meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ông chủ McDonald's khẳng định “Chúng tôi không kinh doanh burger, chúng tôi kinh doanh bất động sản”: Những cửa hàng của McDonald’s đều sở hữu những vị trí đắc địa

Thứ ba, 19/07/2022-18:07
Ông chủ McDonald's từng khẳng định trong một buổi nói chuyện tại Đại học Hoa Kỳ rằng: "Chúng tôi không kinh doanh burger, chúng tôi kinh doanh bất động sản''. Câu này đã khẳng định khiến nhiều người phải ngạc nhiên về sự thật của gã khổng lồ đồ ăn nhanh.

Gã khổng lồ đồ ăn nhanh có khởi đầu khiêm tốn 

Được biết, trước khi có những cửa hàng đầu tiên, vào năm  1937, anh em nhà Richard đã bắt đầu bằng một quầy xúc xích nhỏ ở Pasadena. McDonald's đã thu hút được hàng ngàn khách hàng tại Mỹ bởi thời gian phục vụ chỉ mất vài phút - quá ngắn so với việc phải đợi hàng tiếng đồng hồ ở những nhà hàng. Và đứng trước nguy cơ phá sản, khi đó Ray Kroc đã bất ngờ nhận được đơn đặt hàng với số lượng máy xay sinh tố nhiều hơn bất kỳ nhà hàng nào của anh em nhà Richard. Cũng bởi vì tò mò, Kroc đã ngay lập tức lái xe đến thăm nhà hàng này và chứng kiến được tiềm năng của McDonald's với quy trình kinh doanh nhanh chóng, gọn lẹ. 


Ray Kroc (bên phải) đã âm thầm mua lại những bất động sản mà chuỗi McDonald’s thuê với mục đích mua lại thương hiệu này
Ray Kroc (bên phải) đã âm thầm mua lại những bất động sản mà chuỗi McDonald’s thuê với mục đích mua lại thương hiệu này

Lúc đó, Kroc đã đề nghị việc hợp tác và chịu trách nhiệm phát triển mô hình McDonald's với anh em nhà Richard. Cũng ở thời điểm này, Kroc cũng chỉ là gã làm thuê cho những nhà sáng lập đích thực của McDonald's. Và sau 6 năm làm việc với anh em nhà Richard, nhận thấy được tham vọng của họ không đủ lớn mà Kroc đã quyết định mua lại thương hiệu và trở thành chủ sở hữu của McDonald's Corporation từ năm 1961, mức giá là 2,7 triệu USD. Trong thời điểm đầu, anh em nhà Richard không muốn nhượng lại chuỗi kinh doanh của mình cho Kroc. Nhưng với tầm nhìn rộng nên Kroc đã âm thầm đàm phán, vay mượn để mua lại các bất động sản chuỗi McDonald's thuê. Trên cương vị là chủ đất, Kroc đã ép được anh em nhà Richard bán lại thương hiệu trước nguy cơ bị đuổi khỏi chi nhánh. Đây cũng chính là khởi điểm dành cho mô hình kinh doanh bất động sản dòng tiền kép của thương hiệu đồ ăn nhanh ngày nay. Bản thân của Ray Kroc cũng được xem là ông tổ của ngành bất động sản dòng tiền kép. 

Kroc cho biết "Tôi không kinh doanh Hamburger. Tôi kinh doanh bất động sản"

Được biết, trong lần diễn thuyết tại một trường Đại học tại Mỹ, Ray Kroc - nhà sáng lập của McDonald’s đã hỏi các sinh viên bên dưới rằng: "Đố các bạn, tôi kinh doanh các gì?". Đa số các bạn sinh viên đều cười nghĩ rằng Kroc đang nói đùa nên không có ai trả lời, ông lại tiếp tục hỏi: "Theo các bạn, tôi kinh doanh các gì?". 

Lúc này, các sinh viên lại cười và cuối cùng một người đã la to: "Kroc, ai mà không biết ông kinh doanh Hamburger chứ". Kroc tỏ vẻ khoái chí trả lời: "Tôi cũng nghĩ anh sẽ nói như vậy''. Sau đó, Kroc đã ngừng một lúc và nói nhanh: "Này các bạn, tôi không kinh doanh Hamburger. Tôi kinh doanh bất động sản!".

Trên thực tế, thay vì kiếm tiền bằng phương cách nhượng quyền và đã thu về được những khoản tiền bản quyền khổng lồ. Ông chủ của Tập đoàn McDonald’s tinh vi khi trở thành chủ sở hữu đối với những con đường lớn sầm uất. Hãng này không chỉ đơn thuần việc thuê một mặt bằng để kinh doanh mà họ sẽ đàm phán để thuê mua hoặc nhờ một đối tác tài chính đứng vào hỗ trợ mua lại toàn bộ mặt bằng này. 

Cùng với uy tín của mình, McDonald’s cũng rất dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng. Như thế họ chỉ cần bỏ ra 1/3 số tiền để mua lại bất động sản đó. Còn 2/3 số tiền còn lại, ngân hàng hay các đối tác tài chính sẽ cho vay. Số tiền lãi cộng với lợi nhuận hàng tháng sẽ được trả bằng chính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh theo tiêu chuẩn của McDonald’s, qua đó sẽ trả phí nhượng quyền và tiền thuê đất theo hợp đồng. Bất cứ ông chủ nào muốn từ bỏ cuộc chơi cũng sẽ được McDonald’s loại trừ và tìm kiếm một đối tác mới. Đến khi danh tiếng và tổng tài sản của thương hiệu đi lên, hãng cũng sẽ nhận được khoản vay ưu đãi từ ngân hàng. Trên đà đó, gã khổng lồ này đã tiếp tục mở rộng. Mô hình này thường được gọi là kinh doanh bất động sản dòng tiền kép. 



