meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nội bộ Meta lục đục, CEO Mark Zuckerberg thừa nhận mình đã sai

Chủ nhật, 07/05/2023-08:05
Mark Zuckerberg đang trong giai đoạn khủng hoảng niềm tin. Nhân viên công ty đều cho rằng CEO Meta không còn lòng tín nhiệm của bất kỳ ai và chính ông đã mất đi tầm nhìn xa trông rộng.

Theo Zingnews, toàn bộ nhân viên của Meta đã chất vấn hàng loạt câu hỏi dành cho Mark Zuckerberg trong một cuộc họp nội bộ gần đây tại trụ sở Melon Park, bang California. Họ đã đặt ra sự nghi vấn về khả năng dẫn dắt của Mark Zuckerberg và tại sao họ phải tin vào ông. Về phía Mark Zuckerberg, ông đáp lại rằng đó là một câu hỏi rất hợp lý.

Washington Post cho biết đó chính là đòn đau dành cho Mark Zuckerberg, ông luôn tự hào vì những hành động và phá vỡ mọi nguyên tắc để đi đến thành công của ngày hôm nay.

Từ một startup nhỏ, Meta đã trở thành một ông lớn trị giá 116 tỷ USD, đồng thời là biểu tượng cho sự thành công của Thung lũng Silicon. Vị CEO đã đưa Meta vượt qua được nhiều thách thức như bị chỉ trích, cộng đồng tẩy chay, cũng như củng cố niềm tin dành cho các nhân viên cấp dưới. Tất nhiên, đôi lúc ông cũng không thể tránh khỏi sai lầm. Dẫu vậy, Mark Zuckerberg vẫn được đánh giá cao trong nội bộ như là một vị CEO đáng tin cậy, luôn tạo ra những tương lai tươi sáng.

Phụ lòng tin của nhân viên tập đoàn

Tuy nhiên, hiện tại làn sóng sa thải liên tục xảy ra với khoản đầu tư đắt đỏ vào metaverse nhưng không thu được lại gì, Mark Zuckerberg đã khiến nội bộ công ty cảm thấy hoang mang và bất ổn. Trong bối cảnh tình hình tài chính lao dốc, họ nhận ra rằng Mark Zuckerberg đã không còn tầm nhìn xa trông rộng và cả lòng tín nhiệm của nhân viên. Một nguồn tin nội bộ cho biết Mark Zuckerberg đang bước vào giai đoạn khủng hoảng tâm lý không thể lường trước.


CEO Meta- Mark Zuckerberg
CEO Meta- Mark Zuckerberg

Nói với Washington Post, một nhân viên cho biết có vẻ như họ đang đi từ tôn chỉ “hành động thật nhanh và phá vỡ mọi nguyên tắc đặt ra” chuyển sang hành động thật chậm và phá hủy tất cả, rồi lại đi tìm giải pháp để sửa chữa từng sai lầm một.

Giá cổ phiếu của Meta vào tuần trước đã tăng 13% sau khi chứng kiến doanh thu quý I/2023 tăng so với thời điểm năm ngoái. Thế nhưng, nguồn tin cho hay đợt sa thải hàng loạt của công ty trước đó đã gây náo loạn trong nội bộ tập đoàn. Thậm chí, lãnh đạo cấp cao của Meta cũng đổ lỗi về Zuckerberg vì sự đi xuống của tập đoàn.

Ở thời kì đại dịch, Meta đã tuyển 41.000 nhân viên với mục tiêu đầu tư vào nguồn lực khi dòng tiền đang chảy vào công ty một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, Giám đốc công nghệ Andrew Bosworth tại cuộc họp mới đây đã chỉ trích Mark Zuckerberg vì tuyển dụng quá nhiều dù các lãnh đạo cấp cao có góp ý ngăn cản. Thậm chí, Zuckerberg còn tự cắt giảm nhân sự gấp nhiều lần so với dự tính của họ.

Lòng tin của nhân viên dành cho Meta cũng không còn nhiều. Do bị vướng nhiều tiếng xấu trước đó nên hãng công nghệ sẽ khó có thể tuyển dụng thêm những nhân tài mới, ví dụ như vụ scandal đình đám Cambridge Analytica hay Facebook Files của cựu nhân viên Frances Haugen.

Một cuộc khảo sát hồi tháng 10/2022 cho thấy chỉ có 31% người tham gia cho hay họ tin vào ban lãnh đạo đang đi đúng hướng. So với kết quả khảo sát tháng 5/2022, con số này đã giảm 11%.
Chia sẻ với tờ Washington Post, một nhân viên chia sẻ rằng điều đặc biệt tại Meta chính là lòng tin. Tuy nhiên, nó đã bị hủy hoại và dường như chúng tôi cảm thấy bị phản bội.

Cú lao dốc của Meta

Meta đã mạnh tay chiêu mộ nhân viên mới trong suốt nhiều năm qua, thu hút họ bằng mức lương cao ngất ngưởng và nhiều phúc lợi. Hàng năm, CEO Meta đều tham vấn các giám đốc để đặt mục tiêu về tuyển dụng nhân sự mới thông qua chiến lược kinh doanh. Một nhân viên cho biết, quá trình này được gọi là Napkin.

Nếu muốn được thăng chức, những người có tham vọng sẽ đề xuất các dự án yêu cầu phải lập đội nhóm mới hay bỏ qua quy trình báo cáo trực tiếp với đối tượng cấp trên. Các nhân viên truyền tai nhau, gọi những người này là “ông vua của đế chế mới”.

