Những yêu cầu ứng tuyển đối với nghề thủ kho
BÀI LIÊN QUAN
Kế toán kho làm gì? Công việc của kế toán khoKế toán chi phí là gì? Mô tả chi tiết về công việc kế toán chi phíKế toán công là gì? Yếu tố nào để trở thành một kế toán công xuất sắc?1. Thủ kho là gì?
Thủ kho là người sẽ chịu trách nhiệm trong khâu quản lý hàng hóa trong kho trên tất cả những công đoạn từ lúc chuyển hàng vào kho, xuất hàng ra khỏi kho và đến khi thống kê số liệu hàng tồn kho. Bên cạnh đó, thủ kho chính là người phải đảm bảo số lượng và chất lượng cho hàng hóa từ lúc chuyển vào kho đến lúc xuất đi khỏi kho.
Như vậy, mới có thể giảm thiểu tối đa hàng hóa mất, hỏng, thiếu sót. Thông thường, hàng trong kho sẽ được kiểm kê định kì theo tuần, tháng, quý rồi sau đó thủ kho sẽ báo cáo lại về số lượng tồn kho.
2. Mô tả chi tiết công việc của thủ kho
Thủ kho là một vị trí sẽ phải đảm nhận khá nhiều công việc phải làm với tính chất phức tạp. Vì thế khi tuyển dụng vị trí này các doanh nghiệp sẽ đưa ra những yêu cầu khắt khe và đòi hỏi phải tìm kiếm những nhân sự có kinh nghiệm và làm qua nhiều công ty cũng là một điểm cộng. Đồng thời, vị trí này cũng yêu cầu những người có các kĩ năng mềm, kĩ năng tin học...
Thông thường, nhiệm vụ của thủ kho sẽ bao gồm việc kiểm kê, bảo quản và kiểm tra số lượng xuất nhập kho, sắp xếp hàng hóa trong kho, theo dõi tình trạng hàng tồn, quản lý hồ sơ và quản lý hàng hóa. Cụ thể mỗi công việc sẽ có nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng hóa:
+ Kiểm kê để nắm bắt chính xác số lượng hàng hóa xuất, nhập kho.
+ Thực hiện, hỗ trợ việc nhập và xuất hàng hóa.
+ Xác nhận các yêu cầu xuất hàng, kiểm tra và kí chứng từ giao hàng hợp lệ và lưu chuyển các hồ sơ này cho các bộ phận khác tránh tình trạng thất thoát, mất mát hàng hóa.
+ Ghi phiếu nhập kho, phiếu xuất kho mỗi khi có người đến lấy hàng.
+ Kiểm kê nắm bắt số lượng hàng tồn và đối chiếu với định mức tồn kho tối thiểu.
- Theo dõi số lượng hàng tồn kho
+ Đảm bảo số lượng hàng hóa tồn kho ở mức tối thiểu theo như quy định của công ty.
+ Nghiên cứu, đề xuất thay đổi định mức tồn kho tối thiểu lên cấp trên khi xuất hiện sự biến động bất thường trong việc xuất, nhập hàng.
+ Hàng ngày phải theo dõi mức tồn kho một cách sát sao.
- Đặt hàng cho kho
+ Giám sát, đốc thúc các bộ phận liên quan đến hoạt động nhập, mua hàng.
+ Lập phiếu mua hàng hoặc đơn hàng nhập khẩu cụ thể theo các yêu cầu của công ty.
- Sắp xếp hàng hóa
+ Thuộc chi tiết sơ đồ kho và cập nhật khi có sự thay đổi.
+ Sắp xếp hàng hóa gọn gàng, khoa học, hợp lý ngay khi hàng được chuyển về kho và thuận tiện cho công tác vận chuyển.
+ Giám sát quy trình nhập hàng vào kho, hướng dẫn người vận chuyển đặt hàng hóa đúng vị trí.
+ Đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng, xây xát hay rơi vỡ trong quá trình nhập, xuất kho và được giữ nguyên hiện trạng ban đầu.
- Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa
+ Vì số lượng hàng hóa nhập kho khá nhiều nên thủ kho cần phải đảm bảo hàng hóa phải được sắp xếp theo đúng yêu cầu và quy định khi có bộ phận vận chuyển đến.
+ Sử dụng nguyên tắc FIFO (nhập trước xuất trước) nếu như nhập những mặt hàng dễ vỡ hay hư hỏng.
- Tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy và các quy định về an toàn trong kho:
+ Tuyệt đối phải thực hiện các quy tắc phòng cháy chữa cháy trong kho hàng tránh ttinfh trạng cháy nổ.
+ Kiểm kê hàng hóa định kỳ theo quy định của công ty để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng, vỡ nát.
3. Những yêu cầu được đặt ra với vị trí thủ kho
Thông thường khi tuyển dụng vị trí thủ kho thì các doanh nghiệp sẽ đưa ra khá nhiều điều kiện và yêu cầu khắt khe vì đây là một vị trí cực kì quan trọng. Một số yêu cầu cơ bản của nghề thủ kho như sau:
- Những người có bằng cấp từ cao đẳng trở lên chuyên học về ngành Kinh tế, Thương mại hoặc Kế toán.
- Kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên.
- Yêu cầu khác: Thủ kho sẽ là người phải có sự sáng tạo, năng động, giao tiếp tốt, trung thực và có trách nhiệm cao trong công việc.
4. Những kỹ năng cần để trở thành một thủ kho giỏi
- Kỹ năng quản lý tình huống phát sinh: Trong quá trình xuất, nhập hàng hóa sẽ xảy ra các rủi ro mà thủ kho cần phải lường trước được. Từ đó, sẽ đưa ra đánh giá toàn diện và đề xuất những phương án để giải quyết các rủi ro một cách hiệu quả và hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu tới kho hàng.
- Kỹ năng giải trình vấn đề: Một yêu cầu đối với thủ kho là cần phải biết cách giải trình theo quy định của doanh nghiệp. Muốn làm được điều đó, bắt buộc thủ kho phải có lhar năng giải thích rõ ràng các vấn đề, thuyết phục bằng lời nói và văn bản.
- Kỹ năng giao tiếp: Đây là yêu cầu mà bất kỳ ngành nghề nào cũng cần để phát triển công việc và nhân viên thủ kho cũng không ngoại lệ. Muốn trở thành một thủ kho giỏi bạn phải có kĩ năng giao tiếp để phát triển các mối quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp.
- Kỹ năng bảo quản hàng hóa: Kho hàng chính là nơi lưu trữ một lượng rất lớn hàng hóa nên bắt buộc thủ kho phải học hỏi và nghe sự chỉ đạo từ cấp trên về cách bảo quản hàng hóa tránh xảy ra thất thoát, rơi vỡ, hư hỏng gấy thiệt hại cho doanh nghiệp và khách hàng.
- Kỹ năng hệ thống hoá sổ sách, thông tin: Trong thời đại hiện nay thì công nghệ thông tin đã trở thành một phần vô cùng quan trọng đối với mỗi công việc và đặc biệt lĩnh vực thủ kho này cũng sẽ cần đến những người biết sử dụng tin học văn phòng và sử dụng các hệ thống quản lý tự động, các giấy tờ, sổ sách online.
- Kỹ năng kiểm tra và lập phiếu nhập xuất kho: Đây là một kỹ năng rất quan trọng mà thủ kho bắt buộc phải học và làm được vì họ sẽ phải làm thường xuyên. Đồng thời, khâu kiểm tra và lập phiếu xuất kho cần phải làm theo đúng thủ tục và chính xác mới tránh được tình trạng thất thoát.
5. Những phẩm chất cần thiết của nhân viên thủ kho
Một nhân viên thủ kho không chỉ cần có những kĩ năng mà họ còn cần phải có những phẩm chất tốt. Trước tiên, là những phẩm chất đặc trưng như tỉ mỉ, cẩn thận, nhạy bén và trung thực. Có thể thấy vị trí thủ kho sẽ liên quan đến rất nhiều con số và phải tiếp xúc với các đơn vị vận chuyển nên cần đến sự tỉ mỉ, cẩn thận tránh xảy ra sai sót không đáng có. Một số phẩm chất khác mà nhân viên thủ kho cần có như:
Phẩm chất tổ chức và lãnh đạo, thủ kho là người sẽ phải chịu trách nhiệm xuất nhập một khối lượng hàng hóa lớn nên nếu không thể quản lý và tổ chức hợp lý thì chắc chắn kho hàng sẽ trở thành mớ lộn xộn và khó tìm kiếm các mặt hàng.
Bên cạnh đó, thủ kho cũng cần phải biết phê phán trong tư duy để có được sự cầu toàn trong công việc giúp cho mọi công việc được diễn ra theo đúng trình tự. Đồng thời, cũng giúp cho thủ kho phâ phán, đánh giá tình hình một cách thật chính xác nếu xảy ra phát sinh ngoài ý muốn.
6. Mức lương và quyền lợi thủ kho được hưởng
Trên thị trường hiện nay mức lương của thu kho còn tùy thuộc vào vị trí làm việc và nhiều yếu tố khác như quy mô của doanh nghiệp, số lượng hàng hóa quản lý hay kinh nghiệm làm việc của thủ kho để có một mức lương phù hợp. Song, hiện nay mức lương trung bình của thủ kho sẽ rơi vào mức 7 đến 10 triệu đồng/tháng. Đối với các doanh nghiệp lớn thì có thể mang lại mức thu nhập khoảng 10 đến 15 triệu đồng/tháng.
Mức lương của thủ kho không phải là thấp, bên cạnh đó họ vẫn còn một số quyền lợi được hưởng từ doanh nghiệp như sau:
- Thưởng lương tháng 13 và thưởng năm cho nhân viên xuất sắc.
- Cơ hội thăng tiến lên cấp bậc quản lý nếu có nhiều năm kinh nghiệm
- Được hướng dẫn, đào tạo các kỹ năng chuyên môn và tha m gia các khóa học về quản lý.
- Được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định của nhà nước.
Có thể thấy nhân viên thủ kho là một vị trí yêu cầu khá cao về kiến thức và kĩ năng chuyên môn. Vì thế, mà những người giữ vị trí này thường sẽ được tuyển chọn rất kĩ lưỡng để tránh những sai sót xảy ra trong quá trình làm việc.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiều được những yêu cầu cơ bản khi ứng tuyển nghề thủ kho và có những kế hoạch phát triển bản thân phù hợp. Hãy theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích nhé!