Những điều bạn chưa biết về chuyên viên phân tích tài chính
BÀI LIÊN QUAN
Thuật ngữ ALM là gì? Ứng dụng của ALM trong hệ thống Ngân hàng - Tài chínhDoanh thu hoạt động tài chính là gì? Một số quy định khi hạch toán tài khoản 515Direct Debit là gì? Khái niệm tài chính doanh nghiệp nào cũng cần biếtThị trường tài chính trên thế giới và Việt Nam hiện đang có rất nhiều biến động, vì thế, các nhà đầu tư luôn phải cẩn thận và thận trọng trong những bước đầu tư rót vốn.
Để có thể đón đầu và dự đoán được xu hướng của thị trường cũng như các biến động trong lĩnh vực tài chính sẽ cần đến những chuyên viên phân tích có chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp để đưa ra những lời khuyên bổ ích cho các nhà đầu tư tài chính.
Chuyên viên phân tích tài chính là gì?
Chuyên viên phân tích tài chính (tiếng anh là Financial Analysis) là người sẽ đảm nhiệm công việc tổng hợp, phân tích các số liệu tài chính của doanh nghiệp và thị trường. Đồng thời, họ cũng sẽ là người thực hiện việc báo cáo kinh doanh tài chính cũng như các con số thống kê của thị trường sau khi tổng hợp từ các bộ phận khác.
Ngoài việc tổng hợp phân tích số liệu thì chuyên viên phân tích tài chính cũng sẽ đảm nhiệm việc thực hiện nghiên cứu và phân tích các xu hướng tài chính trên thị trường. Qua đó, sẽ đưa ra cho doanh nghiệp những dự báo liên quan đến việc phát triển của thị trường cũng như mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
Đối với mỗi doanh nghiệp, vị trí chuyên viên phân tích tài chính cũng rất quan trọng vì họ sẽ là những người trực tiếp nghiên cứu đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển một cách thuận lợi đạt được tăng trưởng tốt.
Nếu như tìm được một chuyên viên phân tích tài chính giỏi thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ giành được rất nhiều thành công trong sự phát triển.
Những việc chuyên viên phân tích tài chính đảm nhận
Trên thực tế, chuyên viên phân tích tài chính phải làm những gì sẽ còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động là gì thì sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau. Song, những yêu cầu cơ bản với vị trí này mà chuyên viên phân tích tài chính phải đảm nhận như sau:
- Chuyên viên phân tích tài chính sẽ chịu trách nhiệm về việc thiết lập, thẩm định tính chính xác về các thông tin vấn đề liên quan đến tài chính đối với dự án doanh nghiệp đầu tư.
- Thực hiện việc phân tích và đánh giá tài chính của thị trường cũng như của doanh nghiệp đã, đang và sẽ phải đối mặt ở thời điểm hiện tại và tương lai.
- Nghiên cứu để lên kế hoạch và chọn ra được phương án huy động vốn tối ưu hóa lợi nhuận phù hợp nhất với tình hình hiện có của doanh nghiệp.
- Chuyên viên phân tích tài chính còn có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch và quy chế quy trình để doanh nghiệp quản lý nguồn tài chính hợp lý không thất thoát.
- Nắm bắt nhanh chóng các vấn đề có thể gây rủi ro cho thị trường và doanh nghiệp.
- Phân tích các luồng thông tin tài chính khác nếu được yêu cầu.
- Thực hiện các báo cáo tài chính định kì liên quan đến công việc.
Lộ trình thăng tiến của nghề phân tích tài chính
Đối với những chuyên viên phân tích tài chính có năng lực thì con đường sự nghiệp sẽ có lộ trình phát triển khá rõ ràng và nhiều cơ hội với những sự lựa chọn khác nhau.
Thông thường, sinh viên tài chính sau khi ra trường sẽ có cơ hội để trở thành thực tập sinh hoặc trợ lý ở các doanh nghiệp và dần dần sẽ thăng tiến lên các vị trí cao hơn theo số năm kinh nghiệm và kiến thức, kỹ năng tích lũy được trong quá trình làm việc.
Một số vị trí điển hình của công việc phân tích tài chính phổ biến trên thị trường hiện nay như:
Nhà quản lý danh mục đầu tư (Portfolio Managers)
Đây là vị trí cấp cao sẽ có những yêu cầu cao hơn so với các vị trí khác, thông thường nhà quản lý sẽ kết hợp chặt chẽ với các chuyên gia phân tích tài chính để phân tích thông tin của doanh nghiệp và thị trường sau lựa chọn quyết định đầu tư vào đâu để hạn chế rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nhà quản lý quỹ (Fund Managers)
Đây cũng là một vị trí khá quan trọng khi chủ yếu làm việc với các quỹ đầu cơ (hedge funds) hoặc quỹ tương hỗ (mutual funds) để hỗ trợ doanh nghiệp vạch ra các chiến lược đầu tư và quản lý sao cho phù hợp với mục tiêu mà quỹ hướng tới.
