meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ông Đỗ Duy Thái trở thành Chủ tịch HĐQT Thép Pomina: Vị doanh nhân từng bỏ nghề giáo đi làm thép

Thứ hai, 06/03/2023-09:03
Tính tại thời điểm ngày 31/12/2022, ông Đỗ Duy Thái đang nắm giữ tổng cộng 869.400 cổ phiếu POM (tương đương với 0,31% cổ phần) của Thép Pomina. Trong khi đó, ông Đỗ Tiến Sĩ - cựu Chủ tịch HĐQT của Thép Pomina - nắm giữ hơn 8,6 triệu cổ phiếu POM (tương đương với 3,08% cổ phần).

Theo Doanhnhan.vn thông tin, mới đây HĐQT Công ty Cổ phần Thép Pomina (Mã chứng khoán: POM) đã bổ nhiệm ông Đỗ Duy Thái - thành viên HĐQT giữ vị trí Chủ tịch HĐQT của công ty kể từ ngày 10/2. Bên cạnh đó, HĐQT cũng tiến hành bổ nhiệm ông Đỗ Tiến Sĩ giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty. Việc bổ nhiệm chính thức có hiệu lực kể từ ngày 10/2.

Đáng chú ý, trước khi luân chuyển vị trí, ông Đỗ Tiến Sĩ từng là Chủ tịch HĐQT của Thép Pomina. Trong khi đó, ông Đỗ Văn Khánh từng đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch HĐQT kiêm chức Tổng giám đốc Thép Pomina trước khi ông Sĩ đảm nhiệm. 


Động thái thay đổi “ghế nóng” của Thép Pomina diễn ra trong bối cảnh ngành thép trải qua rất nhiều khó khăn khôn lường. Ảnh minh họa
Động thái thay đổi “ghế nóng” của Thép Pomina diễn ra trong bối cảnh ngành thép trải qua rất nhiều khó khăn khôn lường. Ảnh minh họa

Tính tại thời điểm ngày 31/12/2022, ông Đỗ Duy Thái đang nắm giữ tổng cộng 869.400 cổ phiếu POM (tương đương với 0,31% cổ phần) của Thép Pomina. Trong khi đó, ông Đỗ Tiến Sĩ nắm giữ hơn 8,6 triệu cổ phiếu POM (tương đương với 3,08% cổ phần).

Theo Kinh tế Chứng khoán, mới đây, bà Trương Geb Đỗ Thị Cẩm Hương (quốc tịch Đức) - chị gái ông Sĩ - đã đăng ký bán ra toàn bộ hơn 2,4 triệu cổ phiếu POM (tương đương với tỷ lệ 0,89%). Theo dự kiến, giao dịch này được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trong khoảng từ 6/2 đến ngày 7/3. Ước tính, bà Hương có thể thu về khoảng 13 tỷ đồng sau giao dịch này.

Đáng chú ý, động thái thay đổi “ghế nóng” của Thép Pomina diễn ra trong bối cảnh ngành thép trải qua rất nhiều khó khăn khôn lường. Sau khi lũy kế cả năm 2022, doanh thu của Thép Pomina là 12.937 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước giảm 7,6%. Trong khi đó, công ty báo lỗ sau thuế 1.169 tỷ đồng trong khi năm trước lãi hơn 206 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, ban lãnh đạo Thép Pomina khẳng định giai đoạn thử thách nhất của ngành thép đã qua. Đặc biệt, riêng POM cũng đã tiết lộ kế hoạch mở lại lò cao vào quý 4/2023. Nguyên nhân bởi, POM nhận thấy rằng, nhu cầu từ các công trình đầu tư công trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng sẽ thúc đẩy tăng tiêu thụ thép lên cao. Chưa kể, thị trường bất động sản cũng sẽ dần hồi phục, có khả năng bắt đầu trở lại vào 6 tháng cuối năm 2023. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành nói chung và Thép Pomina nói riêng.

Chốt phiên sáng ngày 13/2, cổ phiếu POM của Thép Pomina dừng ở mức 5.270 đồng/cổ phiếu, so với mức đỉnh được thiết lập một năm về trước đã thấp hơn 66%.

Ông Đỗ Duy Thái - tân Chủ tịch HĐQT Thép Pomina: Bỏ nghề giáo sư đi làm thép

Được biết, Chủ tịch HĐQT Thép Pomina Đỗ Duy Thái sinh ngày 20/8/1953, quê quán tại Hà Tây (tức Hà Nội ngày nay). Ông Thái xuất thân trong một gia đình trí thức bình dị, cha mẹ ông là một người kinh doanh nhỏ cùng một trại chăn nuôi cùng một xưởng sản xuất trà mang tên Thiên Hương. Tuy nhiên, niềm đam mê kinh doanh của ông Thái đã được thừa hưởng từ chính cha mẹ của mình. Từ đồng vốn nhỏ của gia đình, người đàn ông này đã từng bước xây dựng sự nghiệp, làm đủ mọi thứ từ lốp xe lam, xe Honda và nút chai cho ngành y tế cho đến rulo chà lúa máy xay xát gạo… Ông thấy rằng, nhu cầu tiêu dùng của người dân thời điểm đó cái gì cũng thiếu. 


