Những bước ngoặt tạo nên sự bùng nổ sức hút cho các dự án bất động sản khu vực miền Trung
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản miền Trung liệu có trở thành "sếu đầu đàn"? Bất động sản miền Trung: Khi “đại bàng” sải cánhThị trường bất động sản miền Trung ra sao khi có hàng loạt “ông lớn” đổ bộ?Triển khai hạ tầng chiến lược
Theo baodautu.vn, nằm ở vị trí trung lộ của cả nước, miền Trung là nơi hội tụ đầy đủ các tất cả các loại hình giao thông: đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không... Nếu như đường sắt chỉ đơn thuần đóng vai trò là vận chuyển hành khách và hàng hóa, thì hệ thống đường hàng không và đường bộ là hai loại hình giao thông đặc biệt quan trọng, tạo nên sức hút, hấp dẫn cho khu vực miền Trung đối với các nhà đầu tư.
Vì vậy, bên cạnh những công trình sân bay kết nối đã được tiến hành nâng cấp, mở rộng, như các sân bay ở thành phố Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, thì các sân bay khác cũng đang được chính quyền địa phương lên phương án kế hoạch xây dựng thành trung tâm vận chuyển trọng điểm của quốc gia, khu vực, như là sân bay Phù Cát, Tuy Hòa, Đồng Hới. Thậm chí, có những sân bay đang được quy hoạch mang tầm vóc quốc tế về đào tạo phi công, bảo dưỡng máy bay, logistics... như sân bay Chu Lai (tỉnh Quảng Nam).
Theo đánh giá phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, miền Trung được ví von như một chiếc đòn gánh làm nhiệm vụ nối liền hai miền Bắc - Nam, là "mạch máu" quan trọng nằm trên trục đường giao thông xuyên quốc gia. Một khi hệ thống cơ sở hạ tầng được quan tâm sẽ tạo ra lực đẩy lớn để tháo gỡ những “nút thắt” về đường giao thông đi qua khu vực miền Trung và cả nước, tạo bước đệm cho nhiều lĩnh vực kinh tế bùng nổ phát triển, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Những con đèo hiểm trở tại miền Trung cũng đang dần được chinh phục, tạo nên các dấu ấn về hạ tầng giao thông như hầm đường bộ Đèo Cả, công trình hầm đường bộ đèo Cù Mông, hay công trình hầm Hải Vân... Những công trình hầm này được kết nối, đồng bộ với các tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, các tuyến đường ven biển, tuyến đường cao tốc Bắc - Nam đang được tập trung đầu tư xây dựng… tiếp tục sẽ mở ra cho miền Trung nhiều cơ hội về liên kết, mở rộng giao thương và gắn kết về kinh tế.
Cùng với đó là các tuyến đường bộ, bên cạnh tuyến đường Quốc lộ 1A hiện hữu, tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đã tạo ra động lực rất lớn cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi. Tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi liên kết với Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp khác của Đà Nẵng; tuyến đường cao tốc La Sơn (Thừa Thiên Huế) - Túy Loan (Đà Nẵng) cũng vừa mới được đưa vào khai thác sử dụng.
Trong thời gian sắp tới, các tỉnh ở khu vực miền Trung hứa hẹn sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ tuyến đường cao tốc huyết mạch - một dự án thành phần của đường cao tốc Bắc - Nam với độ dài hơn 650 km. Các địa phương ở khu vực này cũng đang tích cực triển khai thêm nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm khác, nhằm tạo nên sự đồng bộ và cải thiện tối đa về hệ thống cơ sở hạ tầng, gia tăng mạnh mẽ về khả năng thu hút đầu tư.
Có thể thấy, với số lượng sân bay, công trình cảng biển, tuyến đường cao tốc được thúc đẩy đầu tư mạnh như hiện nay, trong tương lai sắp tới, miền Trung sẽ là khu vực có mật độ công trình giao thông trọng điểm dày đặc và có tính hệ thống, đồng bộ nhất cả nước, từ đó tạo ra nền tảng để hình thành và phát triển các loại hình sản phẩm bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng, các khu công nghiệp công nghệ cao, bất động sản nhà ở, logistics…
Chẳng hạn, tại tỉnh Bình Định, cũng như ở một số địa phương khác tại khu vực miền Trung, đã phải trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19. Thế nhưng, địa phương này vẫn liên tiếp để lại những dấu ấn về tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vẫn ghi nhận tăng cao, với tổng cộng hơn 104.111 tỷ đồng (năm 2021) và dẫn đầu ở trong khu vực miền Trung.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, ông Hồ Quốc Dũng đã nhiều lần nhận định, nếu muốn tạo ra sự đột phá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, thì cơ sở hạ tầng giao thông sẽ phải luôn đi trước một bước. Với quyết tâm đó, địa phương này đã và đang tập trung nhiều nguồn lực đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông. Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh này đang có đến hơn 50 dự án giao thông được ưu tiên thực hiện triển khai đầu tư, góp phần tạo nên nền tảng cho sự phát triển đô thị.
TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế Thủ tướng Chính phủ đánh giá, hệ thống hạ tầng giao thông sẽ là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất cứ thị trường bất động sản nào. Tại tỉnh Bình Định, hệ thống đường giao thông là hạng mục được đầu tư rất mạnh mẽ trong một vài năm trở lại đây để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm về địa phương làm ăn. Khi hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện, khu vực đô thị lõi TP. Quy Nhơn đóng vai trò như mạch máu nối liền với các hướng Đông, Bắc, Tây, Nam, với đường Quốc lộ 19 mới, tuyến Tây Nam cửa ngõ đến với Khu công nghiệp Becamex, trục kinh tế Nhơn Hội nối dài đến công trình Cảng hàng không Phù Cát, tuyến đường ven biển Đề Gi…
Khu vực miền Trung hội tụ nhiều “đại gia” trong lĩnh vực địa ốc
Nhiều “đại gia” trong lĩnh vực địa ốc đã đến với tỉnh Bình Định, như Tập đoàn Hưng Thịnh, Danh Khôi, Phát Đạt... và một sự thực rõ ràng là những nhà đầu tư này đã phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ thị trường Quy Nhơn - Bình Định. Họ nhìn vào chiến lược đô thị hóa trong việc phát triển hạ tầng của địa phương để từ đó quyết định “xuống tiền” cho các dự án bất động sản lớn ở đây.
Nếu thường xuyên theo dõi thông tin về những biến động của thị trường bất động sản ở khu vực miền Trung, có thể dễ dàng nhận thấy một điều, bắt đầu từ giữa năm 2018, đầu năm 2019 cho đến trước khi dịch Covid-19 bùng lên (tháng 1/2020), thị trường bất động sản ở các địa phương nói trên thực sự rất sôi động, với sự đổ bộ của hàng loạt các doanh nghiệp lớn trong ngành địa ốc. Trong đó, có thể kể đến Tập đoàn Đất Xanh miền Trung.
Điều kiện “tiên quyết” trong việc lựa chọn địa phương để thực hiện triển khai đầu tư vào các dự án địa ốc của Tập đoàn Đất Xanh miền Trung, theo ý kiến của ông Trần Ngọc Thái, CEO Khối Đầu tư và Phát triển quỹ đất của Tập đoàn Đất Xanh miền Trung, chính là yếu tố kết cấu hạ tầng và định hướng cho việc phát triển hạ tầng. “Từ đó, nhà đầu tư sẽ đánh giá chi tiết, nhìn nhận và ‘xuống tiền’ cho các dự án chiến lược của mình. Tất nhiên, tại mỗi địa phương sẽ sở hữu một mắt xích riêng và Tập đoàn Đất Xanh miền Trung sẽ tiến hành lựa chọn một ‘mắt xích chiến lược’ cho mình”, ông Thái chia sẻ.
Ông Trần Ngọc Thái cũng phân tích thêm, trong yếu tố cơ sở hạ tầng, 2 công trình được các nhà đầu tư đánh giá đóng vai trò quan trọng nhất là tuyến đường cao tốc và các tuyến đường ven biển. Khi trục đường cao tốc được kết nối giữa các địa phương thì nền kinh tế sẽ có nhiều cơ hội để đẩy mạnh quá trình tăng trưởng. Bên cạnh đó, các tuyến đường ven biển cũng đang dần hình thành ở một số địa phương, nổi bật có thể kể đến như Quảng Bình, Bình Định, Quảng Nam… và đây sẽ là những địa phương chiến lược mà Tập đoàn Đất Xanh miền Trung nhận thấy rằng đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để có thể phát triển những dự án của mình.
Nhiều chuyên gia đưa ra nhận định, tiềm năng của thị trường bất động sản của tỉnh khu vực miền Trung, đặc biệt là ở những khu vực ven biển Quy Nhơn (Bình Định), hay Tuy Hòa (Phú Yên) hiện là rất lớn, với rất nhiều những cơ hội rộng mở. Nhưng, các vùng đất này sẽ không phải cơ hội của những nhà đầu tư lướt sóng. Ngược lại, để có thể phát huy đầy đủ thế mạnh của vùng đất này, đòi hỏi các nhà đầu tư phải thực sự sở hữu những tiềm lực tài chính vững mạnh, đồng thời cũng thực sự phải có tâm và tầm, có tầm nhìn chiến lược.
Theo ghi nhận, một số “sếu đầu đàn” trong lĩnh vực địa ốc cũng đang tích cực triển khai các hoạt động kinh doanh, tạo nên diện mạo mới, giàu sức hút cho các thành phố biển như thành phố Quy Nhơn, Tuy Hòa, Đồng Hới…
Trong đó, phải kể đến Tập đoàn Danh Khôi - Phát Đạt, đang thực hiện triển khai dự án địa ốc gồm 17 block căn hộ mang tên gọi Takashi Ocean Suite. Dự án này sẽ bao gồm 4 phân khu, lấy cảm hứng thiết kế từ 4 thành phố nổi tiếng của đất nước Nhật Bản. Đây là khu đô thị ven biển đầu tiên mang phong cách thiết kế Nhật Bản tại thị trường miền Trung. Đây sẽ làn gió mới cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Quy Nhơn.
Trong khi đó, Tập đoàn Hưng Thịnh, với khả năng tài chính mạnh, sau khi thâu tóm hàng loạt những quỹ “đất vàng” tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định), đang thực hiện triển khai Dự án Hải Giang Merry Land tọa lạc trên bán đảo Phương Mai. Dự án này có quy mô diện tích lên đến 623 ha, với tổng mức vốn đầu tư giai đoạn I là hơn 47.000 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án này là triển khai xây dựng một khu du lịch khách sạn, resort nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế, giải trí cao cấp.
Một ví dụ khác là Khu đô thị phức hợp quốc tế tọa lạc tại tỉnh Quảng Bình - Regal Ocean Quang Binh. Đây sẽ là khu đô thị phức hợp mang đẳng cấp quốc tế với quy mô là 21 ha. Dự án này sẽ gồm 5 tòa tháp cao 30-39 tầng, được thiết kế đầy đủ tiện ích bao gồm trung tâm thương mại, khách sạn đẳng cấp 5 sao quốc tế, căn hộ chung cư để ở… Với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 10.000 tỷ đồng, Regal Ocean Quang Binh dự kiến sẽ chính thức hoàn thành vào năm 2024.
Có thể thấy, với những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trên, bất động sản khu vực miền Trung đang lấy lại được phong độ như thời điểm trước đại dịch. Các chuyên gia bất động sản dự báo, trong thời gian tới bất động sản khu vực này sẽ có thêm nhiều dự án bùng nổ thu hút lượng lớn các nhà đầu tư.