Những thông tin cơ bản cần biết về mỏ đá xây dựng
BÀI LIÊN QUAN
Có nên xây nhà bằng đá cuội hay không?Xây nhà bằng đá ongNhững điều bạn chưa biết về đá xây kim tự thápĐá xây dựng là gì?
Đá là một khoáng vật có lịch sử lâu đời, được các nhà khoa học phân ra thành nhiều nhóm như đá biến chất, đá trầm tích,... Trải qua quá trình thay đổi địa chất lâu dài, đá được hình thành và biến đổi từ dạng này sang dạng khác cụ thể như: đá macma hình thành khi dung nham đông nguội trên bề mặt hay kết tinh dưới sâu. Còn đá trần tích được hình thành qua quá trình lắng đọng vật liệu rồi nén ép thành đá.
Ta có thể hiểu một cách đơn giản, đá xây dựng là một loại vật liệu khoáng sản được khai thác từ mỏ đá tự nhiên hoặc sản xuất nhân tạo dùng để ứng dụng trong các công trình xây dựng với các mục đích khác nhau. Đa vừa mới khai thác ở dạng thô sẽ trải qua quá trình xử lý gia công khoan, đục, cắt, gọt, đẽo,... thành vật liệu xây tường, bậc tam cấp, làm bờ kè hay lát sàn,...
Đôi nét về triển vọng của việc khai thác mỏ đá xây dựng
Với sự phát triển của đất nước ngày càng mạnh, ngành xây dựng hiện nay đang chiếm một phần lớn trong ngành công nghiệp. Không chỉ riêng Việt Nam mà ngành xây dựng trên toàn thế giới cũng có một bước tăng trưởng lên đến khoảng 4,5% mỗi năm. Có thể thấy rằng, đây là tiền đề để ngành khai thác đá phục vụ xây dựng phát triển của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phòng thú đem lại cho ta rất nhiều các loại đá. Nhờ cơ hội ấy, giúp ngành khai thác mỏ đá ngày càng được phát triển mạnh. Ngoài ra, lợi nhuận cao cũng thu hút đầu tư của ngành xây dựng ngày càng cao. Đồng thời, sự tạo điều kiện của Nhà nước là một trong những lý do khiến việc khai thác mỏ đá xây dựng có triển vọng trong tương lai.
Những mỏ đá nổi tiếng nhất hiện nay tại Việt Nam
Như bạn cũng biết, Việt Nam là một đất nước có nguồn tài nguyên phong phú, do vậy trong cả khai thác đá cũng có nhiều mỏ đá khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem một số mỏ đá xây dựng nổi tiếng nhất hiện nay nhé!
Mỏ đá mácma
Đá macma còn được biết tới với cái tên gọi khác là đá manga, hình thành do sự đông nguội của manga trên mặt đất. Loại đá này có nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cho đến nay, trên thế giới đã tìm thấy khoảng 700 loại đá macma ở khắp nơi trên thế giới.
Đá macma chiếm đến 95% phía trên của lớp vỏ Trái Đất nhưng chỉ với một lớp mỏng, chủ yếu ta cần tìm tới những mỏ đá xây dựng để tiến hành khai thác. Những mỏ đá macma được phân bố hầu hết tại miền Bắc của nước ta. Thế nhưng, chúng được phân bố chủ yếu tại các vùng cao - nơi phương tiện đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Bởi thế, việc đưa máy móc lên khai thác không mấy thuận lợi và chưa được sử dụng nhiều.
Mỏ đá trầm tích
Cũng như đá macma, đá trầm tích cũng thuộc một trong những nhóm đá lớn có diện tích phân bố rộng trên thế giới. Điểm nổi bật và đặc trưng của loại đá này đó là phân lớp rõ rệt. Đồng thời, chiều dày hay màu sắc của đá trầm tích cũng tùy vào từng lớp đá mà có sự khác nhau.
Đá trầm tích dễ dàng gia công và sử dụng, nên đây là loại đá phổ biến hiện nay. Ở nước ta, các mỏ đá trầm tích chiếm diện tích nhiều nhất ở miền Bắc với nhiều núi đá vôi lớn.
Mỏ đá biến chất
Đá biến chất là loại đá macma và đá trầm tích biến tính bởi nhiều yếu tố khác nhau. Loại đá này có lượng phân bố lớn ở miền Bắc và miền Trung của Việt Nam. Cũng như đá macma, mỏ đá biến chất thường tập trung tại những nơi có địa hình, phương tiện đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, chúng gây cản trở quá trình tìm kiếm và khai thác mỏ đá xây dựng loại đá biến chất này tại Việt Nam.
Các loại đá xây dựng thông dụng nhất hiện nay
Ta có thể phân loại đá xây dựng theo 2 tiêu chí chính đó là: phân loại đá xây dựng theo nguồn gốc, xuất xứ và phân loại đá xây dựng theo kích thước. Cụ thể như sau:
Theo nguồn gốc xuất xứ
Theo nguồn gốc xuất xứ, ta có thể phân loại đá xây dựng thành đá tự nhiên và đá nhân tạo:
Đá tự nhiên
- Đá trầm tích: màu đen, vàng, tro đặc trưng có ứng dụng là thành phần của cốt liệu bê tông.
- Đá hoa cương: màu hồng, xám, đen khó phai màu với độ chịu cứng, chịu lực tốt nên thường được dùng làm ốp tường, tiểu cảnh, sàn nhà, mặt bếp,...
