Nửa đầu năm nay KIDO (KDC) báo lãi 427 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước
BÀI LIÊN QUAN
6 tháng đầu năm 2022, Phú Tài (PTB) ghi nhận lợi nhuận tăng 31%, đặt mục tiêu lãi 540 tỷ đồng sau 9 tháng6 tháng đầu năm 2022, VNPT lãi hơn 3.100 tỷ đồng6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của BV Land đạt 106 tỷ đồng và gấp gần 11 lần so với cùng kỳLợi nhuận 6 tháng đầu năm tăng trưởng vượt bậc
Mới đây, CTCP Tập đoàn KIDO (Mã: KDC) đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay. Theo như kết quả này, KIDO đã trải qua nửa đầu năm vô cùng ấn tượng. Cụ thể, doanh thu thuần của tập đoàn tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 6.532 tỷ đồng. Trong đó, chiếm đến 83% tỷ trọng doanh thu là ngành dầu ăn, tương đương với doanh thu 5.272 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng gần 29,9%. Còn lại 17% tỷ trọng là thuộc về mảng thực phẩm, tăng trưởng 30,3% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp toàn ngành đạt 23%, so với cùng kỳ đã tăng 19%.
Sau khi khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp trong 6 tháng đầu năm của KDC đạt 1.439 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 53%. Bên cạnh đó, lãi gộp mảng dầu ăn so với cùng kỳ đã tăng 54,2 % còn mảng thực phẩm tăng 45,8%. Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế của tập đoàn là 427 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng mạnh 27%, đồng thời hoàn thành được 47,5% kế hoạch năm.
Như vậy, ước tính trong quý 2 năm nay, doanh thu thuần của KIDO là khoảng 3.402 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ. Trong khi đó lãi sau thuế là 219 tỷ đồng, chỉ nhích nhẹ 1% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, trong kỳ này KIDO đã tiếp tục tăng cường các hoạt động bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa trên thị trường, cụ thể là đẩy mạnh việc đưa sản phẩm vào các kênh MT (siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi,…) cùng với việc đầu tư, ứng dụng công nghệ số thúc đẩy kênh bán hàng trực tuyến. Riêng với chuỗi F&B Chuk Coffee & Tea, Tập đoàn KIDO còn tiến hành loạt cải cách về mặt thương hiệu, đồng thời ra mắt diện mạo mới tiếp tục kế hoạch mở rộng như chiến lược đã đề ra.
Trước đó, vào năm 2021, doanh thu thuần của KIDO là 10.497 tỷ đồng, hoàn thành được 91,3% kế hoạch năm và ghi nhận mức tăng 26,1% so với cùng kỳ. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 688 tỷ đồng, thực hiện được 86% kế hoạch năm nhưng so với cùng kỳ năm trước vẫn tăng trưởng 65,3%. Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của KDC ghi nhận được là 14.073 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu của tập đoàn là 6.895 tỷ đồng. Đối với công cuộc tái cơ cấu, vào tháng 11 năm trước, KIDO đã đấu giá thành công trọn lô 44 triệu cổ phiếu công ty Vocarimex (VOC). Sau động thái này, Tập đoàn đã nâng tỷ lệ sở hữu lên 87,3%.
Cũng trong năm này, KDC cho ra mắt Thương hiệu bánh tươi KIDO’s Bakery, đánh dấu sự quay lại mảng bánh kẹo. Đồng thời, chuỗi F&B Chuk Chuk cũng được chính thức đưa vào hoạt động. Tính đến hết tháng 12 năm trước, chuỗi Chuk Chuk đã mở rộng thành công hơn 30 cửa hàng đặt tại khu vực TP.HCM. Đồng thời, Tập đoàn KIDO trong năm qua cũng ký kết thành công hợp tác chiến lược với Sơn Kim Group. Việc ký kết này là để chuỗi Chuk Chuk của doanh nghiệp có thể có mặt tại chuỗi GS25 trên toàn quốc và xa hơn là thị trường Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, KIDO còn ký kết hợp tác chiến lược với Central Retail Group với mục tiêu đưa Chuk Chuk có mặt tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại GO!, Big C and Tops Market, đồng thời phát triển chuỗi này sang cả thị trường Thái Lan cùng với các quốc gia khác trong khu vực trong tương lai gần. Đáng chú ý, KIDO còn liên danh với Vinamilk để cho ra mắt 2 sản phẩm đầu tiên thuộc Thương hiệu Oh Fresh…. Loạt động thái trên được Tập đoàn ồ ạt thực hiện trong giai đoạn cuối năm, sau khoảng thời gian hơn 6 tháng bị trì hoãn bởi giãn các xã hội.
