meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những thông tin hữu ích về gạch kính ốp bếp

Thứ hai, 18/07/2022-22:07
Bạn đã nghe rất nhiều về gạch ốp bếp nhưng có lẽ vẫn còn khá mới mẻ với chất liệu gạch kính. Với những ưu điểm nổi bật dưới đây chắc hẳn bạn sẽ có thêm một sự lựa chọn cho ngôi nhà của mình. Hãy cùng tham khảo và tìm hiểu về gạch kính ốp bếp ngay bài viết dưới đây bạn nhé

Gạch kính ốp bếp là gì?

Gạch kính ốp bếp là một loại gạch được sử dụng để ốp tường, cửa sổ, bàn ăn trong nhà bếp. Sản phẩm này còn được nhắc đến với nhiều các tên gọi khác nhau như gạch kính lấy sáng, gạch thuỷ tinh hay gạch thuỷ tinh lấy sáng, bởi vì đây là loại vật liệu được làm từ thuỷ tinh.


Gạch kính ốp bếp là một loại gạch được sử dụng để ốp tường, cửa sổ, bàn ăn trong nhà bếp
Gạch kính ốp bếp là một loại gạch được sử dụng để ốp tường, cửa sổ, bàn ăn trong nhà bếp

Gạch kính ra đời và phát triển vào những năm 1900 để cung cấp ánh sáng trong những nhà máy sản xuất. Với hiệu quả vượt trội đó, gạch kính được sử dụng phổ biến trên nhiều quốc gia, ở khắp các công trình. Đây là một sản phẩm rất linh hoạt mà bạn có thể sử dụng cho cửa sổ, nhà tắm, cầu thang, ốp, lát tường nội thất, ngoại thất mang lại những thiết kế độc đáo và nhiều lợi ích trong thực tế.

Đặc điểm của gạch kính ốp bếp

Gạch kính trong suốt cho phép đến 79% ánh sáng tự nhiên đi qua. Cùng với đó là tiếng ồn và tiếng ồn cũng được kiểm soát một cách tốt hơn. Các khối thuỷ tinh có thể giảm được tiếng ồn lên đến 45 db. Với cấu tạo hai lớp, gạch kính giữ vai trò là chất cách nhiệt khá tốt. Do vậy có thể giúp bảo tồn năng lượng và giảm hoá đơn tiền điện.

Với riêng không gian phòng bếp, gạch kính vừa đảm bảo nhu cầu về ánh sáng, cũng vừa thỏa mãn nhu cầu về năng lượng và vệ sinh. Trước đây, nhà bếp vốn chỉ là nơi thực hiện những công việc nấu nướng là chính. Mọi sinh hoạt sẽ được tổ chức ở phòng khách. Nhưng hiện nay, những căn bếp hiện đại đã có khả năng tích hợp cả bàn ăn, bàn trà. Do đó, căn bếp trở thành nơi gắn kết những thành viên trong gia đình là nơi tụ họp, giao lưu với bạn bè. Vì vậy, giờ đây không gian này được coi trọng hơn. Gia chủ bắt đầu trang hoàng để biến một căn phòng vốn tối tăm, ẩm thấp, đậm mùi sẽ trở nên sạch sẽ, sáng sủa và sang trọng hơn với gạch kính.

Ưu và nhược điểm của gạch kính

Gạch kính là một loại vật liệu xây dựng được ưa chuộng để sử dụng trong các công trình ngày nay. Bởi gạch kính sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với những loại vật liệu khác.

Ưu điểm

Tính thẩm mỹ cao

Ưu điểm đầu tiên sẽ được nhắc đến đó là tính thẩm mỹ cao. Trên thị trường hiện nay, gạch kính có nhiều màu sắc, mẫu mã và kích thước đa dạng. Bạn có thể sử dụng loại vật liệu này và biến tấu thành nhiều các phong cách khác nhau. Tuỳ thuộc vào không gian mà bạn sử dụng để tạo ra sự độc đáo, mới lạ.


Có thể sử dụng loại vật liệu gạch kính để biến tấu thành nhiều phong cách khác nhau
Có thể sử dụng loại vật liệu gạch kính để biến tấu thành nhiều phong cách khác nhau

Trang trí ngôi nhà với gạch kính mang đến vẻ đẹp lung linh. Các mảng tường đơn điệu chắc hẳn sẽ trở nên thu hút hơn. Màu sắc bắt mắt và vô cùng lôi cuốn. Gạch kính không chỉ đẹp và tiện dụng mà còn tuyệt đối an toàn với người dùng. Gạch kính giúp lấy sáng cho không gian sống nhưng đảm bảo được sự kín đáo, riêng tư. Với các mẫu mã đa dạng, bạn có thể thoải mái lựa chọn tùy vào sở thích cá nhân của mình.

