Xây nhà bằng đá ong
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu tất tần tật về đá cẩm thạch xanhNhững thông tin cơ bản về đá muối xây dựngMột số ứng dụng của đá thạch anh xây dựng điển hìnhĐá ong là gì? Vài nét cơ bản về đá ong
Đá ong được biết đến là một loại đá tự nhiên và chúng kết hợp nhiều thành phần trong đó nhôm và sắt chiếm tỷ trọng cao nhất. Chúng được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới hoặc ở những vùng đất ẩm ướt. Hầu hết các loại đá ong thường có màu đỏ nâu thô mộc bởi chúng có hàm lượng oxit sắt cao và được hình thành nhờ sự phong hóa mạnh mẽ của đá mẹ nằm ở bên dưới. Những lớp đá ong trầm tích này đã nằm sâu dưới lòng đất hàng nghìn năm trở lại đây.
Đá ong là một loại đá xốp, rỗng có các màu mạnh như: vàng, đỏ nâu, nâu, nâu đen,...Chúng có đặc điểm là những hòn đặc chắc, sẫm màu và được phơi ngoài trời ít nhất ba tháng sau khi đào lên. Khi chính bàn tay của con người kỳ công đục đẽo từng viên, từng hòn thì chúng hiện lên từ đá ong xù xì thô ráp trở nên có hình hài, vuông thành sắc cạnh.
Thông thường, đá ong có kích thước 40x20x12cm hoặc 40x20x15cm dùng để xây nhà. Còn đối với các loại đá ong dùng để ốp tường thì thường có kích thước 10x20cm, 15x30cm với độ dày từ 1cm - 2cm.
Điểm nổi bật của đá ong là mềm, có nhiều lỗ nên có thể hút nước dễ dàng khi đặt ở vùng nước sâu. Thế nhưng, khi chúng được đào lên sẽ tự động kết dính chặt chẽ với nhau rồi hình thành đá ong rắn chắc mà chúng ta thường trông thấy.
Không chỉ thế, với độ bền cao và chắc chắn mà đá ong thường được dùng để làm vật liệu trong xây dựng. Bên cạnh đó, đa số những ai yêu cái đẹp nghệ thuật đều thích sử dụng những viên đá ong với những hoa văn, họa tiết lạ mắt với những lỗ chỗ như tổ ong để trang trí ốp tường hay công trình của mình.
Đá ong được khai thác như nào?
Vậy, đá ong được khai thác như thế nào? Chúng được khai thác qua quá trình tạo hình thủ công nên đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận từ những người thợ. Họ sẽ dùng thó xiên vào lớp đá tách của từng viên, từng hòn đá và đưa lên trên từ lòng đất.
Nghe qua có thể tưởng chừng công đoàn này không khó khăn, nhưng thực tế mỗi người thợ chỉ đưa được 10 viên tối đa trong một ngày. Bởi nếu không cẩn thận, khéo léo trong quá trình sản xuất thì đá ong có thể bị vỡ. Sau khi đá ong được lấy lên, họ sẽ mang chúng về để hoàn thiện.
Ưu điểm nổi bật của đá ong
Với sự ưa chuộng đá ong của nhiều người dùng như thế, đá ong có những ưu điểm nổi trội gì? Cụ thể như sau:
Rắn chắc
Đá ong ở dưới nước và có đặc tính mềm dẻo và thấm nước nhưng khi chúng được khai thác và đưa lên mặt đất, đá ong sẽ kết dính chặt vào nhau và tjao thành một khối đá rắn chắc.
Độ bền cao
Nhờ kết đá ong có kết cấu xốp cùng bề mặt xốp, nên chúng có đặc điểm giòn hơn so với một số loại đá tự nhiên khác như đá bazan, đá granit, sa thạch,... Đá ong còn được biết đến với độ dẻo vốn có và độ giãn tốt giúp chúng có thể chống chọi hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết và cả những môi trường khắc nghiệt. Ngoài ra, nhờ bàn tay khéo léo của những người thợ lành nghề mà đá ong là sản phẩm xây dựng có độ bền vô cùng cao.
Không tốn thời gian nung
Khác với những loại gạch khác, phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, nhất là nung thì đá ong có thể xây dựng nhà ngay sau khi phơi nắng. Người cổ đại còn thường dùng bùn, trấu hoặc vữa để gắn kết các viên đá ong lại với nhau.
Tỏa nhiệt nhanh
Tuy khả năng hấp thụ nhiệt của đá ong không cao nhưng đá ong có thể tỏa nhiệt rất nhanh. Bởi vậy, những công trình sử dụng đá ong thường sẽ mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Nếu xét trên phương diện phong thủy chúng còn tạo ra nguồn khí lành.
Chi phí thấp
So với nhiều loại vật liệu xây dựng trên thị trường hiện nay, giá thành của đá ong khá hấp dẫn chỉ dao động từ 15.000 đồng.
Màu sắc hấp dẫn
Đá ong có màu đặc trưng là đỏ nâu mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng cuốn hút và tinh tế. Những căn nhà sử dụng đá ong làm vật liệu chính vừa mang một nét đẹp cổ điển nhưng không kém phần hiện đại, đậm chất Việt Nam.
Dễ thi công
Đá ong khi được dùng làm vật liệu xây dựng thường được cắt và tạo thành các khối hình học với kích thước khác nhau theo mong muốn. Trong những năm trở về trước, đá ong thường được thi công ở các công trình như cổng làng, giếng nước,... Nhưng hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ thì chúng được gia công để ứng dụng trong việc xây nhà bằng đá ong.
Một số ứng dụng của đá ong trong xây nhà
Đá ong sở hữu những ưu điểm tuyệt vời như vậy, chúng thường được ứng dụng để trang trí cho nhiều khu vực trong việc xây nhà, trong nhà, ngoài trời hay trụ cổng, sân vườn, tiểu cảnh.... Cụ thể:
- Sử dụng đá ong để lợp mái, khung gỗ để mang nét đẹp cổ kính, đậm chất Việt cho không gian sống hoài cổ. Còn đối với những căn nhà mang phong cách hiện đại, người thợ sẽ khéo léo tạo vẻ đẹp cuốn hút từ đá ong bằng cách cắt cho bề mặt nhẫn rồi dùng xi măng để nối chúng lại với nhau.
- Ứng dụng để xây tường nhà: dùng chủ yếu ở các khu vườn nhà, làm cột hàng rào hoặc máng tường trang trí trong căn nhà.
- Ngoài ra, đá ong còn được sử dụng để làm bình lọc nước.
Hướng dẫn chi tiết cách xây tường đá ong
Một trong những ứng dụng của đá ong đó là xây tường nhà bằng đá ong. Thực tế, việc xây tường đá ong phù hợp, đúng kỹ thuật sẽ giúp công trình mang lại đổ thẩm mỹ cao nhất, mang nét đẹp cổ kính đúng như ý nghĩa của chúng. Việc xây dựng loại đá này khó hơn nhiều so với các vật liệu khác như gạch, đá thông thường. Chúng đòi hỏi thợ thi công phải có sự tính toán kỹ lưỡng, có bản vẽ phác thảo,...
Đá ong có bản chất là xù xì, thô ráp trước đây được liên kết với nhau bằng bùn, đất hay vôi trộn thêm bùn nhưng vẫn có một nét đẹp mộc mạc, giản dị. Hiện nay, nguồn tài nguyên ngày một khan hiếm thì những người thợ đã nâng niu loại khoáng vật này hơn bao giờ hết.
Với khối óc sáng tạo cùng bàn tay khéo léo mà cách xây tường nhà bằng đá ong đã hiện đại hơn. Những viên đá được gọt đẽo phẳng nhẵn, rồi tạo hình lên những công trình như những khối, tấm góc cạnh. Chúng được liên kết chặt chẽ và chắc chắn với nhau bằng xi măng để tạo thành các mạch vữa vừa bằng đầu tăm.
Mạch vữa giữa những viên đá ong mỏng tới mức như đổ một lớp hồ lỏng vào giữa. Các viên gạch có kích thước đồng nhất, các mặt được làm phẳng tạo nên một bức tường nhà đẹp. Tường xây bằng đá ong hiện nay được cải tiến so với lối xây truyền thống bằng việc bổ sung thêm một lớp tường xây cách lớp tường đá ong, lớp giữa ngăn cách bằng xốp có tác dụng cách âm, cách ẩm và cách nhiệt rất tốt.
Lớp phôi đá ong sau khi được “thuốn” về kích thước đồng đều mà chưa cào, xây không trát đòi hỏi từng viên đá phải có kích thước chính xác và khớp nối với nhau. Do vậy, sau khi có phôi đá xây thông thường, những người thợ sẽ đẽo từng viên đá để kích thước được chính xác một cách tương đối.
Sau khi những viên đá được xếp lên thành hàng, người thợ phải đảm bảo được mạch thành đường thẳng với sợi dây căng để tường đá được đẹp và đều hơn. Những đoạn tường được nối với nhau bằng các trụ tường vừa phải chắc chắn mà vừa tạo điểm nhấn trong trang trí. Ngày nay, khi xây nhà bằng đá ong, thường được cách điệu bằng bông hoa, hở giữa,... để tạo sự mềm mại mà sang trọng cho căn nhà.
Chi phí xây nhà bằng đá ong là bao nhiêu?
Vậy chi phí để xây nhà bằng đá ong là bao nhiêu? Hiện nay nhiều người thường hay nói phải người giàu hay đại gia mới có thể chơi được thứ đá ong đặc thù này. Thực tế, một bức tường nhà bằng đá ong có giá khoảng 1.500.000/ m2 chưa kể các hoa văn kèm theo. Với mức giá này, việc xây nhà bằng đá ong sẽ tạo một cảm giác ấm cúng, cách âm tốt và giá thành rẻ hơn so với xây bằng gạch thông thường.
Để tiết kiệm chi phí, chủ đầu tư có thể xây tường đá ong kiểu ốp. Tuy nhiên, chủ đầu tư cần phải xây sẵn tường để có thể làm mặt phẳng cho đá ong ốp vào. Do đó, để xây toàn căn nhà bằng đá ong thì chi phí thường không dưới 1 tỷ, tất nhiên chúng còn phụ thuộc vào độ phủ của đá ong ở trong nhà kè theo các họa tiết trang trí.
Kết luận
Có thể thấy rằng, đá ong là một trong những vật liệu khá “chất” trong cuộc sống hiện đại. Chúng không chỉ mang lại cho không gian sống “ hè mát đông ấm” mà còn đem đến một nét đẹp cổ kính mà sang trọng. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, bạn đã hiểu rõ hơn về loại vật liệu này cũng như biết cách xây nhà bằng đá ong sao cho hài hòa với không gian sống nhé!