- Đá cẩm thạch: nhiều màu sắc với các hoa văn tự nhiên được ứng dụng trong nội thất và ngoại thất.
Đá nhân tạo
Khác với đá có sẵn từ tự nhiên, đá nhân tạo là loại vật liệu có thành phần đá kết hợp với những nguyên, phụ liệu khác. Chúng được sản xuất thay thế đá tự nhiên do chúng ngày một khan hiếm.
- Đá nhựa nhân tạo: màu bền, không bị ố vàng, chịu nhiệt tốt và có đặc tính uốn cong.
- Đá xi măng, đá granite: độ bóng và màu sắc đồng đều, không bị trầy xước.
- Đá xuyên sáng onyx: lớp bề mặt giống sáp, màu sắc sang trọng tạo hiệu ứng xuyên sáng nhưng giòn, dễ nứt, vỡ.
- Đá marble phức hợp: trọng lượng khá nhẹ, không bị cong vênh, nứt và có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
Theo kích thước
- 1 x 2: đây là loại đá có kích cỡ 10 x 28mm hoặc nhiều kích cỡ khác tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng. Chúng được dùng để đổ bê tông, làm nhà cao tầng, đường quốc lộ, đường băng sân bay hoặc tại các nhà máy bê tông tươi, bê tông nhựa nóng,...
- 2 x 4: đây là loại đá dăm thường dùng để đổ bê tông làm nhà cao tầng, cầu cảng, đường cao tốc hoặc tại các nhà máy bê tông tươi, bê tông nhựa nóng,...
- 4 x 6: có kích cỡ từ 50 - 70mm, được tách từ sản phẩm đá khác dùng để làm gạch lót sàn, chân đế gạch bông, hay thi công các công trình giao thông và phụ gia cho các loại vật liệu xây dựng khác,....
- Đá mi sàng: có kích cỡ từ 5 - 10mm và là loại đá nhỏ nhất trong các loại dược sàng tách từ đá mi bụi. Sản phẩm này thường được dùng để làm chân đế gạch bông, gạch lót sàn và phụ gia cho công nghệ bê tông đúc ống cống hay các công trình giao thông, phụ gia cho các vật liệu xây dựng khác.
- Đá mi bụi: có kích cỡ từ 0 - 5mm, là mạt đá có thể thu được lớp mi bụi bóng, mịn khi sàng ở mức độ lọt sàng nhỏ nhất. Đá mi bụi được ứng dụng nhiều trong công trình xây dựng điển hình như: dùng làm chân đế gạch bông, thi công công trình giao thông hoặc phụ gia cho công nghệ bê tông đúc ống cống, phụ gia cho các loại vật liệu xây dựng khác.
Ảnh hưởng của việc khai thác mỏ đá xây dựng quá mức
Chính bởi việc khai thác mỏ đá xây dựng ngày càng phát triển, không khó để lường trước được quá trình này ảnh hưởng tới môi trường như thế nào. Sau đây, chúng tôi xin trình bày rõ hơn về một số ảnh hưởng nghiêm trọng của việc khai thác mỏ đá.
Thay đổi cảnh quan
Trước hết, việc cảnh quan bị thay đổi lớn như rừng cây sẽ bị chặt bỏ, thảm thực vật bị phá hủy trầm trọng. Điều ấy khiến môi trường sinh sống của nhiều loài động vật bị ảnh hưởng, đồng thời không khí ngày một ô nhiễm hơn. Quá trình khai thác mỏ đá xây dựng gồm các hoạt động như nghiền đá, xẻ đá,.. dẫn tới hiện tượng xói mòn và sạt lở đất.
Mặc dù đã có các chính sách của nhà nước nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và chưa rõ ràng, song mức độ tuân thủ của nhiều doanh nghiệp rất kém. Do đó, cảnh quan các vùng mỏ đá xây dựng bị phá hoại, sự đa dạng sinh học cũng thay đổi vĩnh viễn.
Ô nhiễm môi trường nước, không khí
Việc khai thác mỏ đá xây dựng không thể tránh khỏi những bụi đá bay lơ lửng, mù mịt phủ đầy trong không khí hay từng ngọn cỏ, ngon cây. Chúng còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của công nhân và những hộ dân xung quanh.
Nguồn nước được tận dụng triệt để để khắc phục vấn đề trên, các túi nước ngầm nông bị rút cạn ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm của vùng lân cận. Từ đó, làm thay đổi hướng chảy và còn làm ô nhiễm trong túi nước ngầm. Theo thời gian, nguồn nước bị ô nhiễm thấm vào đất rồi lây lan ra khắp nơi ảnh hưởng tới sinh hoạt, ngành nông nghiệp của vùng đất hay cả các loài thủy sinh nữa.
Ô nhiễm tiếng ồn
Việc khai thác mỏ đá xây dựng khiến những người công nhân và người dân địa phương phải tập làm quen với âm thanh cường độ lớn. Với những tiếng khoan, tiếng nổ, tiếng đập, cắt đá gây ám ảnh và khó chịu với mọi người xung quanh. Từ đó, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe, tinh thần của con người.
Kết luận
Như vậy, trên đây là toàn bộ những chia sẻ chi tiết nhất về các loại mỏ đá xây dựng phổ biến tại Việt Nam cũng như những thông tin bổ ích khác. Hy vọng rằng, qua bài viết này quý bạn đã có được lời giải đáp cho thắc mắc của bản thân!