Phong cách nhã nhặn

Những mẫu gạch kính giờ đây được thiết kế và sản xuất theo nhiều quy cách khác nhau để tạo ra một không gian sống mới mẻ và thoải mái nhất. Không quá màu mè, hoa mỹ mà vật liệu gạch kính mang phong cách nhã nhặn tạo cho người nhìn cảm giác hết sức dễ chịu.

Tiết kiệm năng lượng

Bởi có cấu tạo rỗng ở bên trong nên gạch kính có khả năng cách nhiệt gấp hai lần so với những loại gạch thông thường. Điều này hoàn toàn phù hợp với khí hậu oi bức của Việt Nam. Nhờ đó, gia chủ sẽ giảm bớt được việc sử dụng các loại điện năng như quạt hay điều hoà.


Gạch kính giúp tiết kiệm năng lượng
Gạch kính giúp tiết kiệm năng lượng

An toàn, chắc chắn

Do đặc tính cách nhiệt cao có thể đạt đến 65%, cùng với độ bền nhiệt theo các tiêu chuẩn công nghiệp quốc tế. Những bức tường được xây bằng gạch kính đảm bảo độ chắc chắn hơn so với các chất liệu gạch khác. Đồng thời loại vật liệu này còn có khả năng chống lại sức gió, sự chấn động hay các yếu tố khác từ bên ngoài.

Cường độ nén

Được sản xuất và gia công từ chất liệu thủy tinh thuần nhất và rất vững chắc. Nhờ sử dụng công nghệ sản xuất đặc biệt để chế tác ra cường độ nén của gạch kính lên đến 7Mpa (70kg/cm²) cao gấp 2,5 lần so với các loại gạch thông thường. Ngoài ra gạch kính còn có thể chống lại các yếu tố thời tiết như là: bão, gió, động đất…

Không bám dính

Với đặc tính chống bám dính hiệu quả việc vệ sinh, lau chùi trở nên rất dễ dàng. Việc thay thế, sửa chữa cũng rất đơn giản. Nếu không may bị nứt vỡ thì bạn chỉ cần thay thế bằng viên gạch kính khác. Bên cạnh đó, trọng lượng của gạch khá nhẹ khoảng 60-80kg/m².

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội, vật liệu này vẫn còn tồn tại những nhược điểm sau đây:

  • Dễ bị nứt cạnh, vỡ góc: Bởi bề mặt của gạch kính rất dễ bị xước, vỡ góc vì thế nếu lắp đặt tại những không gian thường xuyên đi lại, hay bị va chạm thì sẽ làm mất đi hiệu quả thẩm mỹ ban đầu.
  • Về mẫu mã, màu sắc: Gạch kính có nhiều màu sắc nhưng sẽ không có sự đồng nhất trong từng lô gạch. Màu sắc giữa những lô gạch có sự khác biệt khoảng 10 – 20%. Vì thế cần có phương án dự phòng khi sử dụng gạch kính cho không gian sống của mình. Điều này nhằm tránh trường hợp bị thiếu hoặc hư hỏng rất khó để tìm lại được màu gạch như lô mình đã chọn.
  • Đòi hỏi tay nghề cao: Khi ốp lát, lắp đặt gạch kính cần người thợ có tay nghề và kinh nghiệm cao để thi công chính xác nhất.

Gạch kính có nhiều màu sắc nhưng sẽ không có sự đồng nhất trong từng lô gạch
Gạch kính có nhiều màu sắc nhưng sẽ không có sự đồng nhất trong từng lô gạch

Thông thường, gạch kính sẽ được sử dụng làm gạch lấy sáng là chính. Tuy nhiên, hiện nay những công trình kiến trúc hiện đại cũng đã ứng dụng các vật liệu trong trang trí xây dựng. Bởi gạch kính vừa dùng để lấy sáng và lại tăng tính thẩm mỹ hơn đem đến một không gian sống hoàn hảo cho các công trình kiến trúc.

Gạch kính ốp bếp phù hợp với những vị trí, không gian nào?

Ốp tường

Gạch kính ốp bếp thường được dùng cho khu vực tường bị che khuất ánh sáng. Ngay cả khi bạn đã dùng ánh sáng nhân tạo thì tại những vị trí này vẫn tối hơn bình thường. Đó chính là khoảng tường giữa tủ chạn với mặt bếp. Thông thường, vị trí này sẽ được thiết kế tường bê tông hoặc gạch men như các khu vực tường chung của cả căn phòng. Kèm theo đó, gia chủ sẽ tiến hành lắp một bóng đèn chạy dài dưới gầm tủ chạn để có thể lấy ánh sáng cho khu vực rửa và nấu nướng.

