meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Ôm bất động sản” - nhà giàu cũng khóc

Thứ tư, 02/11/2022-07:11
Không chỉ những nhà đầu tư quy mô nhỏ chật vật khi thị trường rơi vào cảnh khó mà ngay cả những ông lớn ngành bất động sản cũng lao đao trước các khoản nợ đang gánh trong khi hàng loạt các sản phẩm bất động sản lại không thể thanh lý.

Thanh khoản kém - điểm hạn chế của thị trường bất động sản

Không thể tiếp cận nguồn vốn cho vay khi room tín dụng vẫn còn hạn chế khiến một giới đầu tư nhà đất vẫn loay hoay tìm cách gỡ khó, tâm lý thị trường tiếp tục rơi vào trạng thái mất bất ổn định. Thậm chí, một số nhà đầu tư cho biết, nếu thời gian tới, lãi suất tiếp tục tăng sẽ khiến họ không còn đường thoát.

Đối với những nhà đầu tư lớn, việc sở hữu các sản phẩm bất động sản đắt tiền được coi là điểm yếu của họ. Bởi giá bán của những sản phẩm hạng sang như biệt thự liền kề, căn hộ cao cấp luôn tăng ở mức cao khi thị trường không có nhiều biến động, thế nhưng cũng chính vì thế, khi thị trường rớt giá, những sản phẩm này lại rất kén người mua. Do vậy, ở thời điểm hiện tại, chủ nhà rất khó để bán được những loại tài sản này. 

Nắm trong tay nhiều căn biệt thự, nhà liền kề thuộc hàng đắt đỏ tại một số thị trường, nhưng thời gian này, gia đình anh Nguyễn Quang lại phải sống cảnh chật vật bởi khoản nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi đang quá sức gồng gánh. Xét về giá trị các sản phẩm bây giờ so với hồi mua vào là có tăng, nhưng bởi tính thanh khoản ngày càng sụt giảm nên mặc dù đã rao bán khá lâu nhưng vẫn không thể giao dịch. Chỉ một vài người xem qua rồi ra về bởi lý do không vay được tiền ngân hàng.


Ôm càng nhiều bất động sản đắt tiền, gánh nặng tài chính càng lớn.
Ôm càng nhiều bất động sản đắt tiền, gánh nặng tài chính càng lớn.

“Tôi đã đăng bán 2 căn liền kề có vị trí trong nội thành Hà Nội từ vài tháng nay trên tất cả các trang mạng xã hội, các sàn giao dịch, thậm chí là tìm đến cả môi giới nhưng đến nay tài sản vẫn nằm im trong khi gia đình lại cần tiền. Một phần là do, tài sản mình rao bán là sản phẩm đặc trưng, có giá trị khá lớn. Cũng khá nhiều người hỏi, một vài người đến xem trực tiếp nhưng do họ không thể tiếp cận nguồn vốn vay trong khi khả năng tài chính hạn hẹp nên chúng tôi không thể thực hiện giao dịch chuyển nhượng”, anh Quang chia sẻ.

Tương tự trường hợp của anh Quang, chị Lê Thị Nguyệt - một nhà đầu tư bất động sản tại Hà Nội như “ngồi trên đống lửa” bởi khối tài sản bất động có giá trị hơn 15 tỷ đồng.

Cách đây 2 năm, chị Nguyệt mua lô đất tại ngoại thành Hà Nội, có diện tích khoảng 120m2 với giá trên 10 tỷ, cùng một số lô đất nhỏ lẻ tại một số khu vực xung quanh với tổng giá trị hơn 6 tỷ đồng, nhưng sau 3 tháng rao bán với giá đã cắt lỗ nhưng vẫn không có ai hỏi mua. “ Vì muốn giải ngân các khoản nợ ngân hàng và dồn tiền để chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực khác, tôi bắt buộc phải bán những lô đất này dù biết không có lời”, chị Nguyệt thất vọng chia sẻ.


Đất không bán được trong khi áp lực từ các khoản vay lại rất lớn đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của nhà đầu tư.
Đất không bán được trong khi áp lực từ các khoản vay lại rất lớn đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của nhà đầu tư.

Tìm đến môi giới để hiểu rõ hơn về tình hình thị trường, phóng viên được bạn Phan Ngọc - nhân viên của một sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội chia sẻ, hầu hết các văn phòng môi giới tại Hà Nội mỗi ngày đều tiếp nhận rất nhiều các sản phẩm bất động sản với yêu cầu bán ra. Trong đó, chủ yếu hồ  sơ là các sản phẩm đất nền, nhà ở chung cư có giá giao động từ 3-4 tỷ đồng. Còn các giao sản phẩm có giá trị cao trên 10 tỷ đồng gần như không có cơ hội giao dịch.

