này, kiếm lời được nhiều từ mô hình này. Nhưng những ai làm bất động sản sẽ hiểu rằng đây là một ngành vô cùng phức tạp và có những thứ thấy thế mà không phải vậy.
Vào thời điểm đó, không chỉ có bất động sản khó khăn mà ông từ bỏ. Ông bỏ cò biết bản thân không còn phù hợp để đi theo con đường này nữa và cũng không muốn theo đuổi nữa.
Mà HAGL đã bỏ bất động sản là rất dứt khoát, bỏ là bán sạch và không còn gì lưu luyến. Được biết, từ lúc đưa ra quyết định cho đến lúc bán đi toàn bộ là 2 năm. Cũng theo đó, toàn bộ cổ đông của HAGL đều đồng ý với lựa chọn này của ông Đức.
HAGL của Bầu Đức có thực sự "thoát lỗ" với quả chuối, con heo?
Dù cho doanh thuần của HAGL đã tăng bằng lần, tuy nhiên thì các khoản chi phí lại khá lớn. Lợi nhuận gộp từ mảng kinh doanh cốt lõi không đủ chi trả cho các khoản chi phí này.Tháng 9/2022, HAGL báo lãi 113 tỷ đồng dù giá chuối không cao như kỳ vọng và giá heo giảm
Có thể thấy, khối lượng chuối thải dùng để sản xuất thức ăn cho heo tiếp tục cao hơn khối lượng chuối xuất khẩu nhưng thức ăn mảng trái cây cũng đã trở về trạng thái cao hơn doanh thu thịt.Thời điểm đó cũng có một lý do khiến cho HAGL tự tin rời bỏ bất động sản không có chút lưu luyến là bởi vì khi đó ngành cao su đang ở đỉnh cao và người ta gọi cao su đó là vàng trắng, bởi vì giá vốn có 1.300 USD/tấn nhưng bán là 5.000 USD/tấn, hoàn toàn bỏ xa bất động sản. Mà ông Đức vốn là người qua Lào đầu tư làm ăn từ rất sớm nên có điều kiện để phát triển vùng trồng cao su với quy mô lớn ở đây.
Cuối cùng, suy đi nghĩ lại thì ông đã quyết bán toàn bộ đất đai rồi dồn hết tiền qua Lào để làm cao su. Bên cạnh đó, ông còn đầu tư thêm bất động sản ở Myanmar chứ không làm ở Việt Nam.
Chỉ tiếc là sau thời gian 5 năm, đến lúc được thu hoạch cao su thì giá cao su đang từ mức 5.000 USD/tấn rớt xuống chỉ còn dưới 1.000 USD/tấn. Quỹ đầu tư lớn của Singapore và Temasek khi tiến hành đầu tư 120 triệu USD vào HAGL thời điểm đó cũng dự kiến thị trường xấu lắm cũng chỉ xuống mức 3.000 USD/tấn. Và chẳng ai ngờ được rằng giá cao su lại xuống thấp hơn so với dự tính, dưới cả giá vốn. Việc này cũng trở thành nguyên nhân chủ chốt khiến cho HAGL mất khả năng thanh khoản những năm trở về sau.
Doanh nhân Đoàn Nguyên Đức tâm sự rằng, bản thân nhìn chuyện kinh doanh như những trận bóng đá. Một đội bóng ngày hôm nay là vinh quang, huy hoàng nhưng ngày mai có thể sụp đổ trong chớp nhoáng. Và sau mỗi trận bóng thành công thì những cầu thủ bóng đá sẽ được tung hô nhưng chỉ cần họ thất bại thì anh dùng ngày hôm qua có thể ngay lập tức trở thành tội đồ ở trong lòng khán giả.
Và trên thương trường cũng thế, luôn có những phần trăm thất bại, kể cả trong những dự án tưởng chừng như chắc ăn nhất. Người mà chúng ta thấy đang ở trên đỉnh cao ngày hôm nay không biết một năm tới sẽ như thế nào? Người mà đang thất bại của ngày hôm nay cũng có thể sẽ đổi đời vào một ngày nào đó không xa. Vậy nên, nếu còn kinh doanh thì còn thất bại thì cũng còn thành công.
Cũng trong năm đó, ông Đức tính giá cao su là 5.000 USD, từ năm 2016 mỗi năm HAGL có 500 triệu USD lợi nhuận. Dù vậy thì không có ai kiểm soát được thị trường. Khi thị trường đi xuống thì ông cũng đành chịu thua nhưng không có nghĩa là không bao giờ có thể gượng dậy,...
Ông Đoàn Nguyên Đức: 10 năm qua tôi thấy quá khổ
Nói về chặng đường 10 năm qua, bầu Đức cho hay: “Tôi thấy quá khổ!”.
Mỗi lần ông xuất hiện trên truyền thông, ông cũng có sự lo lắng nhưng lo là để tính toán chứ không phải là sợ sệt, còn lại thì ông vô cùng bình tĩnh. Được biết, trong những năm vừa qua, kể cả cha mẹ hay là vợ con thì tất cả đều khuyên ông nên từ bỏ nhưng ông cũng bảo gia đình bình tĩnh bởi ông vẫn tin sẽ làm lại được.
Nói về nỗi khổ, ông Đức nói rằng nỗi khổ lớn và sự khó chịu nhất khi phải đối mặt với những người những người khinh khi mình. Trong những năm qua, ông đã thấm thía được điều đó. Cũng có những người ông giúp họ đáng kể để cho họ thành công và cho họ cơ hội có chỗ đứng trên thương trường nhưng khi ông thất bại thì họ đang quay sang chê bai, coi thường ông không biết làm ăn.