Nội bộ Meta lục đục, CEO Mark Zuckerberg thừa nhận mình đã sai - ảnh 2

Khi đó, Meta có đủ nguồn lực để tạo nên những đế chế này. Ở giai đoạn 2020 - 2021, Meta hưởng lợi từ việc các nhãn hàng chuyển sang hình thức bán hàng online và dùng Instagram và Facebook để tiếp cận khách hàng khi thế giới đang chịu những khó khăn của đại dịch. Vào đầu năm 2021, Meta nhấn mạnh rằng thương mại điện tử là lĩnh vực quảng cáo thành công nhất của tập đoàn.

Nhờ lợi thế của mình trong giai đoạn này, Meta đã nhanh chóng bành trướng hơn. Tập đoàn đã tăng hạng nhân viên lên tới 2 con số. Tổng nhân sự ở giai đoạn 2019-2022 đã tăng lên gấp 2. Ngoài ra, công ty còn giới thiệu cửa hàng kỹ thuật số Instagram và Facebook Shop để bán hàng trên các trang mạng xã hội, bên cạnh Live Shopping.

Thế nhưng, tờ Washington Post nhận định rằng có nhiều rủi ro tiềm ẩn khi phụ thuộc vào thương mại điện tử. Nếu nó không tạo ra doanh thu, các công ty sẽ loại bỏ hợp đồng quảng cáo.
Meta cũng duy trì tâm lý lạc quan với VR - mảng thực tế ảo. Mark Zuckerberg nhận định rằng metaverse sẽ là nền tảng điện toán mới, thay thế smartphone, nên ông đã đặt cược lớn vào tầm nền về thế giới ảo. Dù vậy, dự án này đã khiến gã khổng lồ công nghệ ngã đau.

Một số nhân viên phòng nghiên cứu AR/VR Reality Labs tuy rất vui mừng vì trở thành trọng tâm phát triển tiếp theo của tập đoàn nhưng không khỏi lo ngại rằng mảng này sẽ khó đem lại sự thành công về mặt thương mại. Một nhân viên nội bộ chia sẻ rằng công ty công nghệ này đang nỗ lực thử nghiệm công nghệ mới, mà không giống như một công ty phần cứng có chỗ đứng nhất định đang tạo nên một hệ sinh thái thiết bị mới.

Nội bộ Meta lục đục, CEO Mark Zuckerberg thừa nhận mình đã sai - ảnh 3

Để biến giấc mơ metaverse trở thành hiện thực, Meta đã mất cả tỷ USD. Trong năm ngoái, phòng Reality Labs đã lỗ hơn 13,7 tỷ USD, tăng mạnh so với con số 10,2 tỷ USD trong năm 2021 và 6,6 tỷ USD năm 2020.

Từng là Giám đốc công nghệ của Oculus và chuyên viên tham vấn cho phòng VR của tập đoàn, John Carmack cũng rời đi vào tháng 12 năm ngoái vì mối lo ngại về tính phi thực tế, và thiếu sự hiệu quả của lĩnh vực này. Viết trong bức thư cuối cùng gửi tới nhân viên tập đoàn, Carmack viết rằng “chúng ta có nguồn lực và nhân lực khổng lồ, tuy nhiên lại đang tự phá hủy chính mình và hoang phí chúng”.

CEO Meta thừa nhận sai lầm

Sự tự tin thái quá của Meta chỉ mới bắt đầu lung lay vào đầu năm 2022. Lần đầu tiên ứng dụng chủ lực của công ty là Facebook đã mất hơn 500.000 người dùng chỉ trong quý IV của năm 2021. Khi đó, giá cổ phiếu cũng sụt giảm hơn 25%.

Cũng ở giai đoạn đó, CEO Mark Zuckerberg cùng với các quản lý cấp cao của tập đoàn đã bắt đầu “review” những nhân viên ít cống hiến trong công việc. Công ty cũng tạm hoãn lại các kế hoạch tuyển dụng mới, loại bỏ mọi cơ hội làm việc cũng như từ chối các đơn xin việc được đề xuất bởi nhóm nhân sự này.

Điều này đã tạo nên sự căng thẳng và bức bối trong nội bộ công ty. Các nhân viên tỏ ra lo ngại rằng mình sẽ bị giảm lương, thưởng, mất việc hay môi trường làm việc có tính cạnh tranh mạnh mẽ hơn. 

Theo nhiều chuyên gia, Mark Zuckerberg luôn nhận được sự hỗ trợ từ những người đã đi cùng Meta vào những ngày đầu và am hiểu văn hóa tại đây. Bởi vậy, dường như vị CEO thiếu đi những tầm nhìn mới về việc quản lý tập đoàn.

Nội bộ Meta lục đục, CEO Mark Zuckerberg thừa nhận mình đã sai - ảnh 4

Người từng được xem là đồng CEO, cựu Giám đốc điều hành Sheryl Sandberg có quyền lực ngang với Zuckerberg, đã nghỉ việc vào năm ngoái. Về sau, Javier Olivan, người gắn bó với Meta từ 2007 đã được đề cử cho vị trí này. Mark Zuckerberg cũng chia nhỏ quyền điều hành của Giám đốc điều hành mới cho những người khác và hầu hết họ đều làm việc 10 năm trở lên cho Meta.

Bởi vậy, trong bối cảnh cơn bão sa thải xảy ra, không phải các quản lý trực tiếp mà những vị giám đốc cấp cao mới là những người có quyền quyết định nhân viên bị đuổi việc. Ban lãnh đạo tập đoàn quyết định giữ im lặng khi báo chí đưa tin về việc Meta chuẩn bị sa thải hàng nghìn nhân viên trước khi tuyên bố chính thức. Thừa nhận ở buổi họp tài chính, Mark Zuckerberg nhận lỗi sai về mình và cho đó là một sai lầm lớn. Ông nói rằng thực chất, phát triển phải trở nên tinh gọn và đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

4 giờ trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

4 giờ trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

4 giờ trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

4 giờ trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

23 giờ trước