“Tình trạng thanh khoản kém không chỉ gây ảnh hưởng tới những những nhà đầu tư vốn nhỏ mà cả ngay cả những nhà đầu tư “tay to” của thị trường cũng bị tác động rất lớn. Nếu thời gian khó khăn này tiếp tục kéo dài, nguy cơ chôn vốn do tài sản không thể giao dịch là rất lớn. Chừng nào vấn đề này chưa được giải quyết, có nghĩa là những nhà đầu tư vẫn loay hoay trong việc xoay vốn. Trong khi nhiều nhà đầu tư đang có ý định rút lui khỏi thị trường bất động sản và dự định sẽ tiến vào một thị trường khác đầu tư khác”, chị Ngọc chia sẻ.

Sở dĩ tính thanh khoản của các sản phẩm có giá trị lớn ngày càng hạn chế là do các chủ đầu tư cũng như người có nhu cầu không tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng. Hơn nữa, với tình hình thị trường hiện tại, rất khó để đoán định diễn biến hoạt động trong thời gian tới nên nhà đầu tư hầu hết đều có tâm lý cẩn trọng khi xuống tiền mua nhà, đất.

Vẫn đối mặt với nhiều khó khăn

Dự báo tình hình thị trường giai đoạn từ nay đến hết năm, giới chuyên gia cho đoán định, thị trường sẽ còn phải đối mặt với rất nhiều thách thách, rào cản liên quan đến pháp lý, tài chính …

Trong đó, các hoạt động kiểm soát nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản và phương án tăng lãi suất vay trong tương lai sẽ khiến những người có nhu cầu khó tiếp cận với dòng vốn quan trọng đối với thị trường bất động sản như tín dụng ngân hàng và trái phiếu. Nếu tình trạng này còn kéo dài sẽ khiến cơn khát vốn trở nên dai dẳng, khó giải quyết.

Cũng liên quan đến vấn đề tài chính, tình hình lạm phát, chi phí kinh doanh, chi phí vật liệu tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó trong việc triển khai dự án. Ngoài ra, một khi giá cả thị trường tăng nhanh, người dân có tâm lý hạn chế chi tiêu, trong đó có chi tiêu cho bất động sản.

Nhìn nhận thị trường bất động sản thời điểm hiện nay, đại diện CBRE Việt Nam chia sẻ, mặc dù việc kiểm soát quỹ tín dụng đang dần được nới lỏng, đây là tín hiệu vui cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư cần vốn. Tuy nhiên, tiếp cận nguồn vốn hiện nay vẫn là việc khó đối với cả nhà đầu tư lẫn chủ đầu tư dự án.

Đây cũng là nguyên nhân khiến giá nhà tăng nhưng tính thanh khoản kém đi. Nhưng bù lại thì do nguồn cung hạn chế trong khi lượng cầu vẫn rất lớn nên thị trường vẫn có thể duy trì sức hấp thụ ở mức khả quan. 

Bên cạnh đó, những thông tin cho thấy pháp lý sẽ được thay đổi trong thời gian tới, cùng việc những sai phạm của chủ đầu tư bị khui ra trong thời gian qua đã ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý của người mua bất động sản, tuy nhiên đây lại là cuộc thanh lọc những chủ đầu tư không có năng lực trên thị trường.

Đồng ý với quan điểm trên, lãnh đạo Savills Việt Nam cho biết, nguồn vốn khó tiếp cận để đầu tư và phục vụ cho nhu cầu ở thực của người dân là điểm hạn chế của thị trường bất động sản hiện nay. Nếu vấn đề này không được giải quyết, thị trường bất động sản sẽ càng khó khăn trong thời gian tới.

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính lại cho rằng, từ nay đến cuối năm, một số phân khúc sẽ bứt phá trở thành điểm sáng của thị trường bất động sản, dư địa và tiềm năng phát triển vẫn còn rất lớn. Chúng ta vẫn có thể đặt niềm tin vào các phân khúc như bất động sản nghỉ dưỡng, nhà ở xã hội hay bất động sản công nghiệp. Với điều kiện giải quyết được các điểm nghẽn khó khăn của thị trường hiện nay, tạo điều kiện cho các dự án nằm chờ được triển khai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sắp có bệnh viện quốc tế quy mô 450 giường tại huyện đông dân nhất TP. Hải Phòng

Ứng dụng tra cứu quy hoạch Meey Map lọt vào “mắt xanh” của các ngân hàng

Hà Nội: Phân lại luồng xe khách để ngăn dừng đỗ trên đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng

Hà Nội: Bổ sung hệ thống biển báo, phân luồng, điều tiết giao thông để giải quyết điểm nóng ùn tắc

Bán vàng trực tuyến sẽ chấm dứt tình trạng người dân xếp hàng mua?

Hà Nội có hơn 60.000 căn hộ chưa được cấp "sổ đỏ" do sai phạm của chủ đầu tư

Điều chỉnh giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà tại Hà Nội từ 22/6

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC: Chuyên gia nói gì?

Tin mới cập nhật

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

15 giờ trước

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

15 giờ trước

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

21 giờ trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

21 giờ trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

21 giờ trước