Đối diện với những nỗi khổ đó, ông Đức nói rằng bản thân tổn thương, nhưng tổn thương thì có thể làm gì? Ông đã lựa chọn cách im lặng và tìm cách vượt lên. Trong những năm qua đã dạy ông bình thản và dạy ông biết cách tin rằng một ngày mai trời sẽ sáng trở lại. Ông cũng học cách coi sự khinh thường chính là động lực. Càng có nhiều người coi thường thì càng có nhiều động lực để ông có thể tiếp tục nỗ lực và quyết tâm.
Ngày xưa khi người Thái Lan rất coi thường bóng đá Việt Nam thì ông Đức đã quyết tâm mời Kiatisak về HAGL. Giờ người ta coi thường ông thì ông càng phải lèo lái HAGL vượt qua cơn khủng hoảng này.
Và có lẽ trên thương trường Việt Nam không mấy ai có nhiều bài học hơn ông. Bởi vì bài học mà ông có là bài học của người từ trên cao, người đi chuyên cơ đầu tiên và người giàu nhất ở trên sàn chứng khoán rớt xuống. Giờ thì rớt xuống không có tất cả những hào quang cũ nữa thì ông lại phải đi từ gốc rạ đi lên.
Cũng có nhiều thăng trầm khác nhau làm cho ông hiểu được về cuộc đời. Đến mức dù sau này nếu như có thoát khỏi khó khăn và lấy lại được vị trí của mình đi chăng nữa thì ông cũng chẳng bao giờ dám khinh ai.
Chia sẻ về một ví dụ về sự thay đổi trong cuộc sống trong những năm qua, ông Đức tâm sự: “6 năm vừa rồi, tôi không chủ động gặp, cũng không tiếp đón bất cứ một người quen nào trong giới kinh doanh. Tôi "lặn sâu" theo mọi nghĩa”.
Ông cũng không muốn để cho người ta có cơ hội khinh mình lại càng không muốn khiến cho họ cảm thấy lo lắng gặp họ là để mượn tiền. Ông cũng có nhiều mối quan hệ để có thể nhờ đến nhưng trong những năm qua ông tự hào là bởi vì ông không hề lợi dụng ai. Càng lúc khó khăn thì ông lại càng hạn chế đi cầu cạnh cũng như làm phiền người khác.
Trong 6 năm vừa qua, mỗi khi vào TP. Hồ Chí Minh thì ông vẫn ở khách sạn Rex như trước. Nhưng ông không gặp bạn bè doanh nhân mà chỉ gọi điện cho vài người bạn tào lao và mời họ ăn cơm, cà phê, nói chuyện đời,...
Nói về câu "những người bạn tào lao", ông Đoàn Nguyên Đức cho rằng là những người mà ánh mắt của họ nhìn ông dù là khi giàu nhất sàn chứng khoán với khi ông gánh trên vai khoản nợ 30.000 tỷ đồng đều không hề có sự thay đổi. Ông cũng muốn và cần những người bạn như thế.
Từ một người từng không có gì cả đi lên đỉnh cao, rồi lại từ đỉnh cao mà mất đi tất cả, ông Đức nói rằng năm đó lúc bắt đầu chỉ là một cậu bé chăn trâu. Ông cũng khởi nghiệp mà không có tiền, không có kinh nghiệm cũng không có quan hệ hay là cộng sự, uy tín. Chứ hiện giờ, dù cho có khó khăn vấp ngã thì ông vẫn còn kinh nghiệm ở đây, vẫn còn có tài sản, vẫn còn thương hiệu HAGL và còn những nhân viên HAGL kề vai sát cánh.
Vị doanh nhân này nói rằng chỉ làm lại thôi thì ông không phải là con số 0 tròn trịa như ông năm đó. Nên dù cho như thế nào, bây giờ cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
Mục tiêu trả hết nợ sau 3 năm của ông Đoàn Nguyên Đức
Nói về cơ sở khiến ông Đức tự tin HAGL đã thoát khỏi cửa tử, vị doanh nhân này cho biết nếu như HAGL nuôi giống tất cả người khác nuôi thì công ty sẽ không có gì khác người để mà tự tin. Nhưng ông cũng may mắn có nguồn chuối vô tận - đó là các quả chuối bị loại từ chuối xuất khẩu của HAGL sang các thị trường như Nhật, Hàn, Trung Quốc. Và số chuối này chiếm 40% lượng thức ăn và tiết kiệm 30% chi phí.
Nên với ông Đức, nuôi heo là không có khái niệm lỗ. Đối với sản lượng chuối bị loại là 200.000 tấn mỗi năm hiện nay thì HAGL có thể nuôi 1 triệu con heo. Doanh thu của ngành công nghiệp nuôi heo lên đến 15 tỷ USD/năm. Với chừng đó lý do thì ông không thể thua.
Và sau khi bàn giao HNG cho Thaco thì HAGL hiện nay cũng chỉ còn nông nghiệp, không còn gì khác và công tỳ cũng sẽ không làm gì khác ngoài nông nghiệp. Và định hướng của HAGL cũng chỉ làm nông nghiệp và đầu tư vào hệ sinh thái nông nghiệp.
Ông Đoàn Nguyên Đức nhấn mạnh: “Chúng tôi phát triển nuôi hai cây (chuối + sầu riêng), hai con (lợn + gà). Tôi tự tin, đến năm 2025, HAGL sẽ trả hết nợ”.