Nhà quản lý rủi ro (Risk Analyst/Risk Manager)
Đối với vị trí nhà quản lý rủi ro sẽ đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lường trước những hiểm họa của thị trường và giảm thiểu các mối nguy hại cho doanh nghiệp.
Chuyên viên kiểm soát tài chính (Financial Controller)
Nếu muốn hoạt động kế toán của một tổ chức diễn ra suôn sẻ thì không thể thiếu vị trí chuyên viên kiểm soát tài chính để đảm bảo mọi hoạt động đều tuân thủ các nguyên tắc.
Những kỹ năng cần thiết đối với chuyên viên phân tích tài chính
Ngoài việc có chuyên môn giỏi thì chuyên viên phân tích tài chính cũng cần phải có những kĩ năng khác để bổ trợ cho công việc được diễn ra suôn sẻ, một số kĩ năng cần trang bị như:
- Kỹ năng phân tích toán học với những con số rắc rối, khó giải thích
- Kỹ năng phân tích xác suất thống kê để biết cách xây dựng bảng biểu phù hợp
- Kỹ năng, kiến thức liên quan đến kinh tế vĩ mô để phát triển những con số phức tạp
- Kiến thức liên quan đến các loại hình toán cao cấp sẽ cần cho quá trình phân tích nâng cao
- Kiến thức về tư duy logic cũng như một vài kiến thức khác để bổ trợ trong quá trình phát hiện thực hóa các con số.
Bên cạnh những kĩ năng chuyên môn thì chuyên viên phân tích tài chính cũng cần phải trang bị những kĩ năng mềm để giúp cho công việc linh hoạt, hiệu quả hơn. Một số kĩ năng mềm cần phải vận dụng trong quá trình làm việc như:
- Kỹ năng giao tiếp và đàm phán để có thể thuyết phục đối tác hoặc cấp trên
- Kỹ năng tin học văn phòng là yêu cầu bắt buộc với chuyên viên phân tích tài chính vì hiện nay mọi thông số đều xử lý trên máy tính.
- Kỹ năng quản lý công việc hiệu quả để có thể tận dụng thời gian một cách tối đa
- Kỹ năng ngoại ngữ và một số kỹ năng mềm khác là điều bắt buộc phải có để đọc và phân tích thị trường một cách thấu đáo.
Ngoài những kĩ năng bắt buộc phải có thì đối với ị trí chuyên viên phân tích tài chính còn yêu cầu phải chịu được áp lực công việc khi thường xuyên phải làm việc với những con số. Bên cạnh đó, vị trí này cũng cần đến khả năng làm việc nhóm và làm việc độc lập thật tốt để có thể cập nhật được kịp thời các tình hình.
Cần có sự nhanh nhạy và nắm bắt thị trường tốt để có thể đón đầu xu hướng và lườntg trước được những rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời, cần phải thường xuyên cập nhật tình hình chứ không phải để khi mọi chuyện xảy ra rồi mới tìm cách giải quyết.
Mức lương trung bình của chuyên viên phân tích tài chính
Chuyên viên tư vấn và phân tích tài chính là vị trí nhân sự cấp cao của một công ty, doanh nghiệp cho nên mức lương của họ thường cao hơn so với các vị trí khác.
Thông thường, mức lương trung bình của chuyên viên phân tích tài chính sẽ rơi vào khoảng 10 đến 15 triệu đồng, đối với những người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu thì mức lương sẽ dao động từ 20 đến 30 triệu đồng.
Cơ hội của công việc chuyên viên phân tích tài chính
Đối với mỗi doanh nghiệp đều cần đến chuyên viên phân tích tài chính để giúp cho doanh nghiệp kịp thời nắm bắt thị trường. Hiện nay, trên các bản tin tuyển dụng không khó để bắt gặp những bản tin tuyển dụng vị trí này cũng như các công việc liên quan.
Theo như dự đoán trong tương lai gần chuyên viên phân tích tài chính sẽ trở thành một công việc cực hot trên thị trường và mở ra nhiều cơ hội cho giới trẻ.
Tuy nhiên, để trở thành một chuyên viên phân tích tài chính xuất sắc cần phải trang bị rất nhiều kiến thức cũng như kĩ năng và kinh nghiệm để đạt được đến cảnh giới làm việc trong các tập đoàn lớn.
Hiện nay, khi xu hướng mọi người cùng làm tài chính thì công việc chuyên viên phân tích tài chính đã trở thành một ngành nghề được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Song, đây là một công việc đòi hỏi yêu cầu rất cao nên đương nhiên khi tham gia vào lĩnh vực này bắt buộc phải chịu được áp lực công việc lớn và phải vừa làm vừa học thì mới tạo ra được các giá trị bền vững.