Các công ty con của KIDO làm ăn ra sao?
Về kết quả kinh doanh của các công ty con của Tập đoàn KIDO trong 6 tháng đầu năm nay, CTCP Dầu Thực Vật Tường An ghi nhận 3.645 tỷ đồng doanh thu thuần, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 22% và thực hiện được 53% kế hoạch năm. Sự tăng trưởng này đến từ việc công ty đã tập trung vào việc kinh doanh các sản phẩm trung và cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Tuy nhiên, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đã khiến lợi nhuận gộp trong nửa đầu năm nay của Dầu Thực Vật Tường An giảm 16,6% so với cùng kỳ và đạt 213 tỷ đồng. Sau khi đã trừ đi các chi phí được tiết giảm, lợi nhuận trước thuế của Dầu Tường An là 149 tỷ đồng, thực hiện được 69% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 40,4%.
Đối với Tổng công ty Công Nghiệp Dầu Thực vật Việt Nam (Vocarimex), doanh thu thuần trong 6 tháng đầu năm đã giảm 23% so với cùng kỳ và đạt 571 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế của Vocarimex cũng giảm 32% so với cùng kỳ và đạt 81 tỷ đồng.
Định hướng 6 tháng cuối năm của KDC ra sao?
Đối với 6 tháng cuối năm, Tập đoàn KIDO dự kiến tiếp tục tăng trưởng sản xuất, mở rộng cả thị trường và thị phần, đồng thời nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới. Cụ thể, KIDO đề ra chiến lược tập khâu sản xuất, hoàn chỉnh công thức sản phẩm để trở lại trong mùa Trung thu năm nay và đẩy mạnh ngành hàng bánh cùng thương hiệu KIDO’s Bakery. Còn về ngành dầu, KIDO sẽ tập trung đẩy mạnh, tăng cường sản xuất, mở rộng thị trường, thị phần; nghiên cứu phát triển nhiều sản phẩm mới, tiến tới mục tiêu dẫn đầu ngành dầu ăn tại Việt Nam trong tương lai gần.
Đáng chú ý, Tập đoàn cũng nhấn mạnh sẽ tăng tốc tiến độ hoàn thành nâng cấp nhà máy dầu Vinh trong nửa cuối năm nay để có thể sớm phục vụ nhu cầu tiêu dùng lớn tại thị trường Miền Bắc trước Tết Nguyên Đán 2023. Đến giữa tháng 11 năm nay, dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành việc nâng cấp công suất, giúp công suất tăng hơn 4 lần. Ngoài ra, KIDO còn đẩy mạnh việc xuất khẩu các sản phẩm dầu ăn sang các nước trong khu vực, trước mắt là thị trường Lào và Campuchia.
Thời điểm hiện tại, Tập đoàn KIDO đang nắm giữ tới 44,5% thị phần trong ngành kem tại thị trường Việt Nam, dựa theo số liệu mới nhất từ Euromonitor. Trong đó, thương hiệu kem Merino chiếm tới 24,2% thị phần, sau đó là thương hiệu Celano với 19,2% thị phần. Trong thời gian tới, Tập đoàn sẽ tập trung mở rộng các nhà phân phối, đồng thời tiếp tục mở rộng thị phần, gia tăng khoảng cách với các đối thủ để có thể giữ vững vị thế dẫn đầu ngành kem tại Việt Nam.