Trên thực tế, thay vì kiếm tiền bằng phương cách nhượng quyền và đã thu về được những khoản tiền bản quyền khổng lồ. Ông chủ của Tập đoàn McDonald’s tinh vi khi trở thành chủ sở hữu đối với những con đường lớn sầm uất
Trên thực tế, thay vì kiếm tiền bằng phương cách nhượng quyền và đã thu về được những khoản tiền bản quyền khổng lồ. Ông chủ của Tập đoàn McDonald’s tinh vi khi trở thành chủ sở hữu đối với những con đường lớn sầm uất

Vào năm 2019, có khoảng 64% trong số 11,6 tỷ USD tiền nhượng quyền của McDonald’s đến từ tiền thuê đất. Có một nghiên cứu chỉ ra rằng bình quân các nhà hàng nhượng quyền tại Mỹ trả 6 - 10% doanh số của họ cho tiền thuê đất. Đối với McDonald’s thì con số này là 8,5-15%. 

Cũng trong cuộc suy thoái, McDonald's đã đi lên nhờ bất động sản khi tận dụng thị trường nhà đất suy yếu, đã mua thêm đất đai và các tòa nhà nơi công ty hoạt động. Wall Street Survivor cho biết, công ty đã sở hữu khoảng 45% đất và 70% tòa nhà tại hơn 36.000 địa điểm đã mở bán (số còn lại sẽ được cho thuê). Và với phương pháp đa dạng hóa mô hình kinh doanh, McDonald's đã giúp không chỉ tăng thu nhập của doanh nghiệp mà còn giảm rủi ro về tài chính. Kinh doanh bất động sản đã giúp cho McDonald's có thêm thu nhập và phần nào đã đa dạng hóa danh mục đầu tư. Mua đất và cho người nhượng quyền thuê lại là một cách thông minh để tăng gấp đôi thu nhập. Dù thế thì để cho việc kinh doanh bất động sản có lợi, McDonald's vẫn phải phụ thuộc vào việc phát triển thương hiệu. Bởi vì khi thương hiệu McDonald's còn giữ vị trí số 1 thì doanh thu từ việc nhượng quyền, cho thuê và bán bất động sản cho nhà đầu tư sẽ tăng tương ứng. Chính vì thế, để có được doanh thu khủng từ bất động sản thì McDonald's vẫn cần chú trọng duy trì được phong độ về chất lượng, dịch vụ mà họ đã làm được trong suốt thời gian qua.

Giới thiệu sơ lược về McDonald's

Theo tìm hiểu, McDonald's là một tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh với khoảng 38.695 nhà hàng tại 119 quốc gia và phục vụ các sản phẩm mang thương hiệu riêng của Tập đoàn cho 43 triệu lượt khách/ngày. Đây chính là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới. Công ty đã được thành lập đầu tiên vào năm 1940 bởi anh em nhà Richard và Maurice ("Mick & Mack") McDonald. Và nền tảng của sự kinh doanh thành công hôm nay là do Kroc mua lại của anh em McDonald's và phát triển thành một trong những dự án kinh doanh mặt hàng thức ăn nhanh thành công nhất trên thế giới. 


Trong cuộc suy thoái, McDonald's đã đi lên nhờ bất động sản khi tận dụng thị trường nhà đất suy yếu, đã mua thêm đất đai và các tòa nhà nơi công ty hoạt động, với phương pháp đa dạng hóa mô hình kinh doanh, McDonald's đã giúp không chỉ tăng thu nhập của doanh nghiệp mà còn giảm rủi ro về tài chính
Trong cuộc suy thoái, McDonald's đã đi lên nhờ bất động sản khi tận dụng thị trường nhà đất suy yếu, đã mua thêm đất đai và các tòa nhà nơi công ty hoạt động, với phương pháp đa dạng hóa mô hình kinh doanh, McDonald's đã giúp không chỉ tăng thu nhập của doanh nghiệp mà còn giảm rủi ro về tài chính

Vào năm 2008, doanh thu của McDonald's đạt mức 22,8 tỷ USD trong đó lợi nhuận ròng là khoảng 3,5 tỷ USD. Mặc dù McDonald's được xem là một biểu tượng cổ điển của chiến lược toàn cầu hóa nhưng nhiều tập đoàn lớn khác được phát tán rộng rãi hơn nhiều điển hình như Coca-Cola có doanh thu rất đều được phân phối trên khắp Bắc Mỹ, châu  u và châu Á. Đối với McDonald's, có hơn 80% doanh thu chỉ trong 4 quốc gia là Hoa Kỳ, Đức, Anh và Pháp. Bên cạnh đó, McDonald's còn có những suất ăn đặc biệt dành cho trẻ em như Happy meal - suất này có chứa đồ chơi miễn phí khiến mọi người yêu thích.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Môi giới thỏa sức sáng tạo trên nền tảng meeyland.com khi tích hợp 2 tính năng mới đột phá

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

Kết luận 70% môi giới trên toàn quốc quay trở lại thị trường dễ gây hiểu lầm

TS. Nguyễn Văn Đính: "Môi giới không đủ khả năng tài chính để tích trữ bất động sản và chờ giá tăng"

Thuộc nhóm thu nhập cao nhất Việt Nam, nghề môi giới động sản có thực sự màu hồng?

Người mua nhà tại một số dự án phải chi khoản chênh "ngầm" lên đến 20% cho môi giới

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước