Những điều kiêng kỵ khi nhà mới có người mất bạn nên biết
BÀI LIÊN QUAN
Những mảnh đất không nên mua vì phạm phong thủyNhững điều kiêng kỵ khi vào nhà mới cần phải biếtMột số kiêng kỵ xây nhà thờ gia chủ cần đặc biệt lưu ýKiêng kỵ để nước mắt rơi vào thi hài người chết
Nhiều người thường quan niệm rằng: “sống gửi, thác về”, có nghĩa là con người sống ở trần gian chỉ ngắn ngủi, tạm bợ, khi chết đi tức là đã bắt đầu một cuộc sống mới khác ở cõi vĩnh hằng. Vì vậy, phải để người chết được ra đi thanh thản. Vì vậy kiêng để nước mắt rơi vào thi hàng người chết là một trong những điều kiêng kỵ khi nhà mới có người mất. Nếu để nước mắt khóc thương rơi vào thi thể người quá cố thì sẽ làm cho họ lưu luyến cuộc sống nơi trần gian, linh hồn họ sẽ không thể siêu thoát được, cứ luẩn quẩn ám ảnh bên người đó. Như vậy, cuộc sống của người đó sẽ gặp nhiều bất trắc.
Kiêng kỵ mai táng vào ngày trùng tang
Cần kiêng kỵ mai táng người mất cùng ngày trùng tang. Mọi người tin rằng, mai táng vào ngày trùng tang sẽ có thần trùng về bắt con cháu trong nhà đi, sau đó trong nhà sẽ liên tiếp có người chết.
Kiêng kỵ để cha mẹ đưa tang con cái
Kiêng việc cha mẹ đi đưa tang con cái vì dân gian quan niệm đây là một việc làm trái với lẽ thường. Con cái phải là người phụng dưỡng, tiễn đưa cha mẹ mới là đúng lẽ. Những nhà có người chết trẻ (con chết trước cha mẹ) thường được coi là một sự vô phúc, người ta sẽ xem người con chết trẻ đó là bất hiếu với cha mẹ. Vì vậy dân gian xưa mới có câu “Người đầu bạc không đi tiễn kẻ đầu xanh”.
Kiêng kỵ cho người chết mang theo đồ vật của người sống
Theo quan niệm từ xa xưa, những đồ vật được họ mang trên mình sẽ mang hơi của người đó. Nếu để người chết mang đồ vật đó đi thì tức là đã chôn một phần hơi của người còn sống khiến cuộc sống của người này sẽ không được trọn vẹn.
Kiêng kỵ nằm trên giường và sử dụng đồ của người chết như quần áo
Quần áo, giường nằm và những vật dụng của người đã chết là những thứ thân thiết với người đã chết đó lúc sinh thời. Vì vậy, khi đã sang thế giới bên kia, người ấy vẫn sẽ nhớ tới những vật dụng này của mình. Thế nên, nếu ai lấy những vật dụng đó của họ để dùng thì sẽ bị âm hồn họ trở về đòi lại và làm cho đau ốm, thậm chí là có thể bị bắt theo. Thế nên theo quan niệm này, người ta thường đem đốt tất cả quần áo, giường nằm và những vật dụng quen thuộc của người đã chết với mong muốn người đó sẽ nhận được nó ở cõi âm.
Kiêng cho các con vật như chó, mèo, chuột đến gần thi hài của người chết
Theo quan niệm xưa, khi chưa nhập quan, nếu để những con vật như chó, mèo, chuột nhìn vào mắt người chết thì có thể xảy ra hiện tượng quỷ nhập tràng. Tức là những con vật này sẽ biến thành quỷ đội lốt người đi ăn thịt những người đang sống trong nhà.
Thực tế, những con vật này không thể biến thành quỷ để ăn thịt người được. Tuy nhiên, đã từng có hiện tượng mèo nhảy qua xác người chết làm người đó đứng thẳng dậy trông giống cương thi rồi lại đổ xuống ngay nên dân gian rất sợ, cho rằng đó là quỷ nhập tràng.
Ngày nay, khoa học đã chứng minh rằng những con vật như mèo, chó và chuột tích điện dương rất mạnh, trong khi đó thi hài người chết lại tích điện âm. Vì vậy, khi một trong các con vật này nhảy qua người chết thì hai dòng điện âm dương sẽ hút nhau nên mới xảy ra hiện tượng phía trên.
Kiêng kỵ để người đã khuất ở trần
Những điều kiêng kỵ khi nhà mới có người mất không thể thiếu kiêng để người đã khuất ở trần. Người phương Đông rất kỹ tính trong nghi thức khâm liệm. Trước khi một người trút bỏ hơi thở cuối cùng thì phải mặc quần áo đẹp cho người đó, không nên để họ cởi trần ra đi. Hoặc sau khi người đã khuất ra đi, gia đình người thân sẽ dùng nước sạch để rửa cơ thể và thay quần áo mới cho người đã khuất.
Ao liệm thường sẽ được chuẩn bị 3 cái, 5 cái, 7 cái, người ta kỵ dùng số chẵn vì theo quan niệm dân gian, số chẵn sẽ làm tai họa ập đến gia đình một lần nữa. Áo liệm thường được làm bằng lụa, kỵ dùng vải gấm hoặc sa tanh, da và lông vì có quan niệm rằng, nếu để người đã khuất mặc áo liệm bằng da và lông thì kiếp sau có thể bị đầu thai thành động vật.
Kiêng dùng đồ màu đỏ hay các màu sắc sặc sỡ
Khi nhà có đám tang,con cháu, người thân cần phải kiêng mặc đồ đẹp và trang điểm. Đặc biệt cần tránh mặc quần áo, đồ dùng có màu đỏ hoặc các màu sắc sặc sỡ.
Kiêng kỵ trong thời gian để tang
Những điều kiêng kỵ khi nhà mới có người mất cần lưu ý về thời gian để tang. Con cháu trong gia đình mới có tang phải kiêng không được đến những nơi như đình đám, hội hè, cưới hỏi, đến nhà người khác trong dịp đầu năm.
Bởi theo quan niệm dân gian, khi một gia đình có đại tang thì tất cả các thành viên trong gia đình đó đều mang sự lạnh lẽo, u ám nên nếu họ tham dự vào các ngày vui của tập thể hay của gia đình khác thì sẽ đem theo sự lạnh lẽo, không may mắn đến cho người khác.
Ngoài ra, khi nhà có đại tang, con cháu đến tuổi dựng vợ gả chồng phải kiêng tổ chức đám hỏi, đám cưới trong vòng ba năm.
Phần kết
Ngoài những điều trên còn những điều kiêng kỵ khi nhà mới có người mất khác như kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu; kiêng hạ huyệt khi chưa làm lễ cúng thổ thần; kiêng động cuốc, thuổng vào mộ trong vòng cư tang;... Mỗi nơi, mỗi gia đình đều sẽ có các tục lệ, quan niệm khác nhau, hãy tuân thủ để có được một cuộc sống thuận lợi trong tương lai nhé!