Những mẫu tường rào gạch thông gió thịnh hành
BÀI LIÊN QUAN
Hướng dẫn xây gạch thông gió chi tiết, an toàn và đúng kỹ thuậtỨng dụng gạch thông gió trong các công trình kiến trúc hiện nayXây tường gạch thông gió và những vấn đề cần đặc biệt lưu ýGạch thông gió là gì?
Gạch thông gió (hay được biết đến với tên gọi là gạch ô thoáng, gạch gió) là vật liệu xây dựng được sử dụng nhiều trong các công trình nhà ở. Sản phẩm này có nguồn gốc từ lâu đời với những họa tiết đơn sơ, giản dị mà chắc hẳn ai cũng đã được nhìn thấy ít nhất một lần.
Hiện nay, với công nghệ ép thuỷ lực tiên tiến, hiện đại tạo ra những mẫu gạch có chất lượng tốt với nhiều ưu điểm nổi bật và đẹp mắt hơn. Gạch thông gió không chỉ đơn thuần là vật liệu giúp làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình, mà còn có tác dụng làm giảm sự bí bách cho không gian sống.
Đây là một trong những xu hướng mới trong thiết kế cho những công trình nhà ống hiện đại hoặc nhà phố nhiều tầng…
Ưu, nhược điểm của tường rào gạch thông gió
Bất kỳ sản phẩm nào cũng đều sẽ có ưu, nhược điểm riêng, với gạch thông gió cũng vậy. Chúng ta cùng xem qua một số điểm nổi bật:
Ưu điểm tường rào gạch thông gió
Tường rào gạch thông gió mang lại nhiều ưu điểm vượt trội cho không gian nhà bạn hơn các loại vật liệu khác.
Thẩm mỹ cao
Gạch thông gió có thiết kế gồm các ô thoáng theo các họa tiết khác nhau, chính điều này đã mang lại cho không gian sự cuốn hút và ấn tượng. Người ta sử dụng tường rào gạch thông gió để tạo điểm nhấn tại những vị trí đặc biệt minh chứng tính thẩm mỹ cao của loại vật liệu này.
Gần gũi, thân thiện với môi trường
Nguyên liệu sản xuất gạch thông gió rất thân thiện với môi trường cùng màu sắc mộc mạc và bình dị tạo nên vẻ đẹp cuốn hút. Có lẽ đó là lý do vì sao ngày càng nhiều người ưa thích sử dụng gạch thông gió làm tường rào cũng như các công trình khác.
Độ bền cao
Gạch thông gió có độ bền cao nên vì vậy mà sản phẩm thích hợp sử dụng trong nhiều công trình khác nhau. Đặc biệt đối với tường rào gạch thường xuyên phải tiếp xúc với những tác động từ thời tiết nên ngoài, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ kiên cố.
Hợp phong thủy
Hàng rào quá kín sẽ không thể nào đảm bảo sự chuyển hóa và sự lưu thông của các luồng khí ra vào ngôi nhà làm ảnh hưởng xấu đến phong thủy. Hàng rào gạch thông gió có những khe thoáng vừa phải giúp đảm bảo luồng khí lưu thông lại giúp đảm bảo tính an toàn, che chắn tốt cho ngôi nhà bạn.
Nhược điểm của tường rào gạch thông gió
Bên cạnh những ưu điểm, thì tường rào gạch thông gió cũng có một số hạn chế nhất định. Sau đây là những nhược điểm của sản phẩm này.
Kích thước gạch khá dày và nặng cho nên khi thi công cần nhiều sức lực. Điều này còn ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển và có thể rơi vỡ trong khi thi công. Do đó, khi xây dựng cần phải tính toán cẩn thận và chi tiết hơn.
Gạch thông gió có khả năng chống mưa hắt nhưng cản tiếng ồn kém do có các khe thoáng khí. Do vậy sản phẩm không phù hợp để sử dụng trong các công trình nhà ở ven đường hay các bức tường ngăn cách phòng.
Thi công gạch thông gió cũng đòi hỏi thợ thi công phải có chuyên môn kỹ thuật và tay nghề cao thì mới có thể đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ công trình. Không những vậy, giá thành gạch thông gió cũng thường cao hơn so với các loại gạch khác.
Kích thước gạch thông gió làm tường rào
Kích thước gạch bông gió hiện có 2 loại chính: 20×20 và 30×30 (cm). 2 kích thước này phổ biến cho các loại họa tiết gạch khác nhau.
Gạch bông gió 20
Gạch bông gió với kích thước 20×20cm được gọi là gạch 20. Tuy nhiên, trên thực tế, đa phần kích thước chuẩn của loại gạch này là 19x19x65cm. Quy cách của gạch này gồm có 25 viên/m2, trọng lượng sản phẩm dao động từ 2,7 đến 3 kg/viên. Tuy nhiên, vẫn có một số viên gạch kích thước biến thêm tăng hoặc giảm 1 cm.
Với gạch thông gió 20×20 ứng dụng hầu hết cho các loại gạch như bánh ú, bông hoa, gạch hình sao, ô tròn… Ngoài ra, có thêm một kích thước gạch thông gió bánh ú đất nung 20x20x60cm là một kích cỡ đặc biệt với 2 cạnh đều chính xác 20cm.
Gạch thông gió kích thước 30
Gạch bông gió 30 vuông được biểu thị cho các mẫu có kích thước 30×30cm. Tuy nhiên, trên thực tế kích thước chính xác các cạnh của sản phẩm cũng chỉ là 29×29cm, độ dày vật liệu là 80 hoặc 90mm (phổ biến là 80mm). Quy cách số lượng gạch gồm 11 viên/m2, trọng lượng mỗi viên gạch là 8kg.
Cách thi công tường rào gạch bông gió
Để tường rào gạch thông gió được chắc chắn, kiên cố các bạn cần phải thông công theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt để xây gạch
Đầu tiên bạn cần làm sạch bề mặt nền, tạo phẳng có thể bằng vữa hoặc láng xi măng. Chúng ta không nên xây gạch trên những bề mặt quá nhẵn hoặc dễ bị nứt vỡ.
Bước 2: Chuẩn bị vữa xây trát
Người thi công nên dùng vữa xây thông thường được trộn từ hỗn hợp xi măng các loại, cát sạch 1.0-1.2 và nước. Trước khi thi công, bạn nên tiến hành thí nghiệm cát và nước để tránh các trường hợp cát và nước nhiễm mặn.
Hoặc bạn có thể dùng vữa xây trộn keo vữa theo tỉ lệ được ghi rõ trên bao bì của loại keo vữa thường được sử dụng.
Hỗn hợp được trộn dẻo vừa và không quá ướt. Mác vữa được xây theo yêu cầu thiết kế
Bước 3: Chuẩn bị xây dựng
Trước tiên bạn đo kích thước bề rộng và cao của khoảng tường định xây. Sau đó chia đều khoảng cách gạch, nếu xa nhau quá 20mm thì phải xây thu hẹp khoảng cách gạch gần nhau hơn (tầm 5-10mm) là hợp lý nhất. Bạn có thể đặt chia thử các viên gạch thông gió vào ô định xây chưa cần vữa để chia khoảng cách.
Xong bước trên, bạn dùng dây dọi để xác định độ vuông của điểm góc bức tường so với mặt đất
Bước 4: Tiến hành xây dựng
Đến bước cuối cùng, bạn bắt đầu xây ở các vị trí góc như đã xác định ở trên. Đầu tiên, bạn trải vữa dày khoảng 1cm đều lên móng tường và sau đó lấy bay xây trải vữa để tạo một lớp “gân” ở giữa khối vữa. Điều này nhằm khi đặt gạch lên sẽ được trải đều ra các mép gạch và tránh lãng phí, bên cạnh đó tạo ra chân đinh dính chặt vào gạch hơn.
Bạn tiến hành xây ở góc trước, rồi tiếp theo xây phần còn lại của bức tường. Bạn tuân thủ cách làm này cho các góc khác ở các bức tường khác nhau. Người làm xây định vị vài viên gạch cho hướng xây. Sau đó buộc dây vào hai viên gạch ở hai góc và kéo căng chúng để làm mốc xây các viên còn lại.
Tiếp tục trải vữa để xây các hàng tiếp theo và lấy bay miết mạch vữa và định vị các viên gạch thông gió cho đúng vị trí. Độ dày mạch vữa khoảng từ 5-10mm và có thể linh động điều chỉnh nhưng không nên quá nhiều.
Trường hợp mảng tường gạch cần để ô cửa sổ thoáng thì bạn phải đổ giằng bê tông ở mặt trên và 2 cạnh bên của ô thoáng với độ dày từ 30-50mm tùy khoảng rộng của các ô này. Không nên để ô thoáng rộng quá 1,2m và có thể làm khung thép dày 8-10mm để đặt gạch lên xây. Bề sâu của khuôn bao gần bằng độ bề dày của cả tường.
Tiêu chí lựa chọn gạch thông gió làm tường rào
Tường rào gạch thông gió cần phải đảm bảo các tiêu chỉ vật liệu như sau:
Lựa chọn gạch có chất liệu phù hợp
Gạch thông gió hiện nay có hai loại chất liệu phổ biến là đất nung (gạch thông gió gốm) và xi măng. Gạch gốm sở hữu tông màu đỏ tự nhiên hoặc tráng men phù hợp với những công trình cổ điển hay bán cổ điển đi theo phong cách bình dị, dân gian. Còn gạch thông gió xi măng ngoài màu xám ra thì ngày nay cũng có rất nhiều màu sắc khác nhau phù hợp cho những không gian xu hướng hiện đại, mới mẻ. Tùy vào từng thiết kế không gian cũng như kiến trúc bạn có thể chọn được loại gạch thông gió có chất liệu phù hợp.
Chọn màu sắc và họa tiết của gạch thông gió phù hợp
Họa tiết, màu sắc và hình dáng của gạch thông gió có sự đa dạng, chính vì vậy sản phẩm luôn đáp ứng được nhu cầu trang trí của nhiều công trình. Tuy nhiên, khi chọn màu sắc, họa tiết của vật liệu này bạn nên cân nhắc kỹ hoặc hỏi ý kiến của những người có kinh nghiệm để có thể tạo ra được điểm nhận, thu hút người nhìn và tránh sự rối mắt.
Chọn gạch thông gió có kích thước phù hợp
Chọn gạch thông gió có kích thước phù hợp cũng là điều quan trọng trong quá trình xây dựng tường rào. Thông thường nhiều người chọn gạch thông gió có kích thước 30x30cm để tạo sự thông thoáng nhất cho không gian rộng. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng kích thước gạch thông gió 20x20cm phù hợp cho những không gian nhỏ hẹp. Sự kết hợp các kích thước gạch bông gió phù hợp tạo nên sự hài hòa cho không gian sống của gia đình.
Một số mẫu tường rào gạch thông gió không nên bỏ qua
Nếu bạn vẫn chưa lựa chọn được cho mình mẫu tường rào gạch thông gió phù hợp thì có thể tham khảo các mẫu sau đây:
Mẫu tường rào gạch thông gió đất nung
Đây là mẫu tường rào có thể dễ thấy nhất ở những công trình kiến trúc cổ điển.
Mẫu tường rào bằng gạch thông gió xi măng
Tường rào gạch thông gió xi măng được nhất nhiều gia đình hiện đại ngày nay lựa chọn, bởi sự thẩm mỹ mà sản phẩm này mang lại.
Mẫu tường bằng gạch thông gió ô vuông đơn giản
Đối với những gia chủ yêu thích sự đơn giản, không cầu kỳ thì đây là mẫu tường rào cực kỳ phù hợp.
Lời kết
Qua bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn một ứng dụng của gạch thông gió trong xây dựng và các mẫu đang thịnh hành hiện nay. Tường rào gạch thông gió đem lại cho các công trình nhiều ưu điểm nổi bật, đồng thời đa dạng mẫu mã giúp không gian nhà bạn độc đáo, ấn tượng. Vậy thì bạn còn ngần ngại gì mà không lựa chọn gạch thông gió cho tường rào nhà mình