Tuy nhiên, trong một không gian có diện tích hạn hẹp và ánh sáng nhân tạo có cường độ mạnh sẽ gây hại cho mắt và làm tăng nhiệt độ của căn phòng. Do đó, việc thay thế gạch kính để lấy sáng cho khu vực này là hoàn toàn hợp lý. Lúc này vấn đề thiếu sáng và năng lượng đều sẽ được giải quyết.

 


Gạch kính ốp bếp thường được dùng cho khu vực tường bị che khuất ánh sáng
Gạch kính ốp bếp thường được dùng cho khu vực tường bị che khuất ánh sáng

Thêm nữa, bức tường ở những vị trí này thường xuyên bị bắn dầu mỡ, thức ăn do gần ngay bếp nấu. Những thức ăn bám trên tường trong thời gian dài sẽ khó lau chùi và sinh ra nhiều vi khuẩn. Với bề mặt thuỷ tinh nhẵn bóng, những họa tiết, hoa văn được in chìm bên trong khiến cho việc làm sạch trở nên vô cùng dễ dàng và nhanh chóng. Chỉ cần một chiếc khăn lau bình thường với một ít xà phòng, nước rửa bát hoặc nước lau kính là mọi vết bẩn sẽ bị loại trừ. So với tổng thể căn phòng, gạch kính ốp tường bếp thực sự là một điểm nhấn khá thú vị, mang lại niềm vui và cảm hứng nấu nướng cho bất cứ bà nội trợ nào.

Bàn ăn

Bàn ăn là một vị trí vô cùng quan trọng trong phòng bếp. Không chỉ là nơi để đồ ăn thức uống mà còn là nơi quây quần của mọi thành viên trong gia đình. Một bàn ăn được bố trí phù hợp sẽ rất thuận tiện cho việc sắp xếp chỗ ngồi cũng như việc bày trí thức ăn. Vậy nên bàn ăn được làm từ chất liệu gì cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cảm nhận khi thưởng thức món ăn. Ngoài việc lấy sáng và tính thẩm mỹ thì có lẽ bàn ăn được thiết kế từ chất liệu gạch kính còn giúp loại trừ khả năng mối mọt, bụi bẩn so với những loại bàn ăn từ gỗ thông thường.


Chất liệu gạch kính giúp loại trừ khả năng mối mọt, bụi bẩn so với những loại bàn ăn từ gỗ thông thường
Chất liệu gạch kính giúp loại trừ khả năng mối mọt, bụi bẩn so với những loại bàn ăn từ gỗ thông thường

Để tạo nét sang trọng và tinh tế cho bàn ăn, người ta thường sử dụng luôn gạch kính cho chân bàn hoặc quầy. Chiều cao và chiều rộng của quầy sẽ phụ thuộc vào số lượng viên gạch kính mà bạn sử dụng. Những viên gạch kính lấy sáng màu sắc sẽ tạo ấn tượng và làm thay đổi không gian căn bếp của bạn.

Cửa sổ

Nếu phòng bếp của bạn có thêm không gian cho một ô cửa sổ thì còn gì tuyệt vời hơn. Không có lý do gì bạn lại từ chối những viên gạch kính lấy sáng cho cửa sổ nhà bếp. Bạn vừa có nguồn sáng tự nhiên vừa có độ thông thoáng. Với kích thước linh hoạt của những viên gạch kính ốp bếp, phù hợp với mọi hình dạng khung cửa sổ. Với những viên gạch bị rạn nứt hay vỡ trong quá trình sử dụng, bạn có thể dễ dàng thay thế được bằng một viên gạch khác.


Kích thước linh hoạt của những viên gạch kính ốp bếp, phù hợp với mọi hình dạng khung cửa sổ
Kích thước linh hoạt của những viên gạch kính ốp bếp, phù hợp với mọi hình dạng khung cửa sổ

So với ốp tường thì tính linh hoạt của gạch kính cho những ô cửa sổ sẽ cao hơn. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh, để mở ra, đóng vào tùy thuộc vào nhu cầu lấy sáng của mình. Trong điều kiện thời tiết đẹp, bạn có thể vừa nấu ăn vừa tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên. Hơn nữa, gạch kính lấy sáng không hạn chế tầm nhìn xung quanh như những vật liệu xây dựng khác. Song vẫn đảm bảo được sự riêng tư cần thiết cho không gian của bạn.

Ở bất kỳ vị trí nào, gạch kính ốp bếp cũng sẽ thể hiện được vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng của mình. Tuỳ thuộc vào thiết kế căn phòng của mình mà bạn lựa chọn sao cho phù hợp nhất.  Từ đó mang đến sự mới mẻ và thoải mái hơn cho không gian sống của mình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

14 giờ trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

15 giờ trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

16 giờ trước

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

1 ngày trước

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

1 ngày trước