Vốn dĩ tốt nghiệp Đại học sư phạm, ông Thái có thể lựa chọn con đường nhà giáo êm ả, tuy nhiên người đàn ông này lại rẽ sang nghiệp kinh doanh đầy chông gai và đối mặt với khủng hoảng kinh tế
Vốn dĩ tốt nghiệp Đại học sư phạm, ông Thái có thể lựa chọn con đường nhà giáo êm ả, tuy nhiên người đàn ông này lại rẽ sang nghiệp kinh doanh đầy chông gai và đối mặt với khủng hoảng kinh tế

Vốn dĩ tốt nghiệp Đại học sư phạm, ông Thái có thể lựa chọn con đường nhà giáo êm ả, tuy nhiên người đàn ông này lại rẽ sang nghiệp kinh doanh đầy chông gai và đối mặt với khủng hoảng kinh tế. Vào đầu những năm 1980, ông Thái cùng với anh em của mình khá thành công trong ngành cao su. Người đàn ông này chia sẻ, thời điểm đó thị trường vô cùng rộng lớn, cung không đủ cầu nên dù sản xuất gì đi chăng nữa cũng dễ dàng bán được. 

Xí nghiệp của người đàn ông này sản xuất đủ các loại sản phẩm cao su, từ nút chai kháng sinh cho đến chai nước biển và vỏ ruột xe. Trong thời điểm kinh doanh thịnh vượng nhất, công việc của ông Thái có đến gần 400 công nhân và lớn nhất thị trường thời bấy giờ.

Đến năm 1986, gia đình ông Thái quyết định chuyển hướng kinh doanh sang ngành thép. Nhờ công việc của ngành cao su thuận lợi trước đây, gia đình người đàn ông này đã tích lũy được một nguồn vốn kha khá để có thể làm công nghiệp. Trong một bài phỏng vấn trước đây, ông Thái chia sẻ: “Dù học sư phạm nhưng tôi lại thích buôn bán kinh doanh. Khi có cơ hội tiếp xúc với nhiều người làm trong ngành công nghiệp, đặc biệt là kinh doanh và sản xuất thép, tôi sẽ lắng nghe những kinh nghiệm của họ với tâm trạng thích thú”. 

Năm 1992, Công ty Thép Việt chính thức ra đời trong bối cảnh hiếm có doanh nghiệp tư nhân nào vào thời điểm đó dám làm công nghiệp nặng. Sở dĩ ông Thái lấy tên công ty là Thép Việt là do niềm khao khát có thể xây dựng bằng được một công ty tầm cỡ cho ngành thép đất nước. Để có thể tích lũy thêm vốn và kinh nghiệm, ông Thái đã lựa chọn hướng đi theo con đường liên doanh trong suốt một thập kỷ.

Năm 1995, Thép Việt bắt tay liên doanh cùng với Vingal - một công ty của Úc. Khi đó, Vingal đang sở hữu nhà máy mạ công nghiệp lớn nhất tại Việt Nam. Hai năm sau đó, Thép Việt tiếp tục bắt tay cùng doanh nghiệp Đài Loan tại thép Tây Đô vốn sở hữu nhà máy thép lớn nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long. 


Trong giai đoạn 2008-2011, các nhà máy của Pomina luôn trong tình trạng hàng không đủ bán, đội xe vận chuyển cũng bận rộn liên tục. Ảnh minh họa
Trong giai đoạn 2008-2011, các nhà máy của Pomina luôn trong tình trạng hàng không đủ bán, đội xe vận chuyển cũng bận rộn liên tục. Ảnh minh họa

Đến năm 1999, Thép Việt thành lập nhà máy thép Pomina cùng với vốn đầu tư là 1.100 tỷ đồng, tương đương với 68 triệu USD cùng công nghệ hiện đại của Ý và Đức. Thời điểm này, việc đầu tư cho công nghệ của gia đình ông Đỗ Duy Thái đi ngược với xu hướng chung trong nước, đó là sử dụng công nghệ Trung Quốc với giá cao gấp 4 - 5 lần. Tuy nhiên đổi lại, chất lượng sản phẩm của Thép Pomina lại dành được uy tín cùng với sự tin tưởng của khách hàng trong nhiều năm liền.

Thép Pomina trong những năm qua làm ăn ra sao?

Trong giai đoạn 2008-2011, các nhà máy của Pomina luôn trong tình trạng hàng không đủ bán, đội xe vận chuyển cũng bận rộn liên tục. Cho đến thời hoàng kim 2008-2011, lợi nhuận ròng của công ty đạt mức trung bình là 502 tỷ đồng, doanh thu hàng năm là khoảng 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên sau đó, công ty này đã bị mắc kẹt trong khủng hoảng. Trong ba quý đầu năm 2013, Thép Pomina lỗ 240 tỷ đồng. Đến năm 2012, công ty lãi 4,6 tỷ đồng nhưng vẫn duy trì được vị trí top đầu về thị phần cùng hơn 15%. Đồng thời, Thép Pomina còn là doanh nghiệp thép đứng thứ 2 tại Việt Nam về vốn điều lệ với 2.000 tỷ đồng, chỉ xếp sau tập đoàn Hòa Phát với hơn 4.000 tỷ đồng vốn điều lệ.

Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy, Thép Pomina trong năm 2012 đứng thứ hai về phân khúc thép xây dựng khi chiếm đến 15,6% thị phần. Trong khi đó, tập đoàn Hòa Phát kinh doanh cả trên 2 mảng là thép xây dựng lại chiếm gần 14% trong khi thép ống chiếm 15%. Tuy nhiên, doanh thu quý 3 đã giảm 29% so với cùng kỳ còn lợi nhuận giảm gần 42%.

Năm 2018 - 2019 thị trường khó khăn, Pomina đã liên tục báo lỗ. Nguyên nhân bởi, sản xuất thép trong nước chủ yếu phụ thuộc vào nhiều nguồn nguyên liệu nhập khẩu, có đến 70% là thép vụn còn 40-50% phôi thép cần phải nhập khẩu. Nguyên liệu thiếu chủ động trong bối cảnh giá thép thế giới liên tục biến động bất thường do căng thẳng kinh tế và thương mại khiến công tác dự báo giá để đưa ra những chính sách nhập khẩu, xuất khẩu và tồn kho của các doanh nghiệp càng thêm khó khăn. Giá cả trong nước dù đã được điều chỉnh nhưng lại không thể theo kịp giá cả thế giới, vì thế lợi nhuận biến động mạnh một cách thường xuyên là điều dễ hiểu. 

Đến năm 2020, Thép Pomina đã vượt lên khi báo lãi trở lại sau khi lỗ liên tiếp 6 quý. Trong quý 3/2020, doanh thu thuần của công ty đạt 2.235 tỷ đồng, giảm 24,6% so với cùng kỳ; thế nhưng nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh, lợi nhuận gộp của Pomina đạt 140,4 tỷ đồng và cao gấp 15 lần so với quý 3/2019.


Kinh doanh dưới giá vốn cùng với áp lực chi phí lãi vay khiến cho Thép Pomina trong quý 4/2022 lỗ sau thuế 461 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2021 lãi 635 triệu đồng
Kinh doanh dưới giá vốn cùng với áp lực chi phí lãi vay khiến cho Thép Pomina trong quý 4/2022 lỗ sau thuế 461 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2021 lãi 635 triệu đồng

Tuy nhiên đến năm 2022, khó khăn một lần nữa trở lại với ngành thép nói chung và Thép Pomina nói riêng. Trước đó, công ty đã thông báo dừng hoạt động sản xuất lò cao (BF) kể từ ngày 23/9/2022, chấm dứt hợp đồng lao động với một số cán bộ công nhân viên của công ty vì không thể duy trì được hoạt động.

Đến 3 quý gần đây nhất, công ty cũng liên tục báo lỗ. Doanh thu thuần trong quý 4/2022 là 1.804 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 50%. Kinh doanh dưới giá vốn cùng với áp lực chi phí lãi vay khiến cho Thép Pomina lỗ sau thuế 461 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2021 lãi 635 triệu đồng.

Sau khi lũy kế cả năm 2022, doanh thu của Thép Pomina là 12.937 tỷ đồng doanh thu, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 7,6%. Ngoài ra, công ty lỗ sau thuế 1.169 tỷ đồng trong khi năm 2021 lãi 206 tỷ đồng. Tính đến cuối quý 4/2022, tổng tài sản của Pomina là 11.029 tỷ đồng giảm 26% so với thời điểm đầu năm. Khoản tiền, tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn của công ty là 216 tỷ đồng. Hàng tồn kho đã giảm 75% so với đầu năm, chủ yếu là nguyên vật liệu và thành phẩm.

Tính tại ngày 31/12/2022, tổng nợ vay của công ty là gần 6.221 tỷ đồng, trong tổng nguồn vốn chiếm 56%, chủ yếu là nợ vay ngắn hạn ở những ngân hàng thương mại. Tính tại ngày 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của Pomina là 2.519 tỷ đồng và ghi nhận khoản lỗ luỹ kế 288 tỷ đồng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Phó tổng giám đốc Sacombank đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch của Bamboo Airways

Sau 4 tháng rời Bamboo Airways, ông Nguyễn Minh Hải trở thành CEO của Vietravel Airlines

Ông Phan Đình Điền trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB

Thaiholdings có Tổng giám đốc mới

Nhân sự cấp cao của Chứng khoán VNDirect lại có sự thay đổi chéo, bà Phạm Minh Hương trở lại ghế chủ tịch

Lãnh đạo Petrocons trở thành Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN

LDG bổ nhiệm ba tân Phó Tổng Giám đốc

Bloomberg: Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm gần 40 tỷ USD sau khi VinFast niêm yết, lọt Top 30 người giàu nhất thế giới?

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

9 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

9 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

9 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

9 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước