meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những yêu cầu khắt khe với công việc phiên dịch tiếng Nhật 

Thứ hai, 05/09/2022-09:09
Hiện này nghề phiên dịch tiếng đang trở thành một trong những ngành hot được nhiều người theo học, trong đó, phiên dịch tiếng Nhật đang có nhu cầu rất lớn nên các ứng viên cũng phải có sự ganh đua quyết liệt.

  

Trên thị trường việc làm hiện nay một trong những nghề đang phổ biến và nhiều người theo học nhất chính là nghề phiên dịch. Công việc phiên dịch nghe thì đơn giản nhưng vẫn có những yêu cầu cơ bản và nâng cao, đồng thời, yêu cầu phiên dịch viên cần phải có kiến thức sâu rộng  cũng như vốn từ phong phú. Trong số các lĩnh vực phiên dịch hiện nay thì phiên dịch tiếng Nhật đang là nghề được nhiều người quan tâm và tìm kiếm.


Phiên dịch tiếng Nhật là những người làm trong một tập đoàn, công ty hoặc cũng có thể là những người làm trong các công ty dịch thuật. Ảnh minh họa
Phiên dịch tiếng Nhật là những người làm trong một tập đoàn, công ty hoặc cũng có thể là những người làm trong các công ty dịch thuật. Ảnh minh họa

Nghề phiên dịch tiếng Nhật là gì?

Phiên dịch tiếng Nhật là những người làm trong một tập đoàn, công ty hoặc cũng có thể là những người làm trong các công ty dịch thuật. Họ sẽ có trách nhiệm dịch thuật các tài liệu, hợp đồng và chuyển ngữ trong các cuộc họp hay những cuộc trao đổi trực tiếp hoặc online giữa mọi người với nhau. Đối với nghề này yêu cầu người phiên dịch cần xử lý và truyền đạt thông tin nhanh chóng, gần nghĩa và đúng sắc thái nhất thì công việc mới có thể diễn ra suôn sẻ, thuận lợi.

Đối với vị trí này để đảm bảo công việc được nhuần nhuyễn nhất có thể nhà tuyển dụng thường ưu tiên lựa chọn những ứng viên vừa phải có kiến thức vừa phải có kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề nhanh chóng. Đồng thời, họ cũng cần những nhân viên có độ tập trung cao trong môi trường công việc áp lực. Bên cạnh những yêu cầu cơ bản đó thì nhân viên phiên dịch cũng phải trang bị các kỹ năng mềm khác mới có thể khiến công việc trôi chảy.

Đối với những công ty hay lĩnh vực cụ thể hoặc hình thức làm việc khác nhau thì nhân viên phiên dịch tiếng Nhật sẽ có những yêu cầu về công việc khác nhau chứ không hoàn toàn giống, cụ thể như sau: 

- Yêu cầu đầu tiên chúng ta thường thấy nhất là nhân viên phiên dịch sẽ dịch các bài phát biểu trực tiếp, hợp đồng, thông điệp hay ghi âm giọng nói và tài liệu chuyên ngành từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngược lại. Đối với loại hình này thì cần hết sức chú ý  đến tính chính xác cũng như giọng điệu và các thuật ngữ khác. 

- Biên soạn các thông tin hữu ích như thuật ngữ và định nghĩa thường được sử dụng trong quá trình làm việc thành một bảng chú giải để cùng với các đồng nghiệp kkhas có thể tham khảo đẩy nhanh quá trình dịch thuật và cũng là một cách để ghi nhớ. 

- Tuyệt đối không được tiết lộ thông tin của công ty cũng như doanh nghiệp mà nhân viên phiên dịch tiếng Nhật đang làm việc. Tránh tình trạng tiết lộ thông tin bảo mật vì như vậy sẽ gây mất uy tín và không được các công ty khác trọng dụng. 

- Cần phải hết sức chú ý đến những thuật ngữ và từ có nghĩa mâu thuẫn tránh gây tình trạng hiểu lầm. Đồng thời, cần phải đảm bảo thông điệp ban đầu đưa ra được truyền tải một cách đúng đắn nhất.

- Đến khâu cuối cùng cần phải một lần nữa để xác minh, sửa đổi và chỉnh sửa bản dịch tiếng một cách chỉn chu, đúng đắn nhằm đảm bảo nội dung cuối cùng khi được dịch thuật ra phù hợp với tài liệu gốc.

- Nghiên cứu thêm trong từ điển, bách khoa toàn thư những từ ngữ hay cụm từ có nhiều nghĩa để sử dụng đúng với những ngữ cảnh khác nhau và làm cho nội dung của bản phiên dịch trở nên hoàn hảo và hay hơn. 


Trong số các ngành phiên dịch thì phiên dịch tiếng Nhật là ngành yêu cầu trình độ chuyên môn cao hơn cả về cả trình độ và kĩ năng. Ảnh minh họa
Trong số các ngành phiên dịch thì phiên dịch tiếng Nhật là ngành yêu cầu trình độ chuyên môn cao hơn cả về cả trình độ và kĩ năng. Ảnh minh họa

Yêu cầu trình độ và kỹ năng phiên dịch tiếng Nhật

Trong số các ngành phiên dịch thì phiên dịch tiếng Nhật là ngành yêu cầu trình độ chuyên môn cao hơn cả về cả trình độ và kĩ năng. Phiên dịch tiếng Nhật sẽ cần đến một số yêu cầu cụ thể như sau:

- Trước tiên là bằng cử nhân ngôn ngữ Nhật, phiên dịch tiếng Nhật hoặc các bằng cấp liên quan.

- Nhân viên phiên dịch cần phải nghe, nói, đọc, viết tiếng Nhật thành thạo để có thể phiên dịch.

- Cần phải trang bị kỹ năng lắng nghe và tương tác tốt trong quá trình trao đổi công việc

- Kỹ năng giao tiếp tốt và phải nhanh nhạy nắm bắt nội dung câu chuyện

- Khả năng chịu được áp lực và độ tập trung cao trong công việc.

- Cần sử dụng thành thạo phần mềm hỗ trợ dịch thuật để phục vụ quá trình phiên dịch sao cho phù hợp và nhanh nhất.

Để trở thành phiên dịch tiếng Nhật giỏi cần những yếu tố nào?

Ngoài việc phải có trình độ chuyên môn tốt thì để trở thành một phiên dịch tiếng Nhật giỏi cần phải sở hữu nhiều khả năng khác để hoàn thành tốt công việc của mình.

Phải biết lắng nghe

Không chỉ riêng với tiếng Nhật mà làm bất cứ công việc phiên dịch nào đều phải biết cách lựa từ ngữ với ý nghĩa và sắc thái phù hợp nhất, để làm được điều đó bắt buộc người phiên dịch phải biết lắng nghe, ghi nhớ toàn bộ thông tin sau đó dựa vào khả năng và kiến thức vốn có để chuyển hóa thông tin kịp thời, chính xác.

Khả năng nhận thức nhanh, nhạy bén

Khả năng nhận thức cũng là một yêu cầu rất cần đối với một phiên dịch giỏi vì phải như vậy thì họ mới có sự nhạy cảm, tinh tế và khả năng nhận thức tốt, qua đó sẽ giúp tăng tốc độ và hiệu quả phiên dịch. Trong một số trường hợp khi người nói cảm thấy bồn chồn, hồi hộp bắt buộc người phiên dịch cần phải nắm bắt được và dùng ngôn ngữ để làm dịu tình hình.

Vốn từ phải đa dạng và phong phú

Đối với những phiên dịch giỏi bắt buộc phải có vốn từ vựng đa dạng để có thể chuyển ngữ trong một thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo đủ ý nội dung với ý nghĩa hay sâu sắc nhất. Đồng thời, trong nhiều ngữ cảnh khác nhau một từ tiếng Nhật cũng sẽ có những ý nghĩa khác nhau. 

Hiểu về nền văn hóa Nhật Bản và Việt Nam

Ngoài việc hiểu hết được kiến thức thì vẫn cần phải hiểu thêm về cả văn hóa Nhật Bản và Việt Nam để biết cách dùng từ theo ngữ cách, vùng miền,... Đây là một yêu cầu cực kì quan trọng vì khi chuyển ngữ từ nội dung chuyên nghiệp sang từ ngữ đơn giản thì vẫn phải giữ được tâm thái muốn truyền đạt. 

Chịu được áp lực công việc trong mọi hoàn cảnh

Công việc phiên dịch tiếng Nhật không hề đơn giản vì sẽ phải phụ thuộc khá nhiều vào diễn giả  hay các tài liệu, nếu như không chịu được áp lực thì sẽ không thể hoàn thành tốt công việc. Ví dụ trong trường hợp diễn giả không có khả năng phát âm, ngữ điệu tốt và tốc độ nói chậm thì người phiên dịch cần phải giữ bình tĩnh ngay cả trong trường hợp khó nghe hiểu để nắm bắt được nội dung chính mà họ muốn truyền tải. 

Khi các công ty hay tập đoàn lớn tuyển dụng nhân viên phiên dịch tiếng Nhật họ sẽ đưa ra những yêu cầu và tiêu chí cụ thể, chi tiết nhưng cũng đòi hỏi rất cao để đáp ứng được công việc. Vì thế, hãy show hết khả năng làm việc và các kĩ năng các bạn có.


Công việc phiên dịch tiếng Nhật không hề đơn giản vì sẽ phải phụ thuộc khá nhiều vào diễn giả  hay các tài liệu. Ảnh minh họa
Công việc phiên dịch tiếng Nhật không hề đơn giản vì sẽ phải phụ thuộc khá nhiều vào diễn giả  hay các tài liệu. Ảnh minh họa

Tiêu chí tuyển dụng nhân viên phiên dịch tiếng Nhật

Nhắc đến công việc phiên dịch có độ khó và đòi hỏi tính chính xác cao thì phiên dịch tiếng Nhật luôn nằm trong vị trí hàng đầu, dù là giao tiếp hay dịch thuật đều có độ khó không phải ai cũng làm được. Vì thế, các tiêu chí được đưa ra cho một phiên dịch tiếng Nhật giỏi như sau: 

- Trước tiên, người phiên dịch cần phải có tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Nhật từ cao đẳng trở lên, phải có chứng chỉ, bằng cấp tiếng Nhật và thành thạo các kỹ năng nghe, nói đọc, viết.

- Có khả năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục đối tác, đồng nghiệp

- Có khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập trong môi trường doanh nghiệp

- Chấp nhận đi công tác xa và chịu được áp lực công việc lớn

Quyền lợi và thu nhập của nhân viên phiên dịch tiếng Nhật

Phiên dịch tiếng Nhật là nghề có độ khó cao nhưng đồng thời cũng sẽ mang lại một mức thu nhập khá hấp dẫn đi kèm những quyền lợi cao. Song, tùy vào chế độ mỗi doanh nghiệp mà mức lương của phiên dịch cũng sẽ khác nhau. Thông thường, trên thị trường hiện nay thu nhập trung bình của một phiên dịch viên tiếng Nhật sẽ dao động khoảng từ 15 – 30 triệu/tháng tùy theo năng lực và trình độ đi kèm với các chính sách đãi ngộ, phúc lợi khác.  Khi làm trong môi trường này bạn sẽ học được tính kỷ luật cao hiểu hơn về văn hóa của các nước, đồng thời, đây cũng là cơ hội để mở rộng các mối quan hệ và con đường thăng tiến trong sự nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp của người Nhật còn được nhân viên rất yêu thích với chế độ đãi ngộ cực kì tốt. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Công việc phiên dịch tiếng Nhật hiện đang trở thành một công việc hot trên thị trường vì những công ty tiếng Nhật mang lại môi trường làm việc rất tốt, đồng thời, đây cũng là nơi để mỗi người trau dồi thêm kiến thức nhưng đồng nghĩa với đó là những yêu cầu và áp lực trong công việc mà người phiên dịch sẽ phải đối mặt.  

 

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyên gia: Cần thúc đẩy giãn dân về ngoại thành để giám áp lực giá nhà ở trung tâm

1 ngày trước

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

1 ngày trước

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

1 ngày trước

Nhìn lại những đột phá của công nghệ AI trong năm 2024

1 ngày trước

